Tổng quan
Hiện nay, trong thị trường crypto xuất hiện khá nhiều thuật ngữ mới khiến cho những người mới khi tham gia vào thị trường sẽ gặp không ít khó khăn trong việc tiếp cận cũng như tìm hiểu. Hôm nay hãy cùng GFS tìm hiểu về một thuật ngữ khá nổi tiếng được đề cập nhiều vào năm 2020, đặc biệt là sau sự ra đời của sàn giao dịch phi tập trung SushiSwap. Vampire Attack là thuật ngữ mà GFS muốn nhắc đến hôm nay, vậy Vampire Attack là gì? Hãy cùng GFS đi và tìm hiểu về thuật ngữ này nhé!
Vampire Attack là gì?
Vampire Attack là một thuật ngữ được sử dụng trong thị trường crypto dùng để mô tả tình trạng một giao thức vừa được ra đời, những giao thức mới này sẽ sử dụng những chiến lược độc đáo và hấp dẫn để lôi kéo các nhà cung cấp thanh khoản trên các giao thức cũ đang hoạt động trên thị trường sang một giao thức mới vừa ra đời sau đó.
Hoặc mọi người có thể hiểu theo cách đơn giản hơn thì đây là một phương pháp trong DeFi nơi xuất hiện một nền tảng mới cung cấp tỷ giá tốt hơn một nền tảng cũ khác, từ đó nền tảng mới này sẽ đánh cắp khách hàng và nhà đầu tư của họ, đồng thời đánh cắp và hút cạn thanh khoản từ một nền tảng ra đời trước đó.
Vampire Attack hoạt động như thế nào?
- Một dự án B vừa ra đời bằng cách sao chép từ dự án A (sao chép từ hợp đồng thông minh đến front end của dự án)
- Thực hiện khai thác di chuyển từ dự án A sang dự án B. Ví dụ, dự án B sẽ cung cấp những chiến lược và chính sách để khuyến khích người dùng deposit các LP token của dự án A vào dự án B và nhận lại phần thưởng chính là token B
- Thực hiện quản trị và chia sẻ doanh thu cho các chủ sở hữu token B
- Cuộc tấn công sẽ thành công nếu như dự án A bị rút hết thanh khoản
Một số dự án sử dụng chiến lược Vampire Attack nổi bật
Uniswap & Sushiswap
Vào ngày 28/08/2021 một dự án có tên Sushiswap được ra mắt, dự án ra đời như một bản sao trực tiếp của Uniswap và nhanh chóng thu được nhiều sự chú ý từ cộng đồng. Sushiswap được tạo ra bởi một người ẩn danh tự xưng là Chef Nomi, dự án được ra đời với mục đích cạnh tranh trực tiếp với Uniswap bằng cách sửa đổi mã nguồn mở và lấy đi tính thanh khoản trên Uniswap bằng một quy trình.
Sushiswap tạo ra một cuộc tấn công bằng cách cung cấp token gốc của dự án như một phần thưởng cho các nhà cung cấp thanh khoản. Chỉ trong vòng vài giờ kể từ khi ra mắt Sushiswap đã đạt TVL lên đến 150 triệu đô la.
Cách Sushiswap tấn công rút thanh khoản từ Uniswap:
- Bước 1: Sushiswap sẽ dùng token SUSHI để thu hút các user stake LP token (được rút ra từ Uniswap) vào hợp đồng Masterchef của mình
- Bước 2: Sau khi thu được một lượng lớn LP token Master Chef sẽ stake lượng LP này vào hợp đồng Migrator
- Bước 3: Migrator từ đó sẽ chuyển sang các pool thanh khoản của Uniswap, stake LP token vào
- Bước 4: sau khi stake thì Migrator sẽ rút token về
- Bước 5: Lấy token vừa rút về stake vào pool của Sushiswap, từ đó tạo ra SLP (LP token của Sushiswap)
Cứ tiếp diễn liên tục như vậy thì LP token của Uniswap sẽ liên tục được user rút ra và chuyển đổi thành SLP token của Sushiswap.
OpenSea & LookRare
OpenSea là một thị trường ngang hàng dành cho NFT và các tài sản kỹ thuật số khác. Tại OpenSea mọi người có thể mua bán các NFT khác nhau, ngoài ra mọi người cũng có thể tạo ra các NFT cho riêng mình và tìm hiểu về các dự án NFT mới, đang xây dựng và phát triển trên thị trường.
LookRare là một sàn giao dịch NFT ra mắt vào ngày 11/01 dựa trên Ethereum và ra đời sau OpenSea, nơi người dùng có thể tham gia và nhận phần thưởng. LookRare ra đời với mục đích soán ngôi OpenSea bằng cách khắc phục những hạn chế mà OpenSea đang gặp phải. Chỉ sau một tuần ra mắt LookRare đã thu về doanh thu hơn 1 tỷ đô la, con số này cao hơn 40% so với OpenSea.
Từ đó có thể thấy được LookRare đang áp dụng Vampire Attack lên OpenSea bằng cách:
- LookRare thu hút người dùng của OpenSea về phía mình bằng cách tung ra airdrop miễn phí token LOOKS cho những thành viên của OpenSea. Bất kỳ khách hàng nào đã từng mua bán với giao dịch trị giá 3 ETH đều sẽ nhận được token LOOKS và tất nhiên LOOKS sẽ được quyền quy đổi ra thành tiền mặt.
- Có thể thấy LOOKS khá khôn khéo khi đặt ra một số điều kiện trong airdrop để có thể vừa thu hút người dùng về phía mình vừa tạo sự hấp dẫn cho airdrop bằng cách quy định thời gian nhận token miễn phí là có giới hạn làm người dùng nhanh chóng chuyển từ OpenSea sang để có thể nhận được token. Tiếp đó là airdrop chỉ diễn ra trên LookRare buộc người dùng muốn nhận được token LOOKS phải đăng ký tài khoản trên sàn và thực hiện các thao tác trên sàn với mục đích giúp cho người dùng có thể làm quen với giao diện trên sàn.
- Thêm vào đó LookRare còn sử dụng chiến lược phân phối toàn bộ phí cho cộng đồng còn OpenSea thì giữ lại 100%. Điểm nổi bật khác khiến LookRare thu hút được những khách hàng của OpenSea là phí giao dịch của OpenSea là 2.5% cho tất cả các giao dịch bao gồm cả giao dịch bán lẻ, trong đó phí giao dịch của LookRare chỉ có 2% cho các giao dịch cơ bản và hoàn toàn không tính phí đối với các giao dịch lẻ.
- LookRare đang nhắm đến các đối tượng hoạt động và giao dịch thường xuyên trên OpenSea nhằm lôi kéo những người dùng này về phía họ. Bước đầu LookRare đã thành công khi tính tới thời điểm viết bài khối lượng giao dịch trên LookRare vẫn đang cao hơn OpenSea.
Tổng kết
Vampire Attack được xem là một cơ hội lớn để các nhà đầu tư có thể tham gia và nhận được phần thưởng, đặc biệt là những người tham gia đầu tiên sẽ có cơ hội nhận được nhiều phần thưởng hấp dẫn vì mục đích của chiến lược này là thu hút được nhiều thanh khoản từ cộng đồng. Nhưng nhà đầu tư cần có cái nhìn khách quan và nên tìm hiểu dự án trước khi quyết định tham gia.
Hãy tham gia vào kênh cộng đồng GFS để có thể học hỏi thêm nhiều kiến thức bổ ích cũng như cập nhật những tin tức mới nhất về thị trường tại GFS Blockchain nhé!
Các kênh truyền thông chính thức của GFS Blockchain:
- Nhóm Telegram của GFS Blockchain -> Click tại đây
- Nhóm Facebook của GFS Blockchain -> Click tại đây
- Kênh thông tin Telegram của GFS Blockchain -> Click tại đây
- Kênh Youtube của GFS Blockchain -> Click tại đây
- Kênh Twitter của GFS Blockchain -> Click tại đây
- Kênh Twitter của GFS Ventures -> Click tại đây