Tổng quan

Pendle Finance là dự án giao dịch Yield phi tập trung, giúp người dùng có thể tối ưu nguồn vốn hoặc lợi nhuận của mình. Thông qua cơ chế vetoken, dự án đã giúp giảm phát nguồn cung và tối ưu hoá các tính năng của token. Đồng thời, việc sử dụng vetoken cũng tạo nên sự bùng nổ của Pendle Wars. Một trong những sự kiện khiến Pendle trở thành một trong những dự án được bàn tán sôi nổi nhất trong thời gian vừa qua chính là việc $PENDLE được niêm yết trên Binance. Qua bài viết dưới đây, hãy cùng mình tìm hiểu Pendle Finance là gì.

Pendle Finance là gì?

Pendle là một giao thức giao dịch lợi tức permissionless, cho phép người dùng có thể thực hiện các chiến lược quản lý lợi nhuận khác nhau. Về cơ bản, Pendle gồm ba thành phần chính:

  • Yield Tokenization: phân chia các thành phần riêng biệt và mã hoá chúng thành token để giao dịch.
  • AMM: nền tảng giao dịch các Yield Token.
  • Governance: quản trị dự án.

Sản phẩm và ứng dụng

Yield Tokenization

Đầu tiên, Pendle bọc (wrap) yield-bearing tokens vào SY (standardized yield tokens), đây là phiên bản của yield-bearing token tương thích với Pendle AMM đã được wrapped (ví dụ: stETH → SY-stETH). Sau đó, SY được chia thành các thành gốc và lợi nhuận, PT (token gốc) và YT (token lợi nhuận), quá trình này được gọi là mã hóa lợi nhuận (Yield Tokenization), trong đó lợi nhuận được mã hóa thành một token riêng.

  • Yield-Bearing Token

Yield-Bearing Token là thuật ngữ chung để chỉ bất kỳ token nào tạo sinh lợi suất. Ví dụ bao gồm stETH, GLP, gDAI hoặc thậm chí là các token thanh khoản như Aura rETH-WETH.

  • SY = Standardized Yield

SY là một Standardized Yield (EIP-5115) được viết bởi đội ngũ Pendle, để bọc (wrap) bất kỳ Yield-Bearing Token và cung cấp một giao diện chuẩn hóa để tương tác với cơ chế tạo sinh lợi suất của các token mang lợi suất đó. Tuy nhiên SY được xem như một một thành phần kỹ thuật, người dùng không tương tác trực tiếp với SY.

SY
SY mang đến một giao diện chuẩn hóa
  • PT = Principal Token

PT cho phép người dùng sở hữu phần gốc của token mang lợi suất cơ bản, có thể đổi lại sau khi đáo hạn. Nếu người dùng sở hữu 1 PT-stETH với đáo hạn 1 năm, người dùng sẽ có thể đổi lại 1 ETH trị giá stETH sau 1 năm. PT có thể giao dịch bất cứ lúc nào, thậm chí trước khi đáo hạn.

PT
Cơ chế PT
  • YT = Yield Token

YT cho phép người dùng sở hữu toàn bộ lợi suất được tạo ra bởi token mang lợi suất cơ bản theo thời gian thực, và lợi suất tích lũy có thể được yêu cầu thủ công bất cứ lúc nào từ Pendle Dashboard.

Nếu người dùng sở hữu 1 YT-stETH và stETH có lợi suất trung bình là 5% trong năm, người dùng sẽ tích lũy được 0,05 stETH vào cuối năm.

YT có thể giao dịch bất cứ lúc nào, thậm chí trước khi đáo hạn.

AMM

Pendle’s V2 AMM được thiết kế đặc biệt để giao dịch lợi suất và tận dụng các đặc điểm của PT và YT để tăng hiệu suất vốn. Đường cong AMM thay đổi để tính toán lợi suất tích lũy theo thời gian và thu hẹp phạm vi giá của PT khi tiến gần tới thời hạn đáo hạn. Bằng cách tập trung thanh khoản vào một phạm vi hẹp và có ý nghĩa, hiệu suất vốn để giao dịch lợi suất được tăng khi PT tiến gần tới thời hạn đáo hạn.

Buy & Sell YT
Cơ chế hoạt động của Buying/Selling YT trên Pendle AMM V2

Ngoài ra, Pendle V2 được thiết kế để tối thiểu hoá Impermanent Loss (IL). Đường cong AMM của Pendle tính đến sự tăng giá tự nhiên của PT bằng cách dịch chuyển đường cong AMM để đẩy giá PT về giá trị cơ bản khi thời gian trôi qua, giảm thiểu mất mát tạm thời phụ thuộc vào thời gian. Ngoài ra, IL từ các giao dịch trao đổi cũng được giảm thiểu do hai tài sản LP có tương quan cao với nhau.

Đường cong AMM có thể tùy chỉnh của Pendle có thể đáp ứng các token với biến động lợi suất khác nhau, tạo ra hiệu suất vốn tốt hơn cho Liquidity Providers (LPs) và nhà giao dịch. Các LPs có thể kiếm được phí swap từ PT và YT trong một lần cung cấp thanh khoản duy nhất, trong khi nhà giao dịch có thể thực hiện các giao dịch lớn hơn mà không phải lo lắng về slippage (thay đổi giá) và đảm bảo giá thành tốt hơn.

Pendle AMM Curve
Pendle AMM Curve

Tài chính – Backer

Pendle được backed và đầu tư bởi các quỹ lớn như Mechanism Capital, Crypto.com Capital, Spartan,… với tổng vốn kêu gọi lên đến $3.7M.

Các nhà đầu tư của Pendle
Các nhà đầu tư của Pendle

Audit

Dự án cũng được audit bởi các tổ chức uy tín có kinh nghiệm trong lĩnh vực Blockchain như Ackee Blockchain, Dedaub, WatchPug,…

Pendle audit
Các đối tác thực hiện audit của Pendle

Đội ngũ phát triển

Hiện tại không có bất kì thông tin chi tiết về đội ngũ phát triển.

Lộ trình phát triển

Mặc dù dự án không có lịch trình update chi tiết nhưng dự án vẫn tích cực mở rộng multichain, mới đây nhất Pendle thông báo sẽ chính thức mở rộng sang BNB Chain.

Đối thủ cạnh tranh

Các đối thủ cạnh tranh có thể kể đến như: Swivel, Siren,..

Đối tác hiện tại

Hiện tại, dự án đối tác với các dự án trong DeFi như: Olympus Dao, Illuminate,..

Tokenomics

Key Metrics

  • Token Name: Pendle
  • Ticker: PENDLE
  • Blockchain: Ethereum
  • Token type: Utility
  • Contract: 0x808507121b80c02388fad14726482e061b8da827
  • Total Supply: 231,725,335
  • Circulating Supply: 96,950,723

vePendle

Cách thức quản trị của Pendle dựa trên việc sử dụng Vote-escrowed $PENDLE, còn được gọi là vePENDLE, giúp tăng tính phi tập trung. Bằng cách sử dụng vePENDLE, người nắm giữ $PENDLE có thể tận dụng nhiều tiện ích của PENDLE hơn.

Việc lock $PENDLE để lấy vePENDLE giúp giảm nguồn cung của $PENDLE, từ đó tăng tính ổn định của token và sự phát triển dài hạn của giao thức. Điều này làm cho vePENDLE trở thành một công cụ quan trọng để duy trì sức khỏe và thành công lâu dài của hệ sinh thái Pendle.

Người nắm giữ vePENDLE bỏ phiếu và điều hướng các phần thưởng đến các pool, tạo động lực cho tính thanh khoản trong hồ mà họ bỏ phiếu cho. Giá trị vePENDLE càng cao, người dùng sẽ có quyền lợi nhận được nhiều động cơ khuyến khích hơn. Đây cũng là lý do khiến cho Pendle Wars ra đời. Đọc thêm về Pendle Wars.

voting
Các chiến dịch bỏ phiếu trên Pendle

Việc bỏ phiếu cho một pool cũng cho phép người nắm giữ vePENDLE nhận 80% phí swap được thu thập bởi pool đó. Hiện tại Pendle lấy 3% phí từ tất cả lợi suất được tích lũy bởi YT, và 100% khoản phí này được phân phối cho người nắm giữ vePENDLE, trong khi giao thức sẽ không lấy phần này để làm doanh thu. Tuy nhiên, điều này có thể thay đổi trong tương lai.

vePENDLE
Mô hình vePENDLE

Token Distribution

Token Distribution
Token Distribution

Lịch Vesting

Vesting Schedule
Vesting Schedule

Cộng đồng

Mua $PENDLE ở đâu?

Hiện tại các bạn có thể mua $PENDLE ở các sàn Cex lớn như Binance, Bitget,…

mua pendle o dau
mua pendle o dau

Kết luận

Ở trên mình đã tổng hợp các thông tin quan trọng của dự án Pendle, các bạn nghĩ sao về dự án này? Liệu Pendle có phải là một trong những dự án quan trọng trong giai đoạn sắp tới? Hãy để lại suy nghĩ của bạn dưới phần bình luận nhé!

Tất cả chỉ vì mục đích thông tin tham khảo, bài viết này hoàn toàn không phải là lời khuyên đầu tư.

Hy vọng với những thông tin trên sẽ giúp các bạn có cái nhìn tổng quan về dự án Pendle. Những thông tin về dự án mới nhất sẽ luôn được cập nhật nhanh chóng trên website và các kênh chính thức của GFI Các bạn quan tâm đừng quên tham gia vào nhóm cộng đồng của GFI để cùng thảo luận, trao đổi kiến thức và kinh nghiệm với các thành viên khác nhé.