Bối cảnh

Sự riêng tư là nhu cầu cơ bản, tất yếu của mỗi người. Trong mọi lĩnh vực, yếu tố này cần được đảm bảo để lĩnh vực đó có thể phát triển. Vì lẽ đó, Privacy trong Blockchain là một cơ sở hạ tầng không thể thiếu để đảm bảo sự tự do trong việc đầu tư và cũng là tấm khiên bảo vệ người dùng.

Nhưng nhận thấy rằng sự phát triển quá nhanh và một số thành phần không đúng đắn đã lợi dụng mảng Privacy này để thực hiện những hành động rửa tiền, tránh tracking từ chính phỉ… khiến cho con đường phát triển đã khó khăn nay lại còn chông gai hơn.

Điển hình là Tornado Cash đã bị Chính Phủ Hoa Kỳ trừng phạt vì nghi vấn được sử dụng để những kẻ xấu thực hiện hành động rửa tiền, cho đến sàn Kraken – một trong những sàn giao dịch tiền mã hóa đầu tiên bị Văn phòng Kiểm soát Tài sản Nước ngoài “sờ gáy”… đã làm mảng này khó phát triển hơn bao giờ hết.

Vậy Privacy là gì? Trong tương lai để cơ sở hạ tầng này phát triển mạnh mẽ cần làm những gì? Cùng GFI tìm hiểu nhé!

Privacy và tầm quan trọng của nó trong blockchain
Privacy và tầm quan trọng của nó trong blockchain

Tổng quan

Privacy là một yếu tố cần thiết cho sự phát triển của Blockchain. Privacy đang được phát triển với nhiều giải pháp, cơ chế, tốc độ phát triển khác nhau trong Blockchain. Bài viết này sẽ tìm hiểu chi tiết về Privacy, ý nghĩa và tầm quan trọng của nó.

Privacy là gì?

Privacy là trạng thái tự do mà người dùng không bị bất kỳ ai hoặc tổ chức hay một cá thể khác quan sát, theo dõi. Đối với Blockchain, điều này khá quan trọng khi không chỉ data được luân chuyển qua lại mà còn là giá trị nữa. Vì thế, để mảng này phát triển hơn cần có một mô hình với những hình thức bảo vệ quyền riêng tư tốt hơn nhắm đến những tập đoàn lớn, tên tuổi lớn muốn tham gia vào thị trường mà không chỉ các cá nhân.

Những hiểu lầm về Privacy thường mắc phải đối với những người mới

Có bạn nói rằng: “Blockchain đã privacy rồi khi mà tạo ví rất đơn giảng và việc của mình là chỉ cần cầm Seed Phase hoặc Privatekey”. Đúng là vậy, nhưng đó chỉ là bề nổi của tảng băng chìm mà thôi.

Có thể thấy khi các bạn tham gia những ứng dụng Web2 đình đám như Telegram, Google, hay facebook thì thủ tục đăng nhập khá rườm ra nhưng qua tới những dApps trong Blockchain, ta chỉ việc tải một cái ví và tạo seedphrase là xong. Phần chìm của tảng băng sẽ nằm ở chỗ, những thông tin giao dịch của bạn sẽ vô tình bị lộ khi bạn tham gia một số hoạt động defi như là tham gia Airdrop, whitelist… hay đơn giản là bạn đưa địa chỉ ví của mình cho một người khác

Những điều đơn giản đó khiến bạn lầm tưởng kkhông gây ra ảnh hưởng gì nhưng nó lại đang vô tình tiết lộ thông tin của bạn và khiến tính riêng tư không còn nữa, lý do này đến từ đặc tính minh bạch của Blockchain.

Có thể kết luận rằng, tính riêng tư của Blockchain về cơ bản là không nữa bởi vì tính minh bạch của nó và cần đến những cơ ở hạ tầng về Privacy.

Những cách để gia tăng quyền riêng tư của bản thân

Từ những thông tin ở trên, ta cũng có thể thấy được giải pháp cỡ bản, tối thiểu để ẩn mình trong Blockchain là:

  • Không để người khác biết chủ sở hữu ví là ai.
  • Giao dịch hạn chế những thông tin bị lộ khi check on-chain

Chỉ cần tìm những giải pháp giúp ta giải quyết những vấn đề này thì có thể ẩn gia tăng tính  ẩn danh của người dùng,

Các cơ sở hàng tầng giúp bảo vệ tính riêng tư

Mixing Service

Mixing Service về cơ bản là một pool chứa tài sản, users có thể gửi BTC, ETH… vào pool. Cơ chế chính của pool đó là trộn tài sản của người khác và sau đó được gửi vào địa chỉ của người nhận và phải trả phí

Mixing Service bản chất là một pool chứa tài sản, người dùng gửi tài sản (BTC, ETH,…) của mình vào pool. Số tài sản đó sẽ được trộn với tài sản của người khác và sau đó được gửi vào địa chỉ người nhận (trừ một khoản phí dịch vụ).

Ngoài ưu điểm chính của nó là giúp tránh bị tracking khi địa chỉ ví và lượng tài sản bị xáo trộn. Nhưng mới đây dự án lớn nhất thuộc mảng Mixing Service là Tornado Cash đã bị OFAC trừng phạt vì nghi có hành động tiếp tay cho các thế lực đen tối rửa tiền.

Tornado bị Bộ tài chính Hoa Kỳ trừng phạt
Tornado bị Bộ tài chính Hoa Kỳ trừng phạt

Đọc thêm: Top 5 vụ tẩu tán tiền bẩn nhờ Tornado Cash

Các biện pháp cơ sở hạ tầng

Hiện tại đã có khá nhiều giải pháp cơ sở hạ tầng được sinh ra với mục tiêu bảo vệ tài sản cho người dùng, có thể kể đến như:

Automata Network là một middle-ware Layer, lớp giao thức trung gian phi tập trung cung cấp lớp phần mềm bảo mật cho các  dApps trên nhiều Blockchain khác nhau. Giao thức với nhiều trường hợp sử dụng bỏ phiếu ẩn danh, giảm thiểu giá trị có thể trích xuất của người khai thác (MEV), hay đến việc ẩn danh các siêu dữ liệu của người dùng với sản phẩm USP của nó là 1RPC đã tích hợp với 24 Blockchain hiện nay.

Oasis Network là một nền tảng blockchain phi tập trung Layer 1 với khả năng mở rộng và hỗ trợ quyền riêng tư hàng đầu nhằm thúc đẩy sự phát triển của Web3. Đây là một nền tảng blockchain có thông lượng cao, kiến ​​trúc an toàn và có nhiều những tính năng độc đáo như cung cấp bảo mật, quyền riêng tư bằng cách sử dụng cơ chế đồng thuận Proof-of-Stake (PoS) 

Secret Network là giải pháp Layer-1 thực hiện các smart contract platform và được xây dựng trên mạng lưới Cosmos dựa trên Cosmos SDK, dự án tập trung vào vấn đề quyền riêng tư của Blockchain. Secret Network dùng thuật toán proof-of-stake (PoS) bằng cách sử dụng các thuật toán BFT (Tendermint’s Byzantine fault-tolerant).

Keep Network là cơ sở hạ tầng tập trung vào quyền riêng tư đằng sau BTC, giải pháp thực sự phi tập trung duy nhất cho Bitcoin trên Ethereum. Keep Network mang lại sự riêng tư cho dapps. Giữ bảo mật dữ liệu cá nhân trên các blockchain công khai với “lưu giữ” cho phép smart contracts có thể sử dụng các dữ liệu riêng tư mà không làm lộ chúng trên public blockchain.

Privacy Token

Privacy Token là những token phát triển với mục tiêu là tính ẩn danh cho người dùng. Các token tiêu biểu trong mảng này có thể kể đến như Monero, Zcash,…Mỗi một Privacy Coin.

Mỗi một Privacy Coin có những co chế bảo vệ tính ẩn danh người dùng khác nhau. Đối với công nghệ của Zcash thì có cách mã hóa giao dịch và cho phép người dùng chọn sử dụng địa chỉ ví riêng tư hoặc công khai.

Tuy có những hướng tiếp cận vấn đề khác nhau, nhưng tựu chung lại đều giúp người dùng giữ được tính riêng tư trong giao dịch. Vì đều là token nên đặc điểm của các chúng tương tự với các token khác, cần phải có use case để tạo ra nhu cầu sử dụng thực sự từ phía người dùng.

Tổng kết

Thị trường tiền mã hóa càng phát triển thì tính Privacy càng cần thiết. Bởi lẽ chúng là sự tự do, tấm khiên bảo vệ người dùng, khi đảm bảo được những điều này thì mới có thể thúc đẩy được nhiều ý tưởng phát triển đặc biệt là trong lĩnh vực tài chính. Vì vậy, Privacy sẽ được sử dụng nhiều trong tương lai là điều không thể bàn cãi

Tuy nhiên, đây là một mảng khá nhảy cạm nên dù biết là mảng không thể thiếu những vẫn cần thời gian để phát triển thêm công nghệ. Privacy sẽ thật sự phát triển nếu chúng được tích hợp một cách tự nhiên với các app chúng ta đang sử dụng thường xuyên hiện nay, cho phép người dùng có quyền lựa chọn giữa việc công khai thông tin hoặc giữ quyền riêng tư.

Ngoài ra, đây là mảng sẽ phát triển giúp những tệp khách hàng lớn, các tổ chức tài chính tham gia, đổ nguồn vốn vào thị trường tiền mã hóa trong tương lai khi đảm bảo được sự tự do trong việc đầu tư của họ.