Tổng quan
Sau thời gian đầu hào hứng, người dùng hiện nay đang có một cái nhìn không mấy thiện cảm về các dự án GameFi, nhất là khi rất nhiều dự án có dấu hiệu lừa đảo người dùng, gây quỹ nhưng không ra mắt được sản phẩm như dự kiến. Khiến thị trường GameFi ảm đạm hơn rất nhiều so với khoảng thời gian nửa cuối năm ngoái. Tuy thị trường trong vài tháng vừa qua khá ảm đạm nhưng mảng Gaming và NFT vẫn có những điểm nổi bật của riêng mình và liên tục có những dự án mới được ra mắt cộng đồng.
Hôm nay hãy cùng GFS tìm hiểu top 5 Game P2E nổi bật nhất trong tháng vừa qua nhé.
Top 5 dự án GameFi nổi bật
Giá trị của thị trường trò chơi truyền thống trên toàn thế giới đã tăng đáng kể trong những năm vừa qua và được ước tính xấp xỉ 200 tỷ USD vào thời điểm hiện tại. Điều này cho thấy được tiềm năng phát triển nếu thu hút được người chơi đến với game blockchain khi mà các giai đoạn như pay-to-play và free-to-play đã qua. Hiện các game thủ có niềm đam mê với các trò chơi cực kỳ nhiều nhưng số người kiếm được tiền từ game thì lại cực kỳ ít. Vì vậy xu hướng tất yếu tiếp theo của thị trường game sẽ là play-to-earn. Cơ chế của những trò chơi này sẽ thưởng cho người chơi bằng thu nhập trong thế giới thực. Nói một cách khác, nếu chơi game chỉ để giải trí đơn thuần, rất nhiều người cho rằng họ sẽ chơi game truyền thống. Chính vì yếu tố “earn” trong thế giới game blockchain đã cuốn hút những người chơi đến với thị trường tiềm năng màu mỡ này.
Trò chơi NFT chơi để kiếm tiền (play to earn) là loại trò chơi mang lại lợi nhuận cho người chơi và cả nhà phát triển. Những trò chơi này ngày càng được phát triển và được cộng đồng quan tâm hơn trong những năm gần đây. Trong năm 2021, Axie Infinity là trò chơi blockchain (P2E) đã dẫn đầu lĩnh vực này. Sau đó, một số trò chơi NFT chơi để kiếm tiền khác cũng đã sớm xuất hiện với sự đa dạng hơn được điều chỉnh cho phù hợp với nhiều đối tượng sở thích khác nhau. Trong bài viết này sẽ đề cập một số trò chơi NFT kiếm tiền (P2E) nổi bật về số lượng người dùng trong tháng vừa qua.
Đứng đầu trong một tháng vừa qua là Alien Worlds với 564 nghìn người dùng tăng 11% so với tháng trước và 816 nghìn USD giao dịch trong tháng vừa qua.
Đứng thứ 2 là Axie Infinity, Axie Infinity đã từng làm mưa làm gió trong trị trường GameFi và đứng đầu mọi bảng xếp hạng trong nhiều tháng liền, nhưng do có thiết kế tokennomic bị lạm phát quá nhanh dẫn đến phần thưởng đem lại có giá trị ngày càng thấp cũng như tựa game không có gì đổi mới trong một thời gian khá dài đã làm cho mình bị tụt lại khá xa, gần như biến mất khỏi thị trường trong một thời gian. Nhưng gần đây nhà phát hành đã công bố thông báo về phiên bản Axie Origin Season 0 sắp ra mắt khiến cho các người chơi bắt đầu quay trở lại và đưa Axie trở lại đường đua. Mặc dù bị giảm về số lượng người dùng so với tháng trước một chút nhưng Axie đã vươn lên vị trí thứ hai với 520 nghìn người dùng cùng với lượng giao dịch khủng so với các đối thủ khác hiện tại là 165 triệu USD.
Đứng thứ 3 là Solitaire Blitz, một tựa game mới ra mắt được phát triển trên Flow Blockchain với 390 nghìn người dùng tăng 95% so với tháng trước đó và 2.52 triệu USD giao dịch trong 30 ngày vừa qua.
Splinterlands đứng thứ tư với 351 nghìn người dùng và chỉ giảm khoảng 6% so với tháng trước nhưng các thông số về volume lại khá tháp so với dự án đứng đầu chỉ khoảng 73 nghìn USD
Và cuối cùng là Upland với 212 nghìn người chơi và do chưa phát hành token chính thức nên lượng volume giao dịch hiện tại là 0. Tuy vậy nhưng Upland vẫn có lượng người dùng luôn lọt top các game p2e nhiều người dùng nhất thì chứng tỏ đây cũng là một tựa game khá tiềm năng.
Alien Worlds
Alien Worlds là một tựa game NFT, trò chơi sẽ mô phỏng lại một vũ trụ gồm nhiều hành tinh và người chơi sẽ nhập vai vào một nhà thám hiểm. Các nhà thám hiển sẽ cạnh tranh nhau hoàn thành những nhiệm vụ và đi khám phá các hành tinh để thu thập tài nguyên hiếm Trillium (TLM) và các NFT (Land, Minions, Weapon, Avatar, ….). Những nhà thám hiểm có thể sử dụng Trillium để nâng cấp các NFT nhằm gia tăng sức mạnh bản thân giúp mình mạnh hơn và dành được nhiều tài nguyên hơn trong các nhiệm vụ tiếp theo.
Điểm nổi bật của Alien Worlds là cân bằng giữa cơ chế earn và finance khá tốt, khi TLM có thể được dùng để nâng cấp NFT và NFT cũng có thể đem stake để thu thập TLM. Hoặc khi stake TLM người chơi sẽ có quyền tham gia bỏ phiếu các quyết định của dự án. Và theo thông tin đội ngũ dự án thì phí giao dịch khi trao đổi, mua bán NFT sẽ được đem đốt để giảm lạm phát.
Axie Infinity
Axie Infinity là trò chơi với cơ chế Play-to-earn (Chơi game để kiếm tiền), giúp người chơi có thể sở hữu các vật phẩm trong game và mua bán để thu tiền.
Axie Infinity là tựa game NFT (Non-Fungible Tokens) vận hành trên nền tảng công nghệ Blockchain, có lối chơi tương tự như tựa game nổi tiếng Pokémon. Nhiệm vụ của người chơi là thu thập, nuôi dưỡng và cho các thú cưng Axie chiến đấu với nhau để xây dựng vương quốc cho thú cưng của mình.
Axie Infinity đã từng làm mưa làm gió trong trị trường GameFi và đứng đầu mọi bảng xếp hạng trong nhiều tháng liền, nhưng do có thiết kế tokennomic bị lạm phát quá nhanh dẫn đến phần thưởng đem lại có giá trị ngày càng thấp cũng như tựa game không có gì đổi mới trong một thời gian khá dài đã làm cho mình bị tụt lại khá xa, gần như biến mất khỏi thị trường trong một thời gian. Nhưng gần đây nhà phát hành đã công bố thông báo về phiên bản Axie Origin Season 0 sắp ra mắt khiến cho các người chơi bắt đầu quay trở lại và đưa Axie trở lại đường đua.
Solitaire Blitz
Solitaire Blitz là một tựa game mới ra mắt được phát triển trên Flow Blockchain, Solitaire Blitz có cho mình lối chơi cực kì đơn giản đó là xếp các lá bài theo thứ tự giống với tựa game Solitaire mặc định trên mọi thiết bị Window và hầu như ai cũng có thể tiếp cận và chơi Solitaire Blitz một cách dễ dàng nhờ cơ chế Free to play của mình. Dù chỉ mới ra mắt được khoảng hai tháng nhưng Solitaire Blitz đang phát triển rất tốt khi có lượng người dùng 390 nghìn người chơi trong 30 ngày vừa qua.
Splinterlands
Splinterlands là tựa game blockchain được bắt đầu từ tháng 5 năm 2018 và xây dựng theo hình thức thẻ bài. Đây là thể loại game có thể nói là kinh điển khi mà kể từ khi ra mắt Magic: The Gathering tựa game đầu tiên theo hình thức này vào năm 1993 thì đến nay vẫn liên tục có các tựa game tương tự xuất hiện và chúng luôn thu hút một lượng lớn người chơi. Splinterlands cũng tương tự như vậy, người chơi sẽ sưu tập các thẻ bài mạnh và tập hợp chúng thành một bộ bài sau đó đem đi chiến đấu để nhận phần thưởng. Mỗi thẻ bài trong game là một NFT và có mã ID riêng biệt, phân cấp sức mạnh dựa trên độ hiếm và nguyên tố cùng với các thông số cơ bản của thẻ bài đó.
Điểm nổi bật của Splinterlands
- Chi phí tham gia cực thấp: Thông thường chi phí tham gia của các tựa game khác khá đắt đỏ nhưng với Splinterlands ngay khi bắt đầu người chơi đã có thể trải nghiệm game với bộ bài được tặng miễn phí, và chỉ tốn 10$ để mở khóa tính năng p2e.
- Chi phí giao dịch bằng 0: Splinterlands được xây dựng trên Hive blockchain một blockchain có tốc độ rất cao và đặc biệt là chi phí giao dịch hoàn toàn miễn phí.
- Dễ làm quen: Splinterlands được xây dựng theo hình thức thẻ bài cực kì phổ biến và dễ tiếp cận với mọi người.
- NFT: Mỗi thẻ bài sẽ là một NFT và hoàn toàn thuộc sở hữu của người chơi. Mọi người có thể tự định giá và giao bán chúng trên marketplace.
Upland
Upland là một tựa game metaverse mô phỏng lại bản đồ của thế giới thực, khi tham gia người chơi có thể mua bán các mảnh đất tại các thành phố lớn thuộc Châu mĩ, dự án công bố sẽ mở rộng thêm tại các châu lục khác trong tương lai. Khi tham gia vào Upland, người chơi có thể mua, bán, giao dịch và thu thập tài sản, đất đai, phát triển chúng, xây dựng hạ tầng, tạo ra các doanh nghiệp thực sự cung cấp sản phẩm hoặc dịch vụ. Do nhiều cơ chế pháp ly của Mỹ nên UPX, token chính trong game vẫn chưa được list trên các sàn giao dịch nên sau khi phát triển mảnh đất của mình, người chơi có thể đăng bán trực tiếp bằng USD để kiếm thu nhập.
Mục tiêu của dự án đưa ra là tạo ra một nền kinh tế lành mạnh, xóa mờ ranh giới giữa thế giới thực và thế giới ảo, cung cấp một thị trường phi tập trung, nơi các bên liên quan tương tác trực tiếp với nhau.
Kết luận
Sau thời gian đầu hào hứng, người dùng hiện nay đang có một cái nhìn không mấy thiện cảm về các dự án GameFi, nhất là khi rất nhiều dự án có dấu hiệu lừa đảo người dùng, gây quỹ nhưng không ra mắt được sản phẩm như dự kiến. Khiến thị trường GameFi ảm đạm hơn rất nhiều so với khoảng thời gian nửa cuối năm ngoái.
Vậy tương lai cuối cùng của GameFi sẽ như thế nào? Cơ hội sở hữu tài sản theo ý muốn, kiếm tiền từ trò chơi và kết nối với cộng đồng rộng lớn hơn được công nhận rộng rãi là các tính năng hấp dẫn được trình bày trong hot trend mới này. Tuy chưa biết tương lai ra sao nhưng có một điều chắc chắn là cho đến thời điểm hiện tại, tâm lý từ những người tham gia, những người điều hành, hãng game, nhà đầu tư và chính game thủ đều tỏ ra khá lạc quan về sự phát triển của GameFi ở giai đoạn hiện nay.
Hy vọng qua bài viết trên GFS đã mang đến cho các bạn một cái nhìn tổng quan hơn về thị trường GameFi hiện tại và tìm kiếm cơ hội đầu tư cho riêng mình. Cảm ơn các bạn đã đón đọc