Chủ đề PMM của DODO Series này cũng khá dài rồi, nên GFS Blockchain sẽ để bài này khép lại chủ đề PMM cho mọi người không bị nhàm chán. Nếu bạn đã đi được từ đầu tới bài viết này, đó là điều quá tuyệt vời.
Bài trước, chúng ta đã thấy được mô hình xây dựng PMM của DODO, và cũng đã hiểu được cách cân bằng pool PMM của nó.
Ngoài những tham số như số lượng token, giá market (thị trường) được cung cấp bởi oracle, thì PMM còn có một biến số cực kỳ quan trọng đó chính là k.
K là một biến số thay đổi linh hoạt tùy theo từng trường hợp khác nhau của market và được gọi là “Liquidity Parameter”.
- Khi k=0: cũng đồng nghĩa với việc DODO sẽ mua hay bán token đó theo giá của thị trường một cách mặc định, nó được thể hiện bằng đường thẳng trên hình vẽ: P = i.
- Khi k tăng lên: đường giá cũng trở nên cong hơn, do đó tính thanh khoản của pool càng trở nên nguy hiểm hơn. Vì nhiều tài sản đang được đặt ở vị trí cao hơn và xa hơn so với giá trị trường, dẫn tới việc nó không được sử dụng hoặc sử dụng không đầy đủ.
- Khi k tăng lên tới 1: gần như phần tài sản nằm ở giá thị trường sẽ bị loại bỏ hoàn toàn và trở về đúng như mô hình cũ của AMM chuẩn, đang được Uniswap sử dụng.
Thông thường khi hoạt động, PMM sẽ luôn khuyến nghị là một giá trị đủ nhỏ chẳng hạn như 0.1, điều này giúp cung cấp tính thanh khoản tốt hơn 10 lần so với thuật toán AMM tiêu chuẩn.
GIỜ THÌ CHÚNG TA SẼ ĐẾN VỚI MỘT SỐ CONCEPT THƯỜNG GẶP CỦA PMM:
Maintenance (bảo trì)
Phí bảo trì thường sẽ được thu từ những gì người mua nhận được và chuyển trực tiếp cho người bảo trì (maintainer). Maintainer này có thể là một nhóm phát triển, một tổ chức hay một DAO.
Tuy nhiên với DODO thì phí bảo trì này đang là 0.
Withdraw (rút ra)
Việc withdraw cũng là nguyên nhân thay đổi đường cong giá PMM và có thể gây tổn thất cho các liquidity providers. DODO tính phí rút tiền của các liquidity providers cho việc rút tài sản của họ khỏi pool và phân phối nó cho những nhà cung cấp thanh khoản còn lại.
Cơ bản, việc rút tiền khiến cho đường cong giá ngày càng dốc hơn, dẫn tới việc những token dư thừa sẽ có sức mua ít hơn so với những token bị thiếu hụt. Thuật toán PMM quy định rằng phí rút tiền là bắt buộc để rút token trong những trường hợp này. Mức độ phí sẽ tương đương với tổng thiệt hại của tất cả các LP do việc rút tiền gây ra. Và phí này sẽ được phân phối trực tiếp cho các LP chưa rút.
Deposit rewards (phần thưởng nạp vào)
Phần thưởng sẽ được phân phối cho những người deposit quote token hay base tokens, khi pool phải đối mặt với tính trạng thiếu hụt token hoặc mất cân bằng. Đây cũng là một cách khuyến khích việc deposit để đưa pool về trạng thái cân bằng.
Ở đây chúng ta sẽ lưu ý rằng, cả phần thường cho việc deposit và withdraw chỉ đáng kể khi hệ thống lệch rất xa với trạng thái cân bằng. Vậy nên các trader thường bỏ qua sự tồn tại của khoản lãi hay lỗ này. Tất nhiên, các trader cũng được khuyến khích kiếm lợi từ việc này nếu họ muốn. Để làm điều này, đơn giản là họ chỉ cần deposit để kiếm phần thường khi hệ thống bị lệch khỏi vị trí cân bằng, sau đó rút tiền khi hệ thống trở lại trạng thái cân bằng để tránh phí rút tiền.
Kết luận
Trên đây, GFS Blockchain đã cung cấp thông tin cập nhật mới về dự án DODO với DODO Series #10: Phần cuối cho PMM.
Hàng tuần, GFS sẽ cập nhật các thông tin mới nhất về dự án DODO, mọi người hãy thường xuyên theo dõi tại website và đừng quên tham gia vào nhóm cộng đồng của GFS để thảo luận với các thành viên khác nhé.