Tổng quan

Whitelist một thuật ngữ khá quen thuộc đối với các nhà đầu tư crypto, đây là một trong những yếu tố quan trọng và được sử dụng phổ biến trong các sự kiện gọi vốn (ICO, IDO, IEO,…). Thời gian gần đây, chắc hẳn bạn sẽ thường nghe đến cụm từ “săn” Whitelist đang rất phổ biến, đây là một hình thức giúp những người may mắn có được cơ hội gia tăng lợi nhuận đầu tư của mình. Vậy Whitelist là gì? Hôm nay hãy cùng GFS tìm hiểu về thuật ngữ này nhé!

Whitelist là gì?
Whitelist là gì?

Whitelist là gì?

Whitelist được dịch ra là danh sách trắng, trong blockchain Whitelist được hiểu là một thuật ngữ liên quan đến sự kiện Initial Coin Offering – là hình thức Phát hành coin lần đầu tiên của thị trường Crypto (ICO). Cụ thể hơn thì Whitelist là danh sách những người đăng ký tham gia may mắn có được cơ hội mua sớm một loại token của một dự án nào đó với giá ưu đãi trước khi token đó được đưa lên sàn. Đối với một số dự án dự án tiềm năng sau khi token đó được lên sàn giá của token sẽ tăng gấp nhiều lần so với thời điểm khi bạn mua Whitelist, vì vậy đây là một cơ hội khá tốt để bạn có thể cải thiện được tài chính của mình và mang về mức lợi nhuận x nhiều lần so với ban đầu. Thật chất Whitelist có rất nhiều định nghĩa và tuỳ vào mỗi trường hợp mà Whitelist sẽ có ý nghĩa khác nhau.

Tầm quan trọng của Whitelist

Trong thị trường crypto Whitelist giữ một vai trò rất quan trọng, được sử dụng nhiều trong giai đoạn ICO của dự án và liên quan đến địa chỉ rút tiền

  • Một số dự án thường sẽ lập Whitelist ở giai đoạn đầu của dự án để các nhà đầu tư có thể tham gia vào việc mua bán công khai các mã thông báo của họ. Điều đầu tiên trước khi muốn tham gia vào ICO thì bạn sẽ cần cung cấp thông tin cá nhân của mình trước khi muốn được đưa vào Whitelist (bạn sẽ cần cung cấp thông tin thông qua thủ tục KYC). Nếu bạn may mắn có cơ hội được nằm trong danh sách Whitelist của dự án thì chắc chắn bạn sẽ cần bỏ tiền ra quy đổi nếu như bạn muốn sở hữu token đó. Thông thường Whitelist luôn sẽ có quy định về số tiền tối thiểu mà bạn cần đầu tư. Sau khi đã mua thành công thì token của bạn sẽ được trả theo tuỳ dự án, có thể là 100% ngay sau khi phát hành hoặc chia nhỏ ra và trả theo thời gian mà dự án quy định.
  • Liên quan đến địa chỉ rút tiền, trên các sàn giao dịch lớn Whitelist thường được sử dụng để đề cập đến danh sách các địa chỉ tiền mã hoá mà người dùng xác định là đáng tin cậy. Tức là người dùng chỉ có thể rút tiền từ tài khoản trao đổi của mình đến các địa chỉ đã được đưa vào danh sách trắng trước đó.

Ưu và nhược điểm của Whitelist

Ưu điểm

  • Whitelist là một tính năng bảo mật có thể bảo vệ bạn tránh khỏi lừa đảo và những người dùng độc hại khác
  • Những thông tin được Whitelist công bố đều sẽ được kiểm duyệt trước đó
  • Các dịch vụ hay sản phẩm trong Whitelist đều có thể đáp ứng tốt được tiêu chí của người dùng
  • Trúng được Whitelist đồng nghĩa với việc bạn được mua token của dự án với giá ưu đãi hơn rất nhiều
  • Whitelist còn giúp bảo vệ khách hàng và giữ an toàn cho tài khoản của bạn.

Nhược điểm

  • Tuỳ vào yêu cầu của từng dự án, nhà đầu tư sẽ cần phải trải qua nhiều bước khi đăng ký Whitelist
  • Vì phải bỏ tiền ra mua token giá ưu đãi nên khi tham gia Whitelist của một dự án, rủi ro là điều khó tránh khỏi
  • Ngoài ra những Whitelist đã hoàn chỉnh nhưng các nhà cung cấp hoàn toàn không đáp ứng được tất cả những đề xuất có trong danh sách
  • Cũng không có gì đảm bảo rằng giá token sau khi lên sàn sẽ tăng cao hơn lúc mua Whitelist
  • Một số dự án kém chất lượng có thể gây tổn thất cho người dùng

Vì sao nên tham gia vào các sự kiện Whitelist IDO? 

  • Tham gia Whitelist IDO sẽ giúp các nhà đầu tư có cơ hội mua và nắm giữ sớm các token của các dự án tiềm năng.
  • Nếu may mắn trúng Whitelist token mà nhà đầu tư mua được sau có thể tăng giá nhiều lần sau IDO và mang lại lợi nhuận lớn cho nhà đầu tư.
  • Bên cạnh đó, nhà đầu tư nằm trong danh sách Whitelist sẽ có được cơ hội và vị thế tốt hơn so với các nhà đầu tư khác

Các nhà đầu tư nên lưu ý trước khi tham gia vào Whitelist của một dự án nào đó nên tham khảo về báo cáo chính thức của dự án, truy cập vào trang web chính thức của dự án để tham khảo và xem xét về tiềm năng của dự án đó.

Một số định nghĩa khác về Whitelist

  • Ngoài một số định nghĩa phổ biến trên Whitelist còn được đề cập đến danh sách các cá nhân tổ chức, chương trình máy tính hoặc là địa chỉ tiền mã hoá đã được xác định. Cụ thể hơn, Whitelist có liên quan đến một dịch vụ, sự kiện hay một phần thông tin cụ thể nào đó. Có thể tuỳ thuộc vào từng ngữ cảnh khác nhau mà Whitelist sẽ được hiểu theo một định nghĩa khác nhau.
  • Whitelist còn liên quan đến danh sách các chương trình máy tính an toàn để người dùng có thể sử dụng. Một số phần mềm chống Virus có danh sách các ứng dụng an toàn đáng tin cậy được xác định trước và sẽ được bỏ qua trong quá trình quét hệ thống. Tuy nhiên người dùng có thể tự tạo Whitelist theo cách thủ công.
  • Vậy tóm lại, trong thị trường crypto Whitelist sẽ được sử dụng liên quan đến các giai đoạn kêu gọi vốn (ICO, IDO, IEO,…)

Tổng kết

Whitelist được đánh giá là một trong số những yếu tố quan trọng đối với các nhà đầu tư, đây là cơ hội để các nhà đầu tư có thể đăng ký tham gia mua token của một dự án với mức giá thấp. Tuy nhiên, khi quyết định tham gia vào Whitelist bạn nên cẩn trọng xem xét các khía cạnh của dự án để có thể đánh giá được dự án nào chất lượng và tránh các dự án kém chất lượng. Các bạn có thể theo dõi website chính thức của GFS để thường xuyên cập nhật các bài viết về hướng dẫn đăng ký tham gia Whitelist mới nhất. Hiện tại, Bizverse cũng vừa khởi chạy chiến dịch Whitelist IDO từ ngày 28/03 đến ngày 15/04, các bạn có thể tham khảo về dự án tại website của GFS và đăng ký tham gia Whitelist tại đây!

Đừng quên tham gia vào các kênh cộng đồng chính thức của GFS để có thể tham gia trao đổi cùng các thành viên khác nhé!

0 0 đánh giá
Article Rating