GammaSwap là dự án có hướng phát triển khá thú vị khi tiếp cận và giải quyết các vấn đề cho các Liquidity Providers (LPs), hiện tại dự án mới Mainnet trên Arbitrum. Hãy cùng mình tìm hiểu sâu hơn về cách mà GammaSwap hoạt động nhé!

GammaSwap là gì?

GammaSwap là dự án DeFi ra đời với mục đích mở rộng thanh khoản trong các AMMs bằng cách cung cấp lợi nhuận để cân bằng hoặc cover rủi ro tốt hơn cho các Liquidity Providers (LPs).

GammaSwap
GammaSwap

GammaSwap sẽ gồm ba sản phẩm chính gồm:

  • Trade – đây là nơi những trader sẽ mở vị thế để giao dịch.
  • Earn – đây là nơi cung cấp thanh khoản, nơi các LPs có thể thêm thanh khoản vào các GammaSwap wrapped pools.
  • Portfolio – đây là nơi theo dõi các vị thế giao dịch hoặc vị thế cung cấp thanh khoản của người dùng
Ba muc chinh cua GammaSwap
Ba sản phẩm chính của GammaSwap

Vấn đề mà GammaSwap giải quyết

Các nhà cung cấp thanh khoản (LPs) trong các AMMs thường đối mặt với rủi ro Impermanent Loss (IL), một khoảng lỗ xảy ra khi giá trị của các token cơ bản trong một pool thay đổi. Điều này xảy ra do biến động thị trường.

Các LPs trong DeFi thường sử dụng các phí hoán đổi từ các giao dịch để bù đắp rủi ro liên quan đến việc cung cấp thanh khoản. Mặc dù có một mối tương quan giữa khối lượng giao dịch và biến động, nhưng chúng không bao giờ hoàn toàn tương đồng. Lịch sử lợi suất đã cho thấy rằng các khoản phí hoán đổi thường không đủ để đền bù cho LPs về mức độ rủi ro mà họ phải chịu. Điều này là một trong những thách thức chính trong quá trình phát triển của DeFi.

GammaSwap giải quyết vấn đề này bằng cách tạo ra một thị trường hai mặt (two-sided market) cho rủi ro biến động. Người giao dịch có thể vay thanh khoản từ AMM với đòn bẩy với bất kỳ tài sản nào mà không phải dựa vào một “oracle”. Nhờ vào quá trình vay mượn từ các Trader cho phép họ đảo ngược vị thế của LPs và có cơ hội biến Impermanent Loss (IL) thành Impermanent Gain (IG).

Người vay có thể sử dụng GammaSwap để đầu cơ theo hướng biến động hoặc thông qua chiến lược Straddle. Giao thức cũng có thể được sử dụng Hedge với tài sản Long Tail (những tài sản hoặc biến động thị trường có xác suất thấp xảy ra, chẳng hạn như những tình huống hiếm gặp hoặc tài sản ít được quan tâm) dành các LPs khoản AMM và những người giao dịch thị trường Spot.

Cach GammaSwap giai quyen van de
Cach GammaSwap giai quyen van de

Sản phẩm và ứng dụng

GammaSwap không thể hoạt động mà không có sự tồn tại của những người bán biến động, tức là các LPs cho các nền tảng Constant Function Market Maker (CFMMs) – một loại của AMM.

LPs sẽ cung cấp thanh khoản cho các nền tảng CFMMs như họ đã làm hiện nay, với sự khác biệt là họ sẽ thực hiện việc này thông qua GammaSwap bằng cách gửi token của họ tới GammaSwap, sau đó GammaSwap sẽ dung nó để add liquidity vào nền tảng CFMM (ví dụ như Uniswap, Pancakeswap, v.v.) để đổi lấy LP tokens.

Tuy nhiên, những LP tokens từ các nền tảng CFMMs khác nhau và được giữ lại trong GammaSwap. Dự án sẽ phát hành các LP tokens riêng của mình đại diện cho cổ phần của LPs trong Liquidity Pool của CFMM, tương tự như các LP tokens mà các nền tảng CFMMs như Uniswap phát hành.

Khi LPs muốn rút lại thanh khoản đã gửi, họ sẽ swap các LP tokens của GammaSwap để đổi lấy các token dự trữ. Để làm điều này, GammaSwap sẽ đo lường cổ phần của họ trong các LP tokens của nền tảng CFMMs, sau đó tiêu hủy các LP token do GammaSwap phát hành và sử dụng các LP tokens của nền tảng CFMMs để rút thanh khoản và trả lại cho LPs.

Các khoản phí tích luỹ từ Pool giao dịch tự động mà GammaSwap đang wrapped sẽ tích luỹ cho LPs của GammaSwap cùng với phần Yield bổ sung được trả bởi những người mượn LP tokens để giao dịch về biến động.

Cau truc cua GammaSwap
Cau truc cua GammaSwap

Các thành phần trong GammaSwap

LPs (Gamma Short)

GammaSwap là một lớp trung gian thanh khoản cho nhiều AMMs Dex như Uniswap, SushiSwap và PancakeSwap. LPs cung cấp thanh khoản thông qua GammaSwap để kiếm khoản phí vay thêm. LP nhận token ERC-20 của GammaSwap thu thập khoản phí giao dịch và khoản phí vay thêm.

LPs trong GammaSwap kiếm lợi nhuận từ việc vay thanh khoản và ít rủi ro IL hơn. GammaSwap sử dụng lực cung và cầu thị trường thay vì mô hình để điều chỉnh lợi nhuận của LP theo điều kiện thị trường. Do đó, lợi nhuận của GammaSwap luôn ít nhất bằng lợi nhuận từ AMM cơ bản và thậm chí có thể cao hơn.

Các LPs phải cung cấp thanh khoản qua nền tảng GammaSwap để kiếm các khoản phí vay thêm. Ví dụ, trong trường hợp của Uniswap V2 WETH/USDC Pool, họ sẽ cần dùng $WETH hoặc $USDC để thêm vào Pool này trên Gamma.

Gamma Short
Gamma Short

Thay vào đó, LP sẽ nhận được một token ERC-20 của GammaSwap thu thập tất cả các khoản phí giao dịch từ AMM cơ bản cùng với các khoản phí vay thêm từ các nhà giao dịch trên GammaSwap.

LPs tren GammaSwap
LPs tren GammaSwap

Một trong những điều thúc đẩy các LPs tham gia vào GammaSwap thay vì các AMM Dex khác đó chính là rủi ro IL sẽ thấp hơn rất nhiều so với cung cấp thanh khoản trực tiếp vào các Dex đó.

  • Uniswap LP PnL = Swap fees – IL
  • GammaSwap LP PnL = Swap Fees – IL + Borrow Fees

Lưu ý rằng, Liquidity Mining không ảnh hưởng đến PnL của người vay.

Traders (Gamma Long)

Sự khác biệt giữa GammaSwap Perpetuals và Perpetual Futures

GammaSwap Perpetuals là sản phẩm hoàn toàn mới trong DeFi, khác biệt với Perpetual Futures. Điểm chính khác biệt là cách sản phẩm được cấu thành.

Perpetual Futures:

  • Đòn bẩy cố định dựa trên lựa chọn khi mở vị thế.
  • Có Funding Rate ảnh hưởng vị thế dựa trên tỉ lệ Fuding lúc đó đang âm hay dương.
  • Cần nguồn dữ liệu bên ngoài (Oracle) để xác minh giá.
  • Có nguy cơ thanh lý khi giá di chuyển ngược lại.

GammaSwap Perpetuals:

  • Đòn bẩy thay đổi theo giá di chuyển.
  • Pha lẫn một chút tính chất của Options.
  • Không có Funding Rate, phải trả lãi suất vĩnh viễn.
  • Không cần nguồn dữ liệu bên ngoài, không phụ thuộc vào oracles (hay còn gọi là Oracle-free). Điều này thực hiện được bởi vì tài sản thế chấp và nợ dựa trên cơ chế cân bằng giá ở các CFMM (một loại khác của AMM). Oracle-free là một trong những Keyword khá quan trọng trong xu hướng Build của các Builders sắp tới mà GFI đã nhắc trong Báo cáo Phân tích xu hướng đầu tư crypto Q2/2023.
  • Không bị thanh lý khi giá di chuyển ngược lại, nhưng thanh lý sẽ phụ thuộc vào LTV.

Các vị thế của Trader trong GammaSwap

  • Long Position
Long Position
Long Position

Vị thế long là vị thế LP được vay trong đó tài sản thế chấp được rút sẽ được cân bằng lại theo tỷ lệ token khác theo 2/3 tỷ lệ AMM hiện tại (đối với hầu hết các pool,).

Nếu tổng giá trị của token LP trị giá $1000 USDC và 0,5 $WETH, giả sử giá của $ETH biến động và Market Price lúc này là 2000 USD thì vị thế sẽ được cân bằng lại thành 800 USDC và 0,6 WETH tương ứng. Mục đích của việc tái cân bằng là làm cho việc tiếp xúc có tính định hướng hơn.

Vị thế này bắt chước lợi nhuận của quyền chọn Covered Call trong tài chính truyền thống. Nếu giá tăng, PnL của nhà giao dịch tăng theo cấp số nhân và nhà giao dịch cũng được bảo vệ khỏi bị thanh lý khi giảm giá.

PnL Long Position
PnL Long Position
  • Short Position
Short Position
Short Position

Vị thế short là vị thế LP được vay trong đó tài sản thế chấp được rút sẽ được cân bằng lại theo tỷ lệ token khác, đối với hầu hết các nhóm, tỷ lệ này sẽ là 3/2 tỷ lệ AMM hiện tại.

Nếu tổng giá trị của token LP trị giá 1000 USDC và 0,5 WETH, giả sử giá của $ETH biến động và Market Price lúc này là 2000 USD thì vị thế sẽ được cân bằng lại lần lượt thành 1200 USDC và 0,4 WETH. Mục đích của việc tái cân bằng là làm cho việc tiếp xúc có tính định hướng hơn.

Vị thế này bắt chước lợi nhuận của một quyền chọn Covered Put trong tài chính truyền thống. Nếu giá giảm, PnL của nhà giao dịch tăng theo cấp số nhân nhưng nhà giao dịch cũng được bảo vệ khỏi bị thanh lý khi tăng giá.

PnL Short Position
PnL Short Position
  • Straddle Position

Thông thường Straddle hay xuất hiện trong các chiến lược mua bán Options. Gần giống với cách Hedging bên Future, thay vì mua spot, mở short, hoặc mở long short cùng lúc cho 1 tài sản cùng một thời điểm, thì Straddle sẽ cùng mua Call lẫn Put hoặc cùng bán cả Call lẫn Put cho 1 loại tài sản cùng với Strike Price và ngày đáo hạn. Gía càng giao động mạnh thì càng lời, ngược lại nếu giá biến động ít thì sẽ lỗ do Premium phải trả cùng lúc cho hai Options.

Ở trong GammaSwap, Straddle Position cũng mang theo hướng kiểu Hedging và Straddle trong Options nhưng khác một tí. Cụ thể, Straddle chỉ là một vị thế LP mượn được lấy At The Money (ATM), do đó được mở ở mức giá hiện tại.

Straddle Strategies
Straddle Strategies

Nó giống với lợi nhuận của một Long Straddle và là một vị thế kiếm lợi nhuận từ sự biến động theo một trong hai hướng giá.

Straddle Position
Straddle Position

Người giao dịch nên thực hiện một vị thế Straddle khi họ muốn mua sự biến động nhưng không có sự ưu tiên về hướng giá HOẶC nếu họ muốn đảm bảo vị thế của họ trong LP. Nói cách khác, nếu bạn kì vọng sắp tới thị trường bất chợt biến động mạnh kể cả tăng hay giảm thì Straddle là một lựa chọn tốt.

Vị thế Straddle của GammaSwap là cách tốt nhất để Hedge vị thế LP vì nó là việc short trực tiếp thanh khoản. Vị thế Straddle của GammaSwap không hết hạn, có sẵn cho bất kỳ cặp token nào và Delta thay đổi cùng tốc độ với một vị thế LP trong AMM.

PnL Straddle
PnL Straddle

Phí

GammaSwap tính Origination Fee cho người vay. Phí này chỉ được tính khi vị thế được khởi tạo. Origination Fee bắt đầu ở mức 0,1% trên tổng thanh khoản danh nghĩa đã vay. Để tính toán thanh khoản danh nghĩa đã vay theo công thức sau:

Total liquidity borrowed = (1 / 1 – LTV) * initial deposit

Để tính Origination Fee, chúng ta chỉ cần nhân tổng thanh khoản được vay với Opening Fee:

Origination fee = total liquidity borrowed * opening fee rate

Giả sử chúng ta mở một vị thế với 95% LTV và nạp 10.000 $USDC. Origination Fee sẽ được tính là

((1/1-0.95)*10000)*0.001=200000*0.001=200. Do đó Origination Fee sẽ là 200$

Nếu bạn mở Vị thế Straddle bạn sẽ không phải trả thêm Rebalancing Fees. Tuy nhiên, nếu bạn mở vị thế Long hoặc vị thế Short, tổng tài sản thế chấp danh nghĩa sẽ được cân bằng lại đối với một trong các token bằng cách thực hiện giao dịch swap. Do đó, nó sẽ phải chịu thêm Rebalancing Fees bằng từ 0,03% đến 0,08%.

Khi Liquidity Pool đạt ngưỡng vay đến 85% tổng Pool , Contract của GammaSwap sẽ bắt đầu tính phí  theo cấp số nhân để kiểm soát lượng vay và ngăn chặn các cuộc tấn công vào giao thức.

Thanh lý

Cách hoạt động của quá trình thanh lý trong hệ thống làm việc dựa trên việc so sánh nợ thanh khoản (Liquidity Debt) với tài sản đảm bảo thanh khoản (Liquidity Collateral). Ngưỡng thanh lý (Liquidation Threshold) là 99.5%. Khi nợ vượt quá giới hạn này, phí thanh lý được tính dựa trên số tài sản đảm bảo còn lại. Có nhiều chức năng thanh lý cho phép người dùng thực hiện quá trình thanh lý bằng cách sử dụng các token khác nhau.

Liquidity Debt > Liquidity Collateral * LTV_Threshold

Ví dụ, nếu thanh lý xảy ra ngay tại thời điểm nợ thanh khoản vượt qua sản đảm bảo thanh khoản è Ngưỡng LTV là 99.5%, điều đó có nghĩa là phí phạt thanh lý là 0.5% của tài sản đảm bảo thanh khoản.

Phí phạt không bao giờ thấp hơn 0.25% của tài sản đảm bảo thanh khoản. Do đó, nếu chỉ còn ít hơn 0.25% có sẵn làm tài sản đảm bảo sau khi trả nợ thanh khoản, thì phần còn lại của nợ sẽ ghi nhận giảm giá trị và chuyển thành phần lỗ cho LPs.

Flash Loans

Một flash loan là một loại khoản vay thiếu tài sản đảm bảo được sử dụng để người dùng vay các tài sản mà không cần tài sản đảm bảo ban đầu miễn là các tài sản đã vay được trả lại trong cùng giao dịch trên chuỗi khối.

GammaSwap Flash Loans khác biệt bởi khả năng thanh toán linh hoạt hơn so với Flash Loans thông thường, cho phép vay bằng token khác và số lượng khác miễn là giá trị Geometric Mean không thay đổi. Mỗi khoản vay flash thành công sẽ có phí là 10 basis points.

Đội ngũ phát triển

  • Devin Goodkin: Co-Founder & COO, có kinh nghiệm 2 năm trong công ty phần mềm tại vị trí hỗ trợ khách hang, sau đó làm ở vị trí Growth cho Figment – dự án chuyên về staking as a service.
  • Roberto Martinez: Co-Founder & CPO of GammaSwap Labs, có kinh nghiệm tại Meta (Facebook), và TechStart.

Lộ trình phát triển

Hiện tại dự án đã chính thức Mainnet trên Arbitrum nhưng chưa phát hành token.

Đối thủ cạnh tranh

Các đối thủ cạnh tranh của GammaSwap có thể kể đến các dự án trong mảng LPDFi như Logarithm Finance, Limitless, hoặc các dự án khác giúp các LPs có thể giảm IL và tăng lợi nhuận hơn.

Investors và Backers

Hiện tại chưa có thông tin chi tiết về Investors và Backers.

Đối tác hiện tại

Hiện GammaSwap đang Partnership với nhiều giao thức Dex AMM lớn để giúp các LPs từ các dự án đó có thể tối ưu lợi nhuận.

Partners
Partners

Tokenomics

Hiện tại chưa có thông tin chi tiết về Tokenomic, nhưng Token của GammaSwap sẽ không chỉ dừng lại ở Governance.

Key Metrics

  • Token Name: GammaSwap
  • Ticker: Updating…
  • Types: Utility
  • Blockchain: Arbitrum
  • Contract: Updating…
  • Max Supply: 100,000,000

Cộng đồng

Kết luận

Ở trên mình đã tổng hợp các thông tin quan trọng của dự án GammaSwap, các bạn nghĩ sao về dự án này? Liệu GammaSwap có phải là một trong những dự án quan trọng trong giai đoạn sắp tới? Hãy để lại suy nghĩ của bạn dưới phần bình luận nhé!

Tất cả chỉ vì mục đích thông tin tham khảo, bài viết này hoàn toàn không phải là lời khuyên đầu tư

Hy vọng với những thông tin trên sẽ giúp các bạn có cái nhìn tổng quan về dự án GammaSwap. Những thông tin về dự án mới nhất sẽ luôn được cập nhật nhanh chóng trên website và các kênh chính thức của GFI Các bạn quan tâm đừng quên tham gia vào nhóm cộng đồng của GFI để cùng thảo luận, trao đổi kiến thức và kinh nghiệm với các thành viên khác nhé.