Tổng quan

Kể từ khi Bitcoin được ra mắt đã đặt nền móng cho một ngành công nghiệp dựa trên nền tảng công nghệ đứng đằng sau nó – giao thức Blockchain. Cấu trúc của Bitcoin sử dụng tạo ra sức thu hút lớn với đặc tính là không thể sửa đổi, không thể làm giả và minh bạch là nguồn ý tưởng chính để áp dụng công nghệ blockchain vào các ứng dụng của doanh nghiệp, tổ chức và cả chính phủ.

Trong bài viết ngày hôm nay, hãy cùng GFS Blockchain Insights tìm hiểu về các loại blockchain: Private, Public, Hybrid và Consortium Blockchain. Hiểu được những loại này sẽ chắc chắn sẽ giúp bạn có những quyết định đầu tư vào những dự án blockchain một cách an toàn hơn!

Đặc điểm chung của Blockchain

Trước khi bắt đầu, cùng nêu ra những đặc điểm chung cốt lõi của blockchain: 

  • Sổ cái chỉ cho phép bổ xung: Để đủ điều kiện là một blockchain, hệ thống phải có cấu trúc dạng chuỗi – khối, trong đó mỗi khối được liên kết đến khối trước nó. Một blockchain nếu được coi là tập hợp ô của bảng tính thì mỗi khối là một ô riêng lẻ.
  • Mạng lưới ngang hàng: mỗi một thực thể tham gia blockchain, gọi là các node(nút), tương tác ngang hàng với nhau không phân cấp và họ đều giữ một bản sao của blockchain
  • Cơ chế đồng thuận: Có một quy luật, cơ chế chung giúp các node xác thực giao dịch, cùng đảm bảo rằng giao dịch là chính xác để tránh không cho bất kỳ giao dịch sai nào bị lưu vào trong chuỗi.

Public Blockchain (Blockchain công khai)

Đây là blockchain phổ biến nhất, nếu bạn đã tham gia vào thị trường crypto thì chắc chắn bạn đang sử dụng và tương tác với một public blockchain, điển hình như Bitcoin, Ethereum, Binance Smart Chain, NEAR hay kể cả Dogecoin.

Phần lớn các sổ cái phân tán ngày nay là các public blockchain.Ta gọi chúng là công khai vì bất kỳ ai cũng có thể xem các giao dịch diễn ra, bạn chỉ cần tải xuống phần mềm cần thiết là có thể tham gia blockchain này, không cần xin cấp phép của cá nhân hay tổ chức nào để tham gia mạng lưới – việc này được gọi là Permissionless, khiến cho bất kỳ ai cũng có thể tham gia vào cơ chế đồng thuận của mạng lưới(như PoW hay PoS

Chính vì tính công khai và ẩn danh của mình khiến cho bất kỳ ai cũng có thể tham gia mạng, nên blockchain ẩn danh phải kết hợp một số cơ chế nhất định để ngăn các tác nhân độc hại tấn công ẩn danh.

Ưu điểm

Điểm mạnh nhất của public blockchain đó là tính phi tập trung, không bị chi phối bởi bất kỳ bên thứ ba, tổ chức nào, kể cả khi các tổ chức cố gắng ngăn chặn phá hủy mạng lưới thì nó vẫn có thể chạy, chỉ cần có những máy tính còn kết nối và đóng góp cho mạng lưới.

Blockchain công khai mang tính minh bạch cao, thông tin có thể được kiểm chứng mà không cần phụ thuộc vào một bên thứ ba nào (trustless)

Nhược điểm

Tùy vào công nghệ của mạng lưới thì mạng có thể bị chậm khi có quá nhiều người sử dụng gây ách tắc giao dịch, như Ethereum chẳng hạn, một giao dịch có thể bị kéo dài tới hơn một ngày mới xong khi mạng lưới quá ách tắc. 

Có khả năng bị tấn công 51%, mặc dù điều này là rất khó xảy ra.

Ứng dụng

Public blockchain với tính mở, không phụ thuộc và ngang hàng có rất nhiều ứng dụng, đặc biệt trong tài chính phi tập trung, chuyển tiền xuyên biên giới hay là lưu trữ giá trị như Bitcoin.

***GFS Blockchain Insight có viết một loạt bài về tính ứng dụng của blockchain -> Tại đây.

Loại blockchain này lý tưởng cho các tổ chức được xây dựng dựa trên sự minh bạch và đáng tin cậy, chẳng hạn như các nhóm hỗ trợ xã hội hoặc các tổ chức phi chính phủ. Do tính chất công cộng của mạng lưới, các doanh nghiệp tư nhân có thể sẽ muốn định hướng rõ ràng.

Private Blockchain ( Blockchain riêng tư) 

Không giống như public blockchain với tính chất không cần cấp quyền – permissionless,các private blockchain tự đặt ra những quy tắc về việc những ai có thể tham gia và ghi dữ liệu vào blockchain. Private Blockchain không phải là hệ thống phi tập trung vì blockchain riêng tư được kiểm soát bởi tổ chức như tập đoàn hay chính phủ, nhưng nó vẫn là hệ thống mạng phân tán, mỗi node vẫn lưu trữ một bản sao của blockchain. 

Các private blockchain sinh ra để thiết lập cho doanh nghiệp, tổ chức chính phủ, giúp tận hưởng các thuộc tính của blockchain như tính minh bạch, toàn vẹn dữ liệu, đồng thời vẫn có thể bảo vệ mạng lưới không bị người ngoài truy cập nhòm ngó. 

Ứng dụng của private blockchain trong việc quản lý chuỗi cung ứng, lưu trữ giữ liệu, biểu quyết nội bộ hay sở hữu tài sản.

Ưu điểm

Bảo mật

Private Blockchain sử dụng nhiều giải pháp bảo mật cho doanh nghiệp với mục tiêu hàng đầu là bảo vệ thông tin, đối với bất kỳ doanh nghiệp hay tổ chức nào, thông tin chính là máu và cần được bảo vệ bằng mọi biện pháp.

Hiệu quả, sử dụng ít năng lượng

Nhiều hệ thống blockchain cũ như Ethereum sử dụng cơ chế đồng thuận PoW gây tốn nhiều năng lượng, chậm chạp và gây lãng phí điện năng. Private blockchain sử dụng cơ chế đồng thuận dựa trên biểu quyết hoặc các dạng thuật toán đồng thuận khác tiêu tốn ít năng lượng hơn nhiều.

Không bị biến động về giá

Public blockchain tiêu tốn phí gas mỗi giao dịch, phí này cần thiết để giúp duy trì mạng lưới, trong khi đó private blockchain được doanh nghiệp và tổ chức vận hành không yêu cầu phí gas.

Hướng doanh nghiệp

Blockchain doanh nghiệp tập chung tất cả vào nguy cơ bảo mật, cung cấp mức độ bảo mật cao và nhiều tùy chỉnh về blockchain cho riêng phù hợp cho doanh nghiệp đó.

Nhược điểm

Khó để đạt được sự tin tưởng hoàn toàn vào thông tin, vì các nút tập trung xác định những gì là hợp lệ, với số lượng nút nhỏ cũng có thể đồng nghĩa với việc bảo mật kém hơn. Nếu chẳng may một vài trong mạng lưới không hoạt động, phương pháp đồng thuận có thể lợi dụng tấn công 51%.

Ứng dụng

Tính đóng của private blockchain đồng thời vẫn giữ được tính toàn vẹn thông tin giúp các công ty có thể chọn tận dụng lợi thế của công nghệ blockchain trong khi không từ bỏ lợi thế cạnh tranh của mình cho các bên thứ ba. Họ có thể sử dụng các blockchain riêng để quản lý hồ sơ, bí mật thương mại và dễ dàng để kiểm toán lại thông tin đó.

Hybrid Blockchain (Blockchain lai)

Đây là loại blockchain lai giữa private và public blockchain, cho phép tổ chức doanh nghiệp sử dụng những tính năng ưu việt nhất của cả hai blockchain. Công nghệ này cho phép các tổ chức thiết lập một hệ thống riêng tư, dựa trên sự cho phép cùng với một hệ thống công khai, cho phép họ kiểm soát ai có thể truy cập vào dữ liệu cụ thể được lưu trữ trong blockchain và dữ liệu nào sẽ được mở công khai.

Các giao dịch trong hybrid blockchain không được công khai nhưng có thể được xác minh khi cần bằng cách cho phép truy cập thông qua smart contract. Thông tin bí mật được lưu giữ trong mạng nhưng vẫn có thể xác minh được. Mặc dù một thực thể tư nhân có thể sở hữu hybrid blockchain nhưng tính toàn vẹn dữ liệu vẫn được bảo toàn.

Khi người dùng tham gia vào hybrid blockchain, họ có toàn quyền truy cập vào mạng. Danh tính của người dùng được bảo vệ khỏi những người dùng khác, trừ khi họ tham gia vào một giao dịch vì danh tính của họ được tiết lộ cho bên kia khi giao dịch.

Ưu điểm

Một trong những lợi thế lớn của hybrid blockchain lai là do nó hoạt động trong một hệ sinh thái khép kín, các hacker bên ngoài không thể tấn công 51% vào mạng. Nó cũng bảo vệ sự riêng tư nhưng cho phép giao tiếp với các bên thứ ba. Các giao dịch rẻ và nhanh chóng, đồng thời nó cung cấp khả năng mở rộng tốt hơn so với mạng blockchain công cộng.

Nhược điểm

Loại blockchain này không hoàn toàn minh bạch vì thông tin có thể bị ẩn đi, che dấu bởi tổ chức. 

Ứng dụng

Có nhiều ứng dụng thực tế như gồm cả bất động sản. Các công ty có thể sử dụng chúng để chạy các hệ thống một cách riêng tư như hiển thị một số thông tin công khai nhất định cho người ngoài.

Theo Godefroy, hồ sơ y tế có thể được lưu trữ trong một blockchain lai. Bên thứ ba ngẫu nhiên không thể xem bản ghi, nhưng người dùng có thể truy cập thông tin của họ thông qua hợp đồng thông minh. Các chính phủ cũng có thể sử dụng nó để lưu trữ dữ liệu công dân một cách riêng tư nhưng chia sẻ thông tin một cách an toàn giữa các tổ chức khác.

Consortium Blockchain (Blockchain liên hợp)

Cũng giống như blockchain lai,  consortium blockchain(federated blockchain) – blockchain liên hợp cũng là lai giữa private blockchain và public blockchain. Điểm khác biệt ở chỗ nhiều thành viên tổ chức cộng tác trên một mạng phi tập trung. Về cơ bản, blockchain liên hợp là một blockchain riêng tư với quyền truy cập hạn chế vào một nhóm cụ thể, loại bỏ các rủi ro đi kèm với chỉ một thực thể kiểm soát mạng trên một blockchain riêng.

Trong một blockchain liên hợp, các cơ chế đồng thuận được kiểm soát bởi các nút đặt trước. Có một node xác thực để khởi tạo, nhận và xác thực các giao dịch. Các nút thành viên có thể nhận hoặc bắt đầu giao dịch.

Ưu điểm

Blockchain liên hợp có xu hướng an toàn hơn, có thể mở rộng và hiệu quả hơn một mạng blockchain công cộng. Giống như blockchain riêng tư và hỗn hợp, nó cũng cung cấp các quyền kiểm soát truy cập tương ứng với các thực thể khác nhau.

Nhược điểm

Blockchain liên hợp kém minh bạch hơn blockchain công khai. Nó vẫn có thể bị xâm phạm nếu một node thành viên có vấn đề, các quy định riêng của blockchain có thể làm giảm chức năng của mạng.

Ứng dụng

Ngân hàng và thanh toán là hai mục đích sử dụng cho loại blockchain này. Các ngân hàng khác nhau có thể kết hợp với nhau và tạo thành một blockchain liên hợp, quyết định các nút nào sẽ xác thực các giao dịch. Các tổ chức nghiên cứu có thể tạo ra một mô hình tương tự, cũng như các tổ chức muốn theo dõi thực phẩm, đồng thời blockchain liên hợp, lý tưởng cho các chuỗi cung ứng, đặc biệt là các ứng dụng thực phẩm và y học

Tổng kết

Hy vọng trong bài viết này GFS Blockchain Insights đã cung cấp tới bạn thông tin về 4 loại blockchain hiện nay: private, public, hybrid và consortium blockchain. Cùng ứng dụng, điểm mạnh và điểm yếu của chúng!

Tham gia cộng đồng GFS Blockchain cùng chia sẻ thông tin và trao đổi thảo luận tại

0 0 đánh giá
Article Rating