NFTDay – Ngày lễ kỷ niệm NFT toàn cầu

Với sự phát triển nhanh chóng của ngành công nghiệp Blockchain hiện nay, NFTs đang dần được ứng dụng thực tế vào những bức tranh, bản nhạc, tài sản kỹ thuật số và đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số cách mạng 4.0. Từ đó trở thành cơn sốt thu hút hàng triệu USD từ rất nhiều ông lớn trong ngành.

Có thể thấy, “tần suất” xuất hiện của NFT ngày càng dày đặc hơn trong đời sống của chúng ta. Vì lẽ đó, để cộng đồng có những góc nhìn sâu hơn về các khía cạnh của NFT, ngày 20/9/2022 vừa qua, GFS đã đồng hành cùng Flow tổ chức sự kiện OFFLINE đặc biệt dành cho các cộng đồng đầu tư và yêu thích NFT tại Việt Nam.

Đây cũng là một dịp đặc biệt để lấy ngày 20/9 là ngày NFTDay – Ngày lễ kỷ niệm NFT toàn cầu. Sự kiện dành cho tất cả mọi người, từ những dự án NFT, người sáng tạo, nhà phát triển và nhà sáng lập cùng nhau ăn mừng, kỷ niệm ngày lễ này.

Các bạn hãy cùng GFS nhìn lại buổi offline thông qua bài viết này nhé!

Sự kiện NFTDay Event Offline
NFTDay Event Offline

Nội dung buổi Offline

Giới thiệu về NFT

  • Tiền thân của NFTs được ra đời vào năm 2012 với tên gọi là Colored Coin. Tại thời điểm bấy giờ, Colored Coin được tạo ra để giải quyết tài sản thực trên Blockchain. Mặc dù chưa đáp ứng đầy đủ về mặt công nghệ nhưng đây được coi là nền tảng quan trọng cho sự phát triển của NFT sau này.
  • Trong những năm tiếp theo, các thuật ngữ cũng như những dự án NFTs bắt đầu xuất hiện nhiều hơn. Có thể kể đến là dự án Quantum được ra đời vào năm 2014. Trong năm tiếp theo, 2015, trò chơi được xây dựng trên nền tảng Blockchain đầu tiên – Spells of Genesis được ra mắt. Đây là tựa game đầu tiên mà người chơi có thể bỏ tài sản của mình vào trong game cũng như có hành động ngắm và bắn như một trò chơi Arcades.
  • Vào năm 2016, kỉ nguyên NFTs meme mở ra. Hàng loạt Rare Pepes đã được phát hành khiến nhiều cộng đồng NFT trên thế giới chú ý.
  • Năm 2017, CryptoPunks – Bộ sưu tập NFTs đầu tiên được xây dựng trên chuỗi khối Ethereum được ra mắt. Các bộ sưu tập này có thể có giá từ hàng ngàn đến hàng triệu đô la.
  • Các NFTs thời bấy giờ vẫn chưa được xây dựng theo một tiêu chuẩn nhất định. Cho đến ngày 20/9/2017, thuật ngữ NFTs đầu tiên được chính CTO của Dapper Labs đã được công bố. Đây cũng là nguồn gốc NFTDay ra đời.

Mở đầu chương trình, diễn giả Ms. Amber Lu – APAC Lead Dapper Labs/Flow Blockchain đã chia sẻ về nguồn gốc, thông tin, công dụng thực tế của NFTs một cách rõ ràng nhất:

  • Chia sẻ về Active NFTs – NFTs có thể thay đổi theo dữ liệu bên ngoài. Ngoài ra, NFT còn được xem như là “một tấm vé” để xác minh danh tính của bạn. Đây cũng là một ứng dụng để di chuyển người dùng từ Web2 sang Web3.
  • NFTs có thể chia làm hai loại là thay thế được và không thể thay thế được, mỗi loại có mỗi tính chất, ứng dụng riêng.
  • NFTs sẽ giúp những người người nghệ sĩ nâng tầm giá trị khi sản phẩm NFTs của họ được nhiều người biết đến cũng như những sản phẩm NFTs của họ sẽ có giá trị cao hơn.
  • NFTs giúp các bạn truy cập vào nhiều nền tảng hơn và giao dịch một cách dễ dàng hơn.
  • Hiện tại, nhiều nền tảng truyền thống như Circle, Sumo Samsung… đang hợp tác với Flow để tạo ra nhiều sản phẩm NFTs hơn nữa trong tương lai.
  • Gần đây, Flow đã kết hợp với nền tảng video hàng đầu thế giới là Youtube để tạo ra những sản phẩm NFTs độc quyền dành tặng cho những Video Creators có thành tích nổi bật.

Những ưu điểm

Sau những chia sẻ đầy đủ và chi tiết về NFT của Amber Lu. Tiếp theo chương trình, Mr. Phạm Hưởng – CEO & Founder GFS,  Mr. Alex Pham – CEO & Co-founder Realbox & FINA, Luật Sư Đào Tiến PhongMs. Mary Tran – Co-Founder Orochi Network đã chia sẻ góc nhìn của mình về NFT trong các lĩnh vực mà họ đang tham gia.

Mr Alex Phạm chia sẻ về NFTDay
Mr Alex Phạm chia sẻ về NFT
  • Bản chất của NFT là đại diện cho việc sở hữu một tài sản kĩ thuật số hoặc một tài sản vật lí. Việc chứng nhận sở hữu tài sản đã tồn tại từ rất lâu về trước, đây cũng là cơ sở tồn tại và phát triển của các xã hội hiện nay.
  • Tài sản kĩ thuật số là tài sản được số hóa và đi kèm với quyền sở hữu. Hiện tại, nhà nước rất quan tâm và cởi mở về vấn đề tài sản kĩ thuật số vì nó không tác động đến đồng tiền thanh toán chính của nước ta. Bên cạnh đó, tài sản kĩ thuật số cũng được coi là con dao hai lưỡi khi đây có thể là công cụ rửa tiền. Tuy nhiên, vấn đề này đang được nhà nước kiểm soát chặt chẽ kiểm soát chặt chẽ.
  • NFTs là một phần thúc đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số vì đây được xem như là giấy chứng nhận quyền sở hữu tài sản bằng kỹ thuật số. Ngoài ra, NFTs còn giúp tối ưu việc minh bạch, bảo mật và không thể làm giả những tài sản của chúng ta nếu được NFTs hóa.
  • NFTs còn là cơ sở để mở ra một thị trường giao dịch mới cho những lớp tài sản mới, từ đó kéo thêm lượng người dùng mới vào thị trường. Có thể kể đến những cầu thủ bóng đá nổi tiếng như Ronaldo và Messi… kết hợp với những dự án NFTs và kéo theo một lượng fans lớn của họ tham gia dự những dự án đó.

Những khó khăn, thách thức

Phần tiếp theo chương trình, PHD. Đinh Ngọc Thạnh – CTO GFS và Mr. Erich Wong – Head of Growth The Sandbox  chia sẻ về những thách thức đối với NFTs trong tương lai.

Sangbox tham gia NFTDay
Sangbox tham gia NFTDay
  • NFTs hiện đang đối mặt với niềm tin của người dùng. Những tài sản kĩ thuật số này đang còn khá mới mẻ nên cần thêm thời gian để có thể xây dựng, củng cố niềm tin.
  • Về góc độ pháp lí chưa có nhiều qui định rõ ràng và hiện tại đang gặp khó khăn trong sự công nhận của xã hội.
  • Cần giáo dục cộng đồng nhiều hơn để cải thiện trải nghiệm người dùng, đặc biệt là những người dùng truyền thống.

Mối liên hệ giữa NFT và DeFi

  • NFTs và DeFi bổ sung lẫn nhau, khi NFTs là những vật phẩm thì cần DeFi để lưu thông những vật phẩm đó.
  • Trong thế giới metaverse có những mảnh đất khác nhau. Lúc này để trao đổi, mua bán hay cho vay hoặc đi vay chúng ta cần DeFi để có một nền kinh tế trong thế giới metaverse đó.

Rủi ro của NFTs trong tương lai

  • Bản thân NFTs không phải là rủi ro. Rủi ro ở đây là cách chúng ta sử dụng NFTs, những người dùng, những nhà đầu tư. Chúng ta đã thật sự cẩn trọng trong việc đầu tư NFTs hay chưa?
  • Ứng dụng hiện tại của NFTs còn khá sơ sài, về góc độ pháp lí chưa có nhiều qui định rõ ràng và hiện tại đang gặp khó khăn trong sự công nhận của xã hội.
  • Hiện tại vẫn đang còn nhiều dự án chưa mang lại giá trị thực tiễn.

Cuối sự kiện, Ms. Riley muốn nhắn nhủ rằng: “Do your own research, hãy tự nghiên cứu, tự tìm hiểu trước khi bạn đầu tư vào bất cứ thứ gì”

Bạn có thể xem lại sự kiện NFTDay ngay tại đây:

Cảm nhận của người tham gia về sự kiện

Sôi nổi, hào hứng, nhiệt huyết là những cảm xúc còn lại của những người tham dự buổi lễ kỷ niệm NFT toàn cầu. Thông qua cuộc khảo sát nhanh tại buổi offline, GFS đã nhận được rất nhiều phản hồi góp ý của các bạn tham dự. Tất cả các bạn đều nhận xét sự kiện tổ chức bài bản, nội dung hấp dẫn, mong muốn sau này GFS sẽ tổ chức nhiều sự kiện trong tương lai.

“Mình thích nhất phần nội dung về rủi ro của NFT, và giá trị thặng dư của nó”

“Thảo luận sâu về use case, từ đó thấy được dòng tiền của dự án. Em thấy phần chia sẻ của Amber Lu có giới thiệu một số case hợp tác rất hay”

“Buổi chia sẻ về nhiều uses case rất hữu ích, mình đặc biệt thích về phần luật pháp do anh luật sư chia sẻ. Có thể mình mong chờ thêm nhiều phần đi sâu về luật pháp của các quốc gia khác và sẽ được ứng dụng như thế nào ở Việt Nam”

Trên đây là một trong số rất nhiều những phản hổi cũng như góp ý của các bạn cho GFS trong buổi sự kiện vừa qua.

Tổng kết

Buổi offline đã diễn ra trong không khí vô cùng sôi nổi và đầy nhiệt huyết. Các bạn hào hứng đặt những câu hỏi về NFTs cũng như về ứng dụng, thách thức, khó khăn từ đó tìm ra cho mình những cơ hội vàng đầu tư. GFS chân thành cảm ơn sự yêu thương ủng hộ của cộng đồng trong thời gian qua. GFS sẽ tổ chức nhiều sự kiện đặc sắc, hấp dẫn nữa trong thời gian sắp tới. Hy vọng các bạn sẽ tiếp tục ủng hộ tham gia tích cực!