Mạng lưới Tron đã ghi nhận doanh thu 577 triệu đô trong quý 3/2024, đánh dấu một cột mốc quan trọng trong lịch sử phát triển của mạng. Kết thúc quý 3/2024 với nhiều biến động, doanh thu này chủ yếu đến từ hoạt động staking (74%) và việc đốt coin (26%).
“Dữ liệu doanh thu của TRON quý 3 đã được công bố. Tổng doanh thu quý 3 là 577 triệu đô , cao nhất kể từ khi giao thức ra đời, tăng 43% so với quý 2. Chúng tôi tin rằng quý 4 sẽ tiếp tục tăng trưởng mạnh hơn so với quý 3.” H.E. Justin Sun chia sẻ.
Theo dữ liệu từ Token Terminal, tổng phí và doanh thu của Tron chỉ đứng sau gã khổng lồ stablecoin Tether với 1,2 tỷ đô. Trong khi đó, Ethereum chỉ kiếm được gần 257 triệu đô, còn Bitcoin thì khiêm tốn với 56,3 triệu đô.
Sự gia tăng doanh thu kỷ lục của Tron chủ yếu được thúc đẩy bởi hoạt động stablecoin đang phát triển mạnh mẽ, cùng với sự tham gia vào thị trường memecoin gần đây.
Cùng với trào lưu memecoin đang bùng nổ thông qua bệ phóng pump.fun trên Solana, nhiều blockchain khác cũng đã ra mắt một “pump.fun” trên mạng lưới của mình để thúc đẩy hệ sinh thái memecoin. Nổi bật trong số này là Sun Pump trên Tron, nhờ sự hỗ trợ của Justin Sun. Thậm chí đã có lúc Sun Pump đe dọa vị thế pump.fun.
Sự xuất hiện của Sun Pump đã giúp đẩy mạnh các đồng memecoin trên hệ Tron như SUNDOG, SUNWUKONG,… Tính đến thời điểm đưa tin, giao thức này đã tạo ra 5,4 triệu đô doanh thu.
Dĩ nhiên, sau khoảng thời gian ngắn hot-hit, trào lưu meme trên hệ Tron đã hạ nhiệt phần nào, nhưng cũng kịp giúp mạng lưới của Justin Sun ghi tên mình vào “bản đồ memecoin” toàn ngành.
Ngoài ra, không thể không nhắc đến yếu tố làm nên “tên tuổi” của mạng lưới Tron, chính là đôT TRC-20. Gần đây, Tron cũng đã hợp tác với Tether để thành lập liên minh chống tội phạm blockchain với những thành tựu nhất định.
Theo dữ liệu từ DefiLlama, Tron hiện đang đứng sau Ethereum với tư cách là blockchain lớn thứ hai dành cho stablecoin, chiếm gần 35% trong tổng vốn hóa thị trường stablecoin trị giá 172 tỷ đô. Chiếm hơn 98% hoạt động stablecoin trên Tron chính là “ông vua” Tether.
Mạng lưới Tron rất phổ biến với người dùng ở Nam Mỹ và Châu Phi, nơi các quốc gia trải qua lạm phát triền miên, làm đồng nội tệ mất giá. Vì vậy, người dân ở đây luôn có nhu cầu sử dụng và giao dịch những đồng tiền ổn định neo giá với đồng ngoại tệ như Đô la Mỹ. Từ đó mang lại lợi thế cho USDT trên Tron.