Tổng quan
The Merge có lẽ là sự kiện quan trọng nhất của cộng đồng Ethereum trong năm 2022, đánh dấu bước ngoặc đặc biệt, Ethereum chuyển từ đồng thuận PoW sang PoS. Rất nhiều người vui mừng với cột mốc này lịch sử này, nhưng cũng không ít người buồn, mà buồn nhất, có lẽ là các chủ nhân của dàn máy đào Ethereum (hay còn gọi là miner).
Liệu dàn “trâu cày” của Ethereum có thể đào được những đồng coin nào khác? Đây có lẽ là câu hỏi mà chủ các máy đào Ethereum quan tâm và cả cộng đồng crypto cùng quan tâm lúc này.
Hãy cùng GFI Blockchain tìm kiếm câu trả lời này trong bài viết bên dưới nhé.
Pow là gì? Cấu trúc máy đào cần thiết để phục vụ Ethereum Pow
Proof-Of-Work (PoW) là gì?
Sự đồng thuận của Nakamoto, sử dụng bằng chứng công việc (Proof-Of-Work), là cơ chế từng cho phép mạng Ethereum phi tập trung đạt được sự đồng thuận (tức là tất cả các node đều đồng ý) về những thứ như số dư tài khoản và thứ tự giao dịch. Điều này đã ngăn người dùng “chi tiêu gấp đôi” tiền của họ và đảm bảo rằng chuỗi Ethereum rất khó bị tấn công hoặc thao túng.
Proof-Of-Work và khai thác
Proof-of-work là thuật toán cơ bản đặt ra độ khó và quy tắc cho công việc mà các thợ đào thực hiện trên các blockchain bằng chứng công việc. Khai thác là “công việc” của chính nó. Đó là hành động thêm các khối hợp lệ vào chuỗi. Điều này rất quan trọng vì độ dài của chuỗi giúp mạng tuân theo đúng nhánh rẽ của chuỗi khối. Càng nhiều “công việc” được thực hiện, chuỗi càng dài và số khối càng cao, mạng càng chắc chắn về trạng thái hiện tại của mọi thứ.
Khai thác ethereum là gì?
Khai thác là quá trình tạo một khối giao dịch để thêm vào chuỗi khối Ethereum trong kiến trúc bằng chứng công việc hiện không được dùng nữa của Ethereum.
Từ khai thác bắt nguồn trong bối cảnh của sự tương tự vàng đối với tiền mã hóa. Vàng hoặc kim loại quý rất khan hiếm, mã token kỹ thuật số cũng vậy và cách duy nhất để tăng tổng khối lượng trong hệ thống bằng chứng công việc là thông qua khai thác. Trong Ethereum bằng chứng công việc, phương thức phát hành duy nhất là thông qua khai thác. Tuy nhiên, không giống như vàng hoặc kim loại quý, khai thác Ethereum cũng là cách để bảo mật mạng bằng cách tạo, xác minh, xuất bản và truyền bá các khối trong chuỗi khối.
Khai thác ether = Bảo mật mạng.
Tại sao thợ mỏ tồn tại?
Trong các hệ thống phi tập trung như Ethereum, cần đảm bảo rằng mọi người đều đồng ý về thứ tự giao dịch. Các miner đã giúp điều này xảy ra bằng cách giải các câu đố khó tính toán để tạo ra các khối, bảo vệ mạng khỏi các cuộc tấn công.
Bất kỳ ai trước đây đều có thể khai thác trên mạng Ethereum bằng máy tính của họ. Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể khai thác ether (ETH) một cách sinh lợi. Trong hầu hết các trường hợp, các miner phải mua phần cứng máy tính chuyên dụng và có quyền truy cập vào các nguồn năng lượng rẻ tiền. Máy tính trung bình không có khả năng kiếm đủ phần thưởng khối để trang trải chi phí khai thác liên quan.
Cấu hình máy tính có thể sử dụng dùng khai thác Ethereum
Thiết bị đào Ethereum trên thị trường rất đa dạng, có thể dùng các loại card VGA với đa dạng giá để đào. Hiện thị trường phổ biến là card GPU/VGA của hãng AMD, Nvidia là được các “Miner” ưa chuộng sử dụng.
Với AMD thì các dòng thấp như AMD RX 460, AMD RX 470 trở lên, với Nvidia thì các dòng thấp Nvidia CMP 220HX , Nvidia CMP 170HX trở lên có thể tham gia đào được. Tuy nhiên, các dòng càng cao, tốc độ càng nhanh thì Miner sẽ khai thác được nhiều hơn nhưng giá thành mua dòng cao cấp sẽ tốn kém hơn.
Các bạn có thể tham khảo danh sách các dòng AMD và Nvidia bên dưới.
Ngày 15/9/2022 Ethereum chính thức Merge, hệ thống đồng thuận Ethereum Pow chính thức chuyển sang PoS, và dàn “trâu cày” Ethereum chính thức thất nghiệp sau nhiều năm làm việc. Nhưng, “tiền không ngủ”, tiền phải làm việc, và dàn “trâu cày” phải làm việc để kiếm tiền cho Miner, vậy dàn máy đào này sẽ tiếp tục làm việc ở đâu?
Để xử lý vấn đề này, chúng ta cần 2 giải pháp:
- Có thể tận dụng được không? Nếu không thì thanh lý và thu hồi vốn là phương án dễ dàng nhất.
- Nếu có thể tận dụng được thì đồng coin nào có thể sử dụng các máy đào của Ethereum để cày?
Có thể tận dụng các mày đào Ethereum được không?
Bài toán tận dụng máy đào thì chắc chắn là được, tuy nhiên với từng cấu hình khác nhau thì hiệu quả sẽ khác nhau.
Mặt khác, hệ thống máy đào Ethereum đã phát triển nhiều năm nay, với quy mô rất lớn, để tận dụng được hết lượng máy này, chúng ta lại đặt câu hỏi là liệu thị trường các đồng coin còn lại có đủ sức để hấp thụ lượng máy đào hiện nay của Ethereum không.
Theo nghiên cứu của hãng Luxor về Hashrate index thì tính đến ngày 6 tháng 9 năm 2022, tỷ lệ băm mạng trung bình của Ethereum là 874. Phần cứng trị giá 8 tỷ đô la ước tính thúc đẩy tỷ lệ băm này.
Nhiều hashrate hơn có nghĩa là khối nhanh hơn, đồng nghĩa với độ khó khai thác cao hơn. Độ khó càng cao, càng ít phần thưởng mà người khai thác có thể thu được trên mỗi đơn vị hashrate. Có thể hiểu là, chỉ có một số ít các altcoin PoW khả thi có thể sử dụng hashrate khai thác ETH sau khi hợp nhất và các mạng này thường ít sinh lợi hơn nhiều so với Ethereum hiện tại.
Các nghiên cứu của Luxor cho thấy rằng chỉ khoảng 16% có thể tái sử dụng hiệu quả (đạt mức hòa vốn trở lên) còn lại 84% thì thanh lý và thu hồi vốn (là lựa chọn hợp lý cho chủ máy đào). Do đó, việc lựa chọn máy đào và coin để đào hiệu quả từ nguồn máy đào của Ethereum thải ra để đạt hiệu quả là vấn đề cần phải nghiên cứu kỹ lưỡng.
Bạn có thể tham khảo thêm các đề xuất dưới đây của GFI về lựa chọn coin đào hiệu quả.
Các đồng coin có thể sử dụng máy đào của Ethereum
Trước khi đi sâu vào chi tiết hiệu quả các đồng coin khi sử dụng trâu cày của Ethereum, dưới đây là danh sách các đồng coin vẫn sử dụng đồng thuận PoW.
Chúng ta sẽ cùng xem xét hiệu quả 4 đồng coin tiêu biểu khi sử dụng “trâu cày” của Ethereum.
ETC (Ethereum Classic)
Ethereum Classic là một chuỗi được tách ra từ chính Ethereum vào năm 2016. Với ETC có rất nhiều phần cứng có thể dùng để đào được.
Để đo hiệu quả ta có thể lấy một số thông số đầu vào cụ thể như: giá điện 0.12 USD khw/h, đây là mức giá điện trung bình hiện nay tại Việt Nam, với giá ETC hiện tại ta có thể thấy các phần cứng có thể có lợi nhuận tốt là:
- JasMiner X4 Server (2500 MH/s) lợi nhuận 3.07 USD/ngày
- iPollo V1 Classic lợi nhuận 0.47 USD/ngày
- JasMiner X4 Server (520 MH/s) lợi nhuận 0.67 USD/ngày
- JasMiner X4 Server (450 MH/s) lợi nhuận 0.48 USD/ngày
- Nvidia CMP 220HX lợi nhuận 0.55 USD/ngày
- AMD RX 6950 XT lợi nhuận 0.2 USD/ngày
- AMD RX 6650 XT lợi nhuận 0.1 USD/ngày
Các dòng phần cứng khác hoặc lợi nhuận quá bé hoặc là lỗ nếu so với mức giá điện hiện nay. Phần lợi nhuận trên cũng chưa tính đến khấu hao thiết bị phần cứng.
EthereumPoW (ETHW)
Nếu ETC là bản fork của Ethereum từ 2016 thì ETHW cũng chính là bản fork khác từ Ethereum 2022. Vào ngày 15/9/2022 sau sự kiện The Merge, khi Ethereum chuyển qua PoS, thì phần còn lại vẫn giữ và vận hành PoW và đặt tên là Ethereum PoW. Tất nhiên, dàn “trâu cày” trước đây vẫn sử dụng được và đào được đồng ETHW.
Trên là bảng tổng hợp các phần cứng GPU/VGA đào ETHW và tính toán lợi nhuận tương ứng.
JasMiner X4 Server (2500 MH/s) cho lợi nhuận 3.03 USD/ngày, đây có lẽ là trâu cày vô địch trong các dàn đào coin trên thị trường, giá của nó hiện này khoảng 104 triệu đồng.
Các máy đào còn lại cho lợi nhuận thấp hơn là AntMiner E9: 0.7 USD/ngày, JasMiner X4 Server (520 MH/s): 0.66 USD/ngày, Nvidia CMP 220HX: 0.54 USD/ngày. Các dòng này chênh lệch khá lớn so với JasMiner X4 Server (2500 MH/s), tuy nhiên vẫn hiệu quả hơn rất nhiều so với khi đào các đồng coin khác.
(RVN) Ravencoin
Ravencoin là một giao thức dựa trên một nhánh của mã Bitcoin, bổ sung các tính năng đặc biệt tập trung vào việc cho phép phát hành mã token trên chuỗi khối Ravencoin. Những mã token này có thể có bất kỳ đặc tính nào mà vấn đề mã token quyết định. Vì vậy chúng có thể bị giới hạn về số lượng, được đặt tên và được phát hành dưới dạng chứng khoán hoặc dưới dạng đồ sưu tầm.
Hầu hết các dòng GPU/VGA của hãng AMD và Nvidia đều sử dụng để đào coin RVN được, tuy nhiên với giá điện và giá RVN hiện tại thì tất cả đều cho lợi nhuận âm, các dòng Nvidia RTX 3080Ti, 3090, 3080LHR và 3080 đều cớ mức lỗ trên 0.4 USD/ngày.
Các dòng AMD 6800XT, RX590, 580 mức lỗ lần lượt 0.47 USD/ngày 0.4 USD/ngày và 0.36 USD/ngày. Đây là các dòng phần cứng AMD có mức ỗ cao nhất. Tuy nhiên, nếu tính trung bình, AMD vẫn ít lỗ hơn so với Nvidia khi đào coin RVN.
ERG (Ergo)
Ergo là nền tảng hợp đồng thông minh Proof of Work thế hệ tiếp theo cho phép các mô hình tương tác tài chính mới, được củng cố bởi ngôn ngữ kịch bản phong phú và an toàn được xây dựng với các bằng chứng Zero-Knowledge (giao thức Σ) linh hoạt và mạnh mẽ.
Cũng như RVN, Ergo có thể được đào bởi đa dạng cấu hình phần cứng GPU/GVA của hàng Nvidia và AMD. Hiện tại thì Avidia GTX1050, 1050 Ti và AMD RX550 là tạo ra lợi nhuận khi đào, tuy nhiên, lợi nhuận rất bé không đáng kể. Còn lại các cấu hình Nvidia và AMD khác cho mức gần hòa vốn và lỗ.
Bảng tổng hợp
GFI thống kê lại giúp bạn đọc có thể hình dung, cấu hình tốt nhất máy có thể tận dụng để đào trên mỗi mạng và lợi nhuận tốt nhất mang lại như sau:
=> ETC và ETHW hiện tại cho hiệu quả cao nhất với dàn máy JasMiner X4 Server (2500 MH/s), lợi luận tại thời điểm viết bài là 3.5$, xấp xỉ 80.000đ, đấy là với dòng máy tốt nhất có thể sử dụng để đào cho từng loại coin nhé.
Đến đây, có lẽ các bạn cũng có thể lựa chọn phương án là tận dụng tiếp hay không, và tận dụng giàn máy đào từ ETH để đào coin nào nhé.
The Merge là gì ? PoS là gì?
The Merge là sự kiện nâng cấp của mạng Ethereum thể hiện sự chuyển đổi chính thức từ cơ chế đồng thuận Proof-of-Work (POW) sang Proof-of-Stake (POS). Khi bản nâng cấp được hoàn thành, chuỗi Ethereum 2.0 sẽ được ra đời với sự hợp nhất giữa chuỗi Ethereum mainet hiện tại và chuỗi Beacon.
Proof-of-stake (PoS) làm nền tảng cho các cơ chế đồng thuận nhất định được sử dụng bởi các blockchain để đạt được sự đồng thuận phân tán. Trong bằng chứng công việc, các thợ đào chứng minh rằng họ có vốn rủi ro bằng cách sử dụng năng lượng. Ethereum sử dụng bằng chứng cổ phần, trong đó các nhà xác nhận đặt vốn một cách rõ ràng dưới dạng ETH vào một hợp đồng thông minh trên Ethereum.
Số ETH đã staking thì sau đó hoạt động như một tài sản thế chấp có thể bị phá hủy nếu trình xác thực hành xử không trung thực. Sau đó, trình xác nhận có trách nhiệm kiểm tra xem các khối mới được truyền qua mạng có hợp lệ hay không và đôi khi tự tạo và truyền các khối mới.
Các bạn có thể tham khảo thêm các bài viết về chủ đề The Merge sau đây:
- Giải mã chi tiết Ethereum hậu The Merge -> Xem tại đây
- The Merge và 3 kịch bản có thể xảy ra -> Xem tại đây
- The Merge Countdown – Bạn nên làm gì? -> Xem tại đây
Kết luận
Trước sự kiện The Merge, rất nhiều đồng coin đào đã xx nhiều lần như RVN, ETC… Tuy nhiên, sau sự kiện The Merge các đồng này đều giảm nhanh như cách tăng của chúng. Ngoài Bitcoin, có lẽ dòng coin đào dường như sẽ càng lụi tàn trong tương lai, khi mà hiệu quả mang lại rất thấp, tiêu hao năng lượng lại lớn. Càng ngày sẽ càng nhiều rào cản cho hệ “coin đào” khi phong trào tiết kiệm năng lượng tăng lên mạnh mẽ, cùng với đó là giá năng lượng càng ngày càng cao.
Việc có thể tận dụng dàn “trâu cày” của Ethereum để đào các đồng coin khác giúp các Miner có thể khấu hao thiết bị, tuy nhiên, khai thác đem lại lợi nhuận thì rõ ràng là một bài toán khó. Mặt khác, chính phủ các nước có khả năng cấm khai thác coin đào như Trung Quốc đã làm với Bitcoin, nhằm mục đích đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia, đây là rào cản pháp lý rất lớn mà Miner cần quan tâm.
Các phân tích trên phần nào giúp bạn định hình được việc chiến lược dài hạn có nên tiếp tục tham gia mặt trận “coin đào” hay không. Ngoài ra, GFI Blockchain cũng liên tục cập nhật các thông tin, phân tích, báo cáo về ngành công nghiệp blockchain để các bạn theo dõi và cập nhật nhé.