Tổng quan

NFT (viết tắt của Non-Fungible Token) là token định danh duy nhất tồn tại trên Blockchain không thể sao chép, thay thế hoặc chia nhỏ. và được dùng để xác thực quyền sở hữu và các quyền cụ thể liên quan khác.

Giống như tiền vật chất, tiền mã hóa có thể thay thế được (Fungible Token), tức là có thể mua bán hoặc trao đổi cái này lấy cái khác tương đương. Ví dụ 10USD luôn có giá trị bằng 2 đồng 5 USD, tương tự như 1 BTC có giá trị bằng 1 BTC khác.

Nói cách khác, NFTs là các vật phẩm được mã hóa bằng công nghệ Blockchain (chuỗi khối). Hiểu đơn giản NFT là một tài sản ảo được token hóa từ những tài sản hữu hình trong thế giới thực có tính độc nhất và giới hạn, giúp chúng được mua, bán và giao dịch hiệu quả hơn đồng thời giảm xác suất gian lận.

Thị trường NFT đã tăng trưởng đáng kể từ năm 2020 – 2021: giao dịch NFT vào năm 2021 đã tăng lên hơn 17 tỷ đô la, tăng 21.000% so với tổng số 82 triệu đô la của năm 2020. NFT đã được sử dụng như các khoản đầu cơ và chúng đã gây ra những chỉ trích ngày càng tăng về chi phí năng lượng và lượng khí thải carbon liên quan đến việc xác thực các giao dịch blockchain cũng như việc sử dụng chúng thường xuyên trong các trò gian lận nghệ thuật. Thị trường NFT cũng được so sánh với bong bóng kinh tế hoặc kế hoạch Ponzi.

Nhưng không chỉ dừng lại ở đó, NFT vẫn còn rất nhiều tiềm năng có thể phát triển hơn trong tương lai. Chẳng hạn như sẽ trở thành tương lai của thị trường của những nội dung stock. Và để hiểu hơn vì sao điều này lại xảy ra hãy cùng GFS tìm hiểu xem thị trường stock là gì, và có ưu khuyết điểm gì nhé.

Hình Stock là gì?

Hình Stock được hiểu là những nội dung do nhiếp ảnh gia tự chụp hay do những nhà sáng tạo nội dung tự làm ra, không phải là những hình ảnh được khách hàng thuê làm theo yêu cầu. Với những nội dung Stock bản quyền về hình ảnh hoàn toàn thuộc về tác giả của nó. Lý do tại sao có Stock? Đơn giản vì không phải ai cũng có khả năng thuê để làm riêng cho mình một sản phẩm theo yêu cầu, và photographer ngoài việc chụp hình kiếm tiền còn coi đó là một sở thích. Do đó những hình ảnh tự do đó có thể được sử dụng khi cần thiết.

Bạn có thể thấy stock photo ở khắp mọi nơi: từ logo trên các sản phẩm, hình ảnh trên các tạp chí, hay chính là bức ảnh do bạn tạo ra.

Stock là gì?
Stock là gì?

Phân loại stock photo

Stock miễn phí

Đây là loại stock phổ biến nhất, và giá cả phải chăng. Nghĩa là hầu hết các loại giấy phép cho stock photo là miễn phí bản quyền. Miễn phí bản quyền có nghĩa là bạn có thể sử dụng hình ảnh nhiều lần, mà không phải trả tiền bản quyền. Nhược điểm của việc miễn phí bản quyền là ảnh của bạn không còn là ảnh độc quyền nữa, có nghĩa là bất cứ ai có thể mua và sử dụng chúng.

Stock có quyền sử dụng

Các quyền quản lí cấp giấy phép cung cấp cho việc sử dụng độc quyền và giới hạn thời gian việc sử dụng của một hình ảnh có sẵn . Sử dụng độc quyền có nghĩa là chỉ được cấp phép có thể sử dụng hình ảnh trong khoảng thời gian quy định trong hợp đồng giấy phép. Giấy phép  được cấp dựa trên việc chi trả cho mỗi lần sử dụng , có nghĩa là stock photo chỉ có thể được sử dụng cho một dự án cụ thể , chỉ trong một khoảng thời gian , và thường chỉ có ở các vùng địa lý nhất định . Quyền quản lý hình ảnh dùng để cấp giấy phép , nhưng chúng giúp bạn chống lại việc pha loãng thương hiệu (do đối thủ cạnh tranh bằng cách sử dụng cùng một hình ảnh).

Stock có giấy phép mở rộng /nâng cao

Một số nền tảng Stock cho phép bạn mua một giấy phép mở rộng hoặc tăng cường mở rộng việc sử dụng đã được phép của một tác phẩm được cấp phép trước đó (thường là miễn phí bản quyền). Giấy phép mở rộng cho phép bạn “mở rộng” việc sử dụng được cấp trong giấy phép ban đầu của bạn. Việc sử dụng có thể bao gồm việc tăng số lượng các bản sao hiển thị hình ảnh, sử dụng nó cho mục đích bán lại (in theo yêu cầu, lịch, áo thun, thiệp chúc mừng, vv), hoặc cho phép các phương pháp khác phân phối và sử dụng. Sử dụng khác nhau từ công ty đến công ty, vì vậy hãy chắc chắn rằng bạn đã đọc các thỏa thuận cấp phép cụ thể.

Mô hình hoạt động của một nền tảng Stock

Nền tảng Stock, hay trang web Stock, là một cơ sở dữ liệu chứa nhiều loại nội dung đa phương tiện do nhưng nhà sáng tạo tạo ra. Những nhà sáng tạo nội dung sẽ đăng tải sản phẩm của mình lên nền tảng Stock và khách hàng của trang web Stock có thể mua quyền cấp phép để sử dụng nội dung đa phương tiện cho các trường hợp sử dụng khác nhau. Nhưng vấn đề là ở chỗ khi nội dung được mua trên một trang web Stock, phần lớn doanh số bán được sẽ chuyển cho nền tảng đó, họ nhận con số lên tới 85% giá trị của sản phẩm và chỉ để lại cho người sáng tạo, chủ sở hữu của nội dung đó trung bình khoảng 0,5-1$ (số liệu vào năm 2021).

Mô hình hoạt động của một nền tảng Stock
Mô hình hoạt động của một nền tảng Stock

Vào năm ngoái, hai nhà đài CNN và NBC đã trả 35.000 USD để mua lại bản quyền phát sóng cho một video quay lại cảnh bạo loạn mà một người đã quay lại được. Mặc dù trong thực tế hiếm khi có những nội dung có giá cao như vậy nhưng nến người đàn ông đó đăng bán video của mình trên các website Stock thì lợi nhuận mà anh ta thu về sẽ chỉ còn khoảng 3-4000 USD

Từ đó chúng ta hoàn toàn có thể thấy được những bất cập của Stock trong thị trường truyền thống, và ta sẽ tự hỏi điều gì xảy ra nếu những nội dung đó được đăng bán trên một NFT Marketplace. Dưới đây là dữ liệu so sánh chi phí giao dịch của các sàn giao dịch NFT với một vài nền tảng Stock truyền thống thống

Vai trò của các bên thứ 3 sẽ được giảm đáng kể nếu những nội dung đó được giao dịch trên những sàn giao dịch NFT hiện nay. Những nhà sáng tạo nội dung sẽ thu được lợi ích lớn hơn và nhận được những gì họ đáng được nhận. Điều duy nhất họ cần làm là đăng bán sản phẩm của mình trên sàn NFT và mã hóa nội dung của họ thành những NFT.

So sánh ưu khuyết điểm của Stock truyền thống và Stock phi tập chung.

 

So sánh ưu khuyết điểm
So sánh ưu khuyết điểm

Ưu điểm

Điểm chung của cả hai nền tảng đều cung cấp nơi cho các nhà sáng tạo chia sẻ những tác phẩm, những khoảnh khắc của họ với những người có cùng sở thích. Thao tác đăng tải hay mua bán sản phẩm đều khá tiện lợi và dễ dàng, và đều là một mô hình tiềm năng cho những đối tượng quan tâm có thể khai thác.

Điểm khác biệt của nền tảng phi tập chung là mọi giao dịch sẽ trở nên minh bạch hơn nhờ ưu điểm của blockchain, chi phí rẻ hơn cực nhiều so với nền tảng truyền thống từ đó nhà sáng tạo sẽ có thu nhập tốt hơn, và cũng có thể giảm chi phí xuống để nhiêu khách hàng có thể tiếp cận hơn. Còn đối với nền tảng truyền thống đầu tiên chắc chắn là sẽ dễ tiếp cận hơn và có tốc độ nhanh hơn, có sẳn tệp người dùng trung thành từ trước đó nên sẽ dễ dàng lấy được sự tin cậy từ các doanh nghiệp hay nhà xuất bản lớn.

Khuyết điểm

Hạn chế chung của cả hai bên là đều cần có các biên tập viên hoặc chuyên gia tư vấn pháp lý để giải quyết các vấn đề về bản quyền một cách nhanh chóng hơn, tệp người dùng hay tệp khách hành đều có giới hạn do không phải ai cũng đam mê chụp ảnh hay có nhu cầu cần sở hữu các bức ảnh như vậy.

Riêng về nền tảng phi tập chung thì chúng ta sẽ phải chấp nhận có tốc độ thực hiện thao tác chậm hơn so với internet truyền thống. Quan trọng nhất là phần thu hút người dùng sẽ khá khó khăn khi những người dùng internet truyền thống sẽ phải tìm hiểu thêm nhiều thứ mới có thể hoàn toàn hiểu về nền tảng mới này. Tiềm năng phát triển là rất lớn nhưng sẽ khó có thể được các doanh nghiệp truyền thống hay nhà xuất bản tin tưởng hoàn toàn. Còn về hạn chế của các nền tảng truyền thống là mọi quyền hạn đều nằm trong tay chủ dự án và dữ liệu lưu trữ sẽ tập chung hơn.

So sánh lợi nhuận hai nền tảng

So sánh lợi nhuận hai loại nền tảng
So sánh lợi nhuận hai nền tảng

Tình trạng của các nền tảng Stock hiện nay cung cấp rất ít quyền kiểm soát đối với nội dung được đăng tải, dù cho chúng thuộc quyền sở hữu của nhà sáng tạo. Điều cấp thiết cần cải thiện ở đây là có một nền tảng cho phép người sáng tạo có thể tùy chỉnh các thống số chính và các thỏa thuận cấp phép.

Những tiện ích cần có:

  • Cài đặt giá cho hình ảnh, video độc quyền (phải được thẩm định và đáng tin cậy)
  • Cài đặt thời gian giới hạn được phép sử dụng
  • Khả năng mở rộng thêm quyền và thời gian nếu cần thiết
  • Có thể giao tiếp giữa người mua và người bán để dễ dàng đạt thành thỏa thuận hơn

Mặc dù những tiện ích trên hoàn toàn có thể được xây dựng trên web2, nhưng nó không thể có sự minh bạch của blockchain. Việc đăng tải một nội dung lên blockchain cho phép bất kỳ bên nào quan tâm có thể xem xét các giao dịch trước đó của sản phẩm.

So sánh lợi nhuận hai loại nền tảng
So sánh lợi nhuận hai nền tảng

Trong khi trọng tâm chính của NFT hiện nay vẫn là giao dịch các loại hình ảnh, và số ít còn lại là video và một vài loại nội dung khác. Mọi người vẫn chỉ là giao dịch những nội dung không có nhiều giá trị nghệ thuật, nhưng nếu chúng ta có một nền tảng NFT trong lĩnh vực này thì họ có thể có lợi nhuận lên tới hàng trăm triệu USD. Ví dụ Doanh thu của một nền tảng Getty hiện tại là 140 triệu USD một năm thì khi đưa lên một NFT Marketplace có thể kiếm được khoảng 2,8 triệu USD nếu phí là 2,5% và 21 triệu USD nếu phí là 15%. Mặc dù trong thị trường tiền mã hóa 15% nghe có vẻ không khả thi nhưng với những nhà sáng tạo nội dung đã từng mất 85% cho mỗi lần bán hàng thì đây chính là chân lý, là ánh sáng cuối con đường đối với họ. Các bạn có thể nghĩ doanh thu như vậy vẫn còn là rất thấp so với một NFT marketplace thì chúng ta nên nhìn đến một tương lai xa hơn khi thị phần phát triển, thị trường lớn hơn thì con số 100 triệu USD không phải là không thể.

Nhận xét chung

Sự ảnh hưởng bởi công nghệ blockchain, đặt biệt là NFT, đã vươn tới tầm cao mới. Ta có thể cảm nhận sự phát triển này rất rõ ràng, khi mà các người nổi tiếng, các ông lớn đã bắt đầu thể hiện sự quan tâm của họ đối với ngành công nghiệm NFT này.

Nhưng tất cả chỉ mới là khởi đầu, hiện tại NFT mới chỉ dừng lại ở việc phát hành các sản phẩm mang tính nghệ thuật, và một vài sản phẩm khác nhưng tính ứng dụng còn rất nhỏ.

Trong tương lai NFT vẫn còn có thể phát triển rất mạnh nếu có thể đưa các sản phẩm hữu hình từ thế giới thực lên Blockchain. Như là bất động sản, các tài sản vật lý khác sẽ được đại diện bởi tài sản kĩ thuật số giúp bảo mật, hợp lý hóa các hoạt động và loại bỏ các bên trung gian. Thậm chí dung NFT thay cho các giấy tờ tùy thân để quản lý danh tính, mỗi thẻ NFT có đặc điểm riêng biệt và cũng có thể sử dụng để bảo vệ danh tính trong thế giới kỹ thuật số.

Một ngày nào đó, ví kỹ thuật số có thể chứa bằng chứng về mọi chứng chỉ, giấy phép và tài sản mà chúng ta sở hữu. Nhưng ngoài những lĩnh vực này, tiềm năng của NFT còn đi xa hơn nhiều vì chúng thay đổi hoàn toàn các quy tắc sở hữu.  Các giao dịch được ghi lại trên Blockchain là hoàn toàn đáng tin cậy vì thông tin không thể bị thay đổi. Hợp đồng thông minh có thể được sử dụng thay cho luật sư và tài khoản ký quỹ để tự động đảm bảo rằng tiền và tài sản được đổi chủ và cả hai bên đều tuân thủ các thỏa thuận của họ.Hơn nữa, nếu trong tương lai metaverse thực sự được phát triển, thì những thứ chúng ta mua ở đó cũng có thể được mua và bán dưới dạng NFT.

Nguồn tham khảo: Messari

Kết luận

Những bước phát triển tiếp theo này là không thể tránh khỏi. Khi mà tiềm năng đầy đủ của một nền kinh tế phi tập trung vẫn chưa được khai thác một cách chính xác. Chúng ta có thể nói rằng đây sẽ là một loại thị trường giao dịch trực tiếp và minh bạch hơn nhiều so với những gì chúng ta đã và đang làm.

Mong rằng qua bài viết đã giúp mọi người hiểu hơn về một thị trường màu mỡ mà NFT có thể khai thác. Các bạn có thể đọc thêm các bài viết về lĩnh vực NFT Workspace để có thêm thông tin về lĩnh vực cực kỳ tiềm năng này nhé. Cảm ơn mọi người đã đón đọc.