Trong một động thái gây bất ngờ, FBI đã tạo ra và phát hành một loại tiền mã hóa giả có tên là “NexFundAi”. Mục đích của token này là để bắt giữ những kẻ lừa đảo trên thị trường tiền mã hóa. FBI đã thu được kết quả ấn tượng khi xác định được 18 cá nhân và công ty liên quan đến việc thao túng thị trường. Hãy cùng tìm hiểu điều gì đã xảy ra và cách mà FBI thực hiện điều này.
NextFundAI: token “chim mồi” của FBI
FBI đã phát hành một token giả mang tên NexFundAI trên blockchain Ethereum. Sau đó, “thuê” các “lái giá” (Market maker) vào tạo lập thị trường và ghi lại bằng chứng phạm tội. Tất cả những điều này là một phần của chiến dịch bí mật của FBI nhằm phơi bày những kẻ thao túng thị trường. Công tố viên Hoa Kỳ Joshua Levy đã nhấn mạnh tầm quan trọng của cuộc điều tra, coi đây là một cảnh báo cho những ai cố gắng lừa đảo nhà đầu tư. Ông đã làm rõ rằng nếu bạn nói dối nhà đầu tư để kiếm tiền, đó là hành vi lừa đảo.
#BREAKING 18 individuals & entities charged w/ widespread fraud and manipulation in crypto markets. More than $25 million in crypto seized. Bots responsible for millions of dollars’ worth of wash trades for approx. 60 cryptocurrencies deactivated.
🔗https://t.co/P8yp9feACS pic.twitter.com/pUpB2oiDSW
— U.S. Attorney Massachusetts (@DMAnews1) October 9, 2024
Trong chiến dịch này, FBI đã nhắm vào các kế hoạch pump-and-dump và wash trading (giao dịch thao túng thị tường). Những kẻ thao túng thị trường đã làm tăng giá token bằng các hoạt động gian lận để thu hút nhà đầu tư. Sau đó, họ rút tiền ra, để lại cho nhà đầu tư những token vô giá trị. FBI đã thu giữ hơn 25 triệu đô tiền mã hóa và một số bot được sử dụng để thao túng thị trường đã bị vô hiệu hóa.
Theo DEXtools, token NexFundAI vẫn đang giao dịch với vốn hóa thị trường là 64,000 đô.
FBI không chỉ nhắm vào những kẻ lừa đảo nhỏ lẻ. Họ đã buộc tội các lãnh đạo của bốn công ty tiền mã hóa và bốn công ty tạo lập thị trường. Các công ty tạo lập thị trường, như ZM Quant và MyTrade, bị cáo buộc đã giúp tăng giá trị của token thông qua giao dịch rửa. Điều này liên quan đến việc thực hiện các giao dịch để giả mạo hoạt động và nhu cầu cao hơn cho các token. Danh sách các cá nhân bị buộc tội còn có sự góp mặt của 2 người gốc Việt.
Dự án tiền mã hóa có liên quan, Saitama, từng có giá trị thị trường lên đến hàng tỷ đô. Nhưng đằng sau, họ đã thuê các công ty để thao túng thị trường. Những hành động gian lận này đã dẫn đến việc tăng giá token, cho phép những người tham gia kiếm hàng triệu USD. Một số bị cáo đã nhận tội, trong khi những người khác bị bắt giữ ở các nơi như Hoa Kỳ, Vương quốc Anh và Bồ Đào Nha.
Điều gì sẽ xảy ra tiếp theo cho ngành tiền mã hóa?
Chiến dịch đột phá này cho thấy FBI rất nghiêm túc trong việc chống lại các hành vi lừa đảo tiền mã hóa. Jodi Cohen, Đặc vụ phụ trách của FBI tại Boston, đã gọi đây là “một bước ngoặt mới trong tội phạm tài chính cũ.” Nhưng rõ ràng FBI sẽ không tha cho những kẻ thao túng thị trường.
Cuộc điều tra đã gửi đi một thông điệp mạnh mẽ đến cả nhà đầu tư và tội phạm. Đối với những ai đang nghĩ đến việc tham gia vào tiền mã hóa, hãy nghiên cứu kỹ. Việc hiểu rõ cách thức hoạt động của các trò lừa đảo và giữ cảnh giác là vô cùng quan trọng. Với sự hợp tác giữa FBI và SEC, đây chỉ là khởi đầu cho cuộc chiến chống lại lừa đảo tiền mã hóa.
Gần đây, FBI đã đưa ra báo cáo người Mỹ mất 5.6 tỷ đô từ các vụ lừa đảo crypto trong năm 2023 và cảnh báo về hoạt động tấn công đang gia tăng. Điều nóng gióng lên tiếng chuông cảnh tỉnh cho những tín đồ trade memecoin không rõ nguồn gốc trên các sàn phi tập trung.