“On-chain” là một khái niệm phổ biến trong lĩnh vực blockchain và tiền mã hóa. Nó thường được sử dụng để mô tả các hoạt động, giao dịch, và các chức năng khác được thực hiện trực tiếp trên blockchain. Bài viết này nhằm giải thích, sử dụng các phương pháp phân tích on-chain phổ biến mà có thể cung cấp được cho nhà đầu tư để ra quyết định chính xác hơn trong việc đầu tư.

Giới thiệu

Với đặc thù là tính minh bạch, rõ ràng của các giao dịch trong blockchain. Bên cạnh các phân tích kĩ thuật (PTKT), phân tích cơ bản (PTCB) như các sản phẩm truyền thống. Thị trường crypto còn sử dụng phân tích trên chuỗi hay phân tích on-chain (PTOC) trong việc phân tích hành vi ví, theo dõi hoạt động các quỹ đầu tư hay kiểm tra phân bổ token trong 1 dự án, etc. Dưới đây là một số ứng dụng cụ thể cũng như một số công cụ on-chain hỗ trợ bạn trong quá trình tìm hiểu tổng hợp các dữ liệu on-chain được trực quan và dễ dàng hơn.

Các phương pháp phân tích on-chain phổ biến

1.1 On-chain Bitcoin Network

Sự hình thành của Bitcoin chính là nền tảng quan trọng để thị trường Crypto phát triển cho đến tận ngày nay. Sự biến động trong giá cả Bitcoin ảnh hưởng mạnh mẽ đến biến động toàn bộ thị trường, do đó việc nắm rõ các chỉ số biến động trong mạng lưới Bitcoin hiện tại cho phép bạn có thể hiểu sâu hơn các hành vi của từng ví.

Glassnode là một công cụ khá hữu ích cho phép các bạn có thể xem được đa dạng nhiều chỉ số từ mạng lưới, hành vi ví, và cả tuỳ chỉnh các thông số cho phép bạn có thể nhìn được các góc nhìn khác nhau.

1 1

Các chỉ số quan trọng hữu ích dễ hiểu là:

  • Bitcoin: Accumulation Trend Score (7d Moving Average) là chỉ số cho phép các bạn có thể thấy được hiện tại xu hướng hành vi tích luỹ hay phân phối ở các ví trong mạng lưới Bitcoin đang như thế nào, càng đậm đồng nghĩa với sự tích luỹ đang diễn ra khá mạnh, thường là Bullish, trong khi càng nhạt cho thấy phân phối đang diễn ra thường báo hiệu viễn cảnh Bearish sắp tới có thể xảy ra.

2

3

1.2 Phân tích hoạt động ví trên chuỗi

Phân tích hành vi ví là việc phân tích hoạt động của 1 cá nhân/ ví dựa trên lịch sử giao dịch/ các hoạt động trên mạng lưới của ví/ cá nhân đó. Với việc phát triển các công cụ on-chain social như Debank, Arkham Intelligent. Việc kiểm tra hoạt động ví cũng trở nên dễ dàng hơn.

Ví dụ với giao diện Debank của ví 0x7bfee dưới đây, người dùng có thể kiểm tra:

4

  • Tổng giá trị balance của ví trên nhiều chain khác như Ethereum, Optimism, Manta Pacific, etc.
  • Các giao thức ví đang tham gia và giá trị tham gia ở các nền tảng DeFi khác nhau
  • Các giao dịch được thực hiện trên ví theo thời gian cũng được ghi lại trên nền tảng Debank

Debank sẽ là một công cụ on-chain rất có lợi nếu anh em có sẵn các ví “smart money” của riêng mình. Việc theo dõi hoạt động các ví này sẽ trả ra nhiều insight liên quan đến khía cạnh đầu tư ví dụ như list ví của anh em, cụ thể trong một giai đoạn có xu hướng một hay một nhóm token. Điều này cũng có thể hiểu đồng nghĩa với việc họ đang đánh giá cao về một xu hướng cụ thể trong thị trường ở các thời điểm khác nhau. Từ đó, anh em có thể tinh chỉnh portfolio cá nhân để phù hợp với xu hướng hiện tại.

1.3 Phân tích tỉ trọng phân bổ token trong 1 dự án (Token Balance Distribution)

Là một holder chân chính, bao giờ bạn thắc mắc token bạn đang nắm giữ, ngoài bạn còn ai đang ngồi chung “chuyến thuyền định mệnh” này? Ai sẽ là những người có ảnh hưởng đến với token dự án mà bạn đang cầm?   

5

Đây là câu hỏi thường gặp trong giai đoạn due diligence một dự án bất kì. Với các công cụ on-chain như Nansen, các câu hỏi về token balance distribution trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết khi Nansen đã giúp bạn tổng hợp hầu hết các thông tin cần của 1 ví giữ token như lượng token trong ví, thay đổi của token balance trong ví trong 24 giờ, 7 ngày, 30 ngày.

Trong trường hợp không có tài khoản Nansen, có những bên hỗ trợ dashboard miễn phí với công dụng tương tự như Dune dashboard ở đây.

Trong trường hợp,  Bên cạnh các dữ liệu được tổng hợp sẵn từ Nansen, việc các explorer hoặc các nền tảng phân tích mở như Dune, Flipside hỗ trợ công việc truy xuất dữ liệu trên chuỗi giúp việc tùy biến các thông tin cũng dễ dàng hơn. Ví dụ dưới đây là 1 thông kê tổng hợp top ví 100 EOA token $PEOPLE theo độ tuổi ví.

6

Qua lược đồ có thể thấy hầu hết các top ví PEOPLE xuất hiện cách đâu 300 ngày và balance không đổi cho thời điểm trong giai đoạn thống kê. Từ đây, anh em cũng có thể đoán được giá mua trung bình của các ví và mức ROI của các top ví. Từ đó tinh chỉnh các quyết định đầu tư thông qua các thông tin tổng hợp.

Tổng kết

Như vậy, phân tích on-chain cung cấp một công cụ vô giá cho các anh em nhà đầu tư trong việc tận dụng sự minh bạch và không thể thay đổi của dữ liệu blockchain, cá nhân có thể ra dựa vào những thông tin để bảo đảm các quyết định đầu tư hiệu quả chắc chắn hơn, giảm thiểu rủi ro và tận dụng cơ hội trong không gian tài tiền điện tử đầy rẫy những cạm bẫy, scam, etc.

Tuy nhiên, điều quan trọng đối với anh em sử dụng các công cụ phân tích trên chuỗi, bên cạnh những ưu điểm không cần bàn cải của nó, việc nhận biết các hạn chế của các công cụ vẫn là điều cần thiết. Như câu chuyện “Thầy bói xem voi”, một phần sự thật chưa bao giờ là sự thật. Với việc bổ sung thêm các gốc nhìn khác như phân tích kĩ thuật hoặc phân tích cơ bản sẽ giúp anh em có gốc nhìn tổng thể hơn về 1 dự án hoặc sản phẩm. Lời cuối, hi vọng anh em có thêm 1 gốc nhìn trong bài viết này và chúc anh em có những thành công trong quá trình đầu tư crypto.