Tổng quan

Trong bối cảnh công nghệ blockchain ngày càng phát triển, dữ liệu cá nhân đang trở thành tài sản quý giá, và quyền sở hữu dữ liệu cá nhân của người dùng ngày càng được đặt lên hàng đầu. Sự gia tăng của trí tuệ nhân tạo (AI) và các ứng dụng phi tập trung đang thay đổi cách con người quản lý và khai thác dữ liệu của mình. Tuy nhiên, một trong những thách thức lớn mà nhiều nền tảng phải đối mặt là làm sao để vừa bảo vệ quyền riêng tư của người dùng, vừa khai thác dữ liệu hiệu quả.

Đây chính là lúc Vana Network xuất hiện, như một giải pháp tiên phong nhằm giải quyết bài toán này. Không chỉ dừng lại ở việc tạo ra một nền tảng blockchain lớp một phi tập trung, Vana Network còn hướng tới việc trao quyền cho người dùng kiểm soát hoàn toàn dữ liệu của họ. Tận dụng khả năng thanh khoản dữ liệu, Vana Network không chỉ giúp người dùng bảo vệ thông tin cá nhân mà còn biến dữ liệu thành một tài sản có giá trị kinh tế trong hệ sinh thái AI. Hãy cùng GFI tìm hiểu về dự án AI mới nổi này!

Mô hình kinh doanh

Vana Network là gì?

Vana Network là một nền tảng blockchain phi tập trung, tập trung vào dữ liệu riêng tư
Vana Network là một nền tảng blockchain phi tập trung, tập trung vào dữ liệu riêng tư

Vana Network là một nền tảng blockchain phi tập trung, tập trung vào dữ liệu riêng tư và do người dùng sở hữu. Ban đầu được phát triển như một dự án nghiên cứu của MIT vào năm 2018, hiện nay nó hoạt động như một blockchain lớp một không cần sự cho phép và mã nguồn mở. Mục tiêu chính của Vana là giúp người dùng kiểm soát, quản lý và thu lợi nhuận từ các mô hình AI được đào tạo dựa trên dữ liệu của họ, biến dữ liệu thành một tài sản có tính thanh khoản cho các ứng dụng AI phi tập trung.

Sản phẩm

Mạng Vana bao gồm một blockchain layer-1 được thiết kế để quản lý dữ liệu cá nhân, được chia thành hai lớp chính: lớp thanh khoản dữ liệu và lớp ứng dụng. Ngoài ra, còn có một sổ cái phi tập trung, gọi là Connectome, là nền tảng của hệ thống.

Lớp thanh khoản dữ liệu (Data liquidity layer)

Lớp thanh khoản dữ liệu là nơi dữ liệu được đóng góp, xác thực và ghi lại vào mạng thành các nhóm thanh khoản dữ liệu (DLP). Tại đây, người tạo DLP triển khai các hợp đồng thông minh DLP với các mục tiêu đóng góp dữ liệu cụ thể, bao gồm mục đích, phương pháp xác thực và các tham số đóng góp dữ liệu của DLP.

Trong Lớp thanh khoản dữ liệu, người đóng góp và người giám sát dữ liệu gửi dữ liệu đến DLP để xác thực và nhận cả quyền quản trị và phần thưởng cho những đóng góp dữ liệu của họ dựa trên các tham số được nêu trong quy trình xác thực DLP.

Lớp thanh khoản dữ liệu Vana
Lớp thanh khoản dữ liệu Vana

Lớp lưu thông dữ liệu (Data Portability Layer)

Hay còn gọi là lớp ứng dụng, là một môi trường mở cho những người đóng góp dữ liệu và các nhà phát triển cùng hợp tác xây dựng các ứng dụng dựa trên lượng thanh khoản dữ liệu mà DLPs đã tích lũy được. Khi lớp thanh khoản dữ liệu đưa dữ liệu lên chuỗi một cách minh bạch, lớp ứng udjng cung cấp cơ sở hạ tầng để đào tạo phi tập trung các mô hình nền tảng thuộc sở hữu người dùng và phát triển các dApp AI mới lạ.

Lớp ứng dụng hoạt động như một trung tâm dữ liệu sôi động, nơi mà các cộng đồng trực tuyến có thể cộng tác với các nhà phát triển để tạo ra giá trị kinh tế thực sự từ dữ liệu của họ. Điều này thúc đẩy một hệ sinh thái tương tác trong việc tạo ra dữ liệu, nơi mà những người đóng góp dữ liệu hưởng lợi từ dữ liệu đã đào tạo của họ.

Lớp ứng dụng Vana
Lớp ứng dụng Vana

Connectome

Connectome là một sổ cái phi tập trung lưu trữ các giao dịch dữ liệu theo thời gian thực trong toàn bộ hệ sinh thái của Vana. Sử dụng cơ chế đồng thuận bằng bằng chứng cổ phần (proof-of-stake), các tác nhân trong Connectome lan truyền các giao dịch dữ liệu trên mạng. Điều này đảm bảo rằng các giao dịch chuyển token của DLP là hợp lệ và cho phép các ứng dụng dữ liệu thuộc sở hữu người dùng truy cập dữ liệu chéo giữa các DLP.

Connectome cho phép các bên bên ngoài theo dõi và quan sát các giao dịch dữ liệu trong toàn bộ mạng lưới. Thêm vào đó, Connectome tương thích với EVM, tạo khả năng tương tác với các mạng, giao thức và ứng dụng DeFi khác dựa trên EVM.

Đội ngũ phát triển

Hiện tại, thông tin cụ thể về đội ngũ của Vana Network chưa được công khai rộng rãi. Vana Network ban đầu được phát triển như một dự án nghiên cứu tại MIT vào năm 2018, điều này có thể cho thấy các nhà sáng lập và đội ngũ phát triển có nền tảng vững chắc trong lĩnh vực công nghệ và học thuật.

Anna Kaz là người đồng sáng lập và CEO của Vana và trước đây từng là kỹ sư tại Celo. Bà tốt nghiệp Học viện Công nghệ Massachusetts.

Định hướng phát triển

Lộ trình của Vana hướng tới việc nâng cao mạng lưới thông qua mở rộng của các bể thanh khoản dữ liệu và phát triển hệ sinh thái ứng dụng AI sử dụng dữ liệu do người dùng sở hữu. Khi dự án phát triển, họ có kế hoạch thu hút thêm nhiều nhà phát triển và người đóng góp dữ liệu, tăng cường giá trị và tiện ích cho nền tảng. Các cột mốc quan trọng trong tương lai bao gồm việc cải thiện khả năng tương tác giữa các DLP, mở rộng khả năng tương thích với EVM, và phát triển các mô hình AI phi tập trung được đào tạo dựa trên dữ liệu người dùng.

Roadmap của Vana Network
Roadmap của Vana Network

Đối thủ cạnh tranh

Đối thủ cạnh tranh của Vana là các AI blockchain khác như Bittensor, Artificial Superintelligence Alliance (FET),…

Thực trạng dự án

Gọi vốn

Vana Network đã trải qua ba vòng gọi vốn lớn, cho thấy sự quan tâm đáng kể từ các nhà đầu tư chiến lược. Trong vòng gọi vốn chiến lược gần đây nhất vào ngày 18/9 năm 2024, Vana Network đã huy động được 5 triệu đô la Mỹ từ Coinbase Ventures, cho thấy sự hỗ trợ mạnh mẽ từ một trong những nhà đầu tư lớn nhất trong ngành. Trước đó, vào ngày 1/12/2022, Vana Network đã hoàn thành vòng gọi vốn Series A với số tiền 18 triệu đô la, dẫn đầu bởi Paradigm và Polychain Capital, với sự tham gia của các nhà đầu tư nổi bật như Packy McCormick và Casey Caruso.

Vào ngày 1/12/2021, vòng Seed đã giúp Vana Network huy động được 2 triệu đô la , với Polychain Capital là nhà đầu tư chính. Tổng cộng, Vana đã huy động được 25 triệu đô la từ các vòng gọi vốn này, đảm bảo nền tảng tài chính mạnh mẽ cho việc phát triển mạng lưới trong tương lai.

Gọi vốn Vana Network (Nguồn: Cryptorank)
Gọi vốn Vana Network (Nguồn: Cryptorank)

Thực tế đạt được

Hiện dự án đang chạy testnet. Dựa trên các số liệu từ Vana Satori Testnet, mạng lưới hiện có tổng cộng 9.011K tài khoản và 129.998K địa chỉ đã được đăng ký. Tính đến thời điểm hiện tại, đã có 2.665M giao dịch được hoàn thành, với tổng số giao dịch đạt 2.944M. Ngoài ra, thời gian tạo block trung bình trên mạng là 6.119 giây.

Satori testnet
Satori testnet

Kết luận

Vana Network là một bước tiến đầy hứa hẹn trong việc phi tập trung quyền sở hữu dữ liệu và trao quyền cho người dùng trong nền kinh tế AI. Bằng cách giới thiệu dữ liệu như một tài sản có tính thanh khoản và có thể giao dịch, đồng thời cung cấp các cơ chế bảo vệ quyền riêng tư khi đóng góp dữ liệu, Vana đã đặt mình tại giao điểm của blockchain, AI và quyền riêng tư. Dù vẫn đang trong giai đoạn phát triển, phương pháp sáng tạo và nền tảng mã nguồn mở của dự án giúp nó có tiềm năng phát triển mạnh mẽ trong tương lai.

Hy vọng GFI Blockchain đã mang đến cho bạn những thông tin cần thiết để bạn thể hiểu hơn về dự án này. Nếu bạn quan tâm muốn trao đổi thêm các thông tin mới nhất về dự án, hãy tham gia ngay group telegram thảo luận duy nhất của GFI Blockchain tại đây.