1. DCA là gì?

DCA – viết tắt của Dollar Cost Averaging có nghĩa là Chiến lược Trung bình giá. Bằng cách phân chia tổng số vốn đầu tư thành nhiều phần nhỏ và mua vào từng thời điểm giá khác nhau theo chu kì nhất định, DCA cho phép cá nhân giảm thiểu sự biến động dữ dội của thị trường Crypto.

Phương pháp này đã được chứng minh là một trong những cách hiệu quả nhất và an toàn nhất để tích lũy lợi nhuận.

DCA là gì?
DCA là gì?

Với cùng số tiền đầu tư:

  • Khi giá giảm: số lượng tài sản mua được nhiều hơn
  • Khi giá tăng: số lượng tài sản mua được ít hơn.

Kỹ thuật DCA không đảm bảo rằng nhà đầu tư sẽ không mất tiền đầu tư. Thay vào đó, nó cho phép đầu tư theo thời gian thay vì đầu tư như một khoản tiền gộp và thường phổ biến trong lĩnh vực đầu tư chứng khoán và tiền mã hóa.

Cách tính DCA Chiến lược Trung bình giá

Cách tính DCA Chiến lược Trung bình giá
Cách tính DCA Chiến lược Trung bình giá

Giả sử bạn có mục tiêu đầu tư vào thị trường Crypto mua Bitcoin (BTC) với:

Tổng số vốn là: $100,000

Lần mua 1: mua giá $60,000/1 BTC

Lần mua 2: tiếp tục mua giá $40,000/1 BTC

Như vậy bạn đã sở hữu 2 BTC. Ta tính điểm hòa vốn và lợi nhuận như sau:

  • Hòa vốn: Khi giá BTC lên $50,000, ta có: 2 BTC x $50,000 = $100,000 (Điểm trung bình giá: $50,000)
  • Có lợi nhuận: Khi BTC lên $60,000, ta có: 2 BTC x $60,000 = $120,000 tức Lãi $20,000 (Giá rải vốn ban đầu: $60.000)

2. Chiến lược trung bình giá DCA hiệu quả

Ta có thể sử dụng 1 Bài toán để cùng tìm hiểu cách sử dụng chiến lược DCA hiệu quả nhất

Với tổng vốn $1,000 đầu tư. Chúng ta hãy tìm hiểu kết quả có thể có của Chiến lược đầu tư all in trước khi đi sâu vào các kỹ thuật liên quan

2.1. Chiến lược All in

Đầu tư tổng cộng $1,000 vào một coin trị giá $50/coin. Như vậy, bạn có thể mua 20 coin trong một lần mua. Điều gì sẽ xảy ra nếu bạn chọn bán khi giá ở mức $40, $60 hoặc $80?

Lợi nhuận khi dùng chiến lược All in
Lợi nhuận khi dùng chiến lược All in

Sau khi có kết quả lợi nhuận từ chiến lược All in, hãy cùng GFS so sánh lợi nhuận của chiến lược All in và chiến lược DCA trong 3 hoàn cảnh sau: Với tổng vốn $1,000 đầu tư lần lượt 4 lần, tương ứng $250 mỗi lần mua.

2.1. DCA hoạt động trong thị trường đi xuống (Bear Market)

Giả sử giá giảm đều đặn tại mỗi khoảng thời gian được xác định trước, giá là $50, $35, $30 và $25.

Trong trường hợp này, số vốn đầu tư $1,000 đã tích lũy được 30.4 coin.

DCA khi thị trường đi lên
DCA khi thị trường đi lên

Vậy Giá trung bình 1 coin lúc này = tổng vốn $1,000/ 30,4 coin = $32,89

Lợi nhuận sẽ như bảng sau tại giá bán 40$, 60$ và 80$:

Lợi nhuận DCA khi thị trường đi xuống
Lợi nhuận DCA khi thị trường đi xuống
  • Hiệu quả:  Việc sử dựng chiến lược Trung bình giá – DCA trong thị trường đi xuống giúp giá mua của bạn giảm theo thời gian, số coin tích lũy và lợi nhuận tăng nhiều hơn so với chiến lược All in

2.3. DCA hoạt động trong thị trường đi lên (Bull Market)

Giả sử giá giảm đều đặn tại mỗi khoảng thời gian được xác định trước, giá là $50, $65, $70 và $80.

Trong trường hợp này, số vốn đầu tư $1,000 đã tích lũy được 15.5 coin

DCA khi thị trường đi lên
DCA khi thị trường đi lên

Vậy Giá trung bình 1 coin lúc này = tổng vốn $1,000/ 15.5 = $64.5

  • Lợi nhuận sẽ như bảng sau tại giá bán 40$, 60$ và 80$:
Lợi nhuận của DCA khi thị trường đi lên
Lợi nhuận của DCA khi thị trường đi lên

Không hiệu quả: Có thể thấy DCA khi thị trường tăng giá khiến cho lợi nhuận giảm đi đáng kể từ khoản đầu tư ban đầu so với chiến lược All in

2.4. DCA hoạt động trong thị trường đi ngang (Flat Market – Sideway)

Giả sử giá mua của 1 coin đi ngang: 50$, 55$, 40$, và 60$, tại mỗi khoảng thời gian mà bạn đầu tư $250. Cuối cùng, bạn sẽ có tổng cộng 18,9 coin, gần hơn một chút với 20 coin được mua với giá $1,000 một lần với giá $50/coin.

Không quá hiệu quả: Ở đây bạn sẽ không thấy tác động quá nhiều của chiến lược DCA so với chiến lược All in

3. So sánh Chiến lược DCA và chiến lược All in

So sánh giữa chiến lược Trung bình giá DCA, và chiến lược All in
So sánh giữa chiến lược Trung bình giá DCA, và chiến lược All in

Bởi vì bạn đã quản lý vốn để mua nhiều coin hơn theo từng mốc giá khác nhau. Nên khoản đầu tư của bạn sẽ phát triển nhanh hơn. Ngay cả khi chiến lược all in thua lỗ, Chiến lược DCA vẫn có thể tạo ra lợi nhuận.

4. Ưu và nhược điểm khi sử dụng DCA

4.1. Ưu điểm

  • Giảm rủi ro: DCA giúp tránh rủi ro phát sinh từ việc đánh giá sai thị trường
  • Dễ quyết định điểm đầu tư: Chiến lược DCA giúp nhà đầu tư loại bỏ các quyết định đầu tư dựa trên cảm xúc tham lam, sợ sệt
  • Phù hợp: Phù hợp cho những nhà đầu tư dài hạn và kể cả người mới bắt đầu khi không có quá nhiều kiến thức phân tích kỹ thuật và thị trường.

4.2. Nhược điểm

  • Phí giao dịch tăng: Chiến lược DCA đòi hỏi phải mua nhiều lần dẫn đến phí giao dịch tăng đáng kể, đặc biệt là khi sử dụng dịch vụ môi giới cho các sàn giao dịch tiền mã hóa.
  • Thị trường tăng: Những khoản lỗ tiềm ẩn do giá mua càng cao theo thời gian khiến cho chiến lược Trung bình giá giảm tính năng hiệu quả của nó

5. Lời kết

Chiến lược Trung bình giá là một chiến lược đầu tư hiệu quả cho người mới bắt đầu và các nhà đầu tư ít thiên về kỹ thuật, đặc biệt là khi đầu tư dài hạn vào một thị trường đầy biến động. Như đã thảo luận trong bài viết này, xác suất đánh giá sai thị trường sẽ thấp và rủi ro do các quyết định đầu tư dựa trên cảm xúc giảm xuống.

Trên đây là thông tin về chiến lược trung binh giá – DCA và cách giao dịch trong thị trường Crypto

Hãy đón đọc bài viết mới tiếp theo cho “Newbie” tại chuyên mục Dành Cho Người Mới của GFS Blockchain. Và đừng quên tham gia vào nhóm cộng đồng của GFS để thảo luận với các thành viên khác nhé:

0 0 đánh giá
Article Rating