Tổng quan

Tiền FIAT là gì? Tiền FIAT hay còn gọi là tiền pháp định là tiền tệ hợp pháp do Chính phủ của Quốc gia hợp pháp phát hành. Thuật ngữ Fiat được xuất nguồn từ FIAT trong ngôn ngữ Latin, được dịch sang tiếng Anh là “it shall be” hoặc “let it be done”, có nghĩa là sự quyết định của cơ quan có thẩm quyền và trong trường hợp này là Chính phủ quyết định giá trị tiền tệ.

Hãy cùng GFI Blockchain tìm hiểu thêm nguồn gốc Tiền FIAT và liệu Crypto có phải là nguy cơ tiềm ẩn của Fiat.

Tiền FIAT
Tiền FIAT

FIAT là gì?

Tiền FIAT hiện nay thường có 2 loại là tiền giấy và tiền xu. Tiền FIAT được xem là công cụ tài chính hợp pháp được dùng để giao thương mua hàng hóa, dịch vụ, đầu tư và tiết kiệm trong nội bộ của Quốc gia phát hành. Và tiền FIAT không đại diện cho bất kì một loại hàng hóa nào đó có giá trị hoặc các kim loại quý như kim cương, vàng, bạc….Giá trị của tiền FIAT không được xác định bởi chất liệu mà chúng được tạo ra mà được xác định bởi Chính phủ phát hành, thông qua sự ổn định của Chính phủ và nền kinh tế của Quốc gia đó.

Về bản chất, tiền FIAT không đại diện bởi hàng hóa nên không được chuyển đổi hoặc mua lại, nó không có giá trị và được sử dụng theo quy định của Chính phủ phát hành. Do đó, để một loại tiền tệ FIAT thành công thì Chính phủ phải bảo vệ nó chống lại hàng giả và phải quản lý nguồn cung tiền một cách có trách nhiệm. Hiện nay có khoảng 180 loại tiền tệ FIAT trên thế giới. Ví dụ như Đô la Mỹ (USD), EURO (EUR), Bảng Anh (GBP), Đồng Yên Nhật (JPY), Đô Úc (AUD), Đô Canada (CAD), Nhân dân tệ Trung Quốc (CNY)….

Nguồn gốc lịch sử hình thành của FIAT

Trung Quốc được xem là quốc gia đầu tiên sử dụng tiền tệ Tiền FIAT từ nhiều thế kỷ trước, và sau đó loại tiền này đã được lan rộng ra các quốc gia khác trên thế giới. Trong lịch sử, các chính phủ sẽ đúc tiền từ vàng hoặc bạc để tượng trưng cho giá trị hàng hóa vật chất để trao đổi giao thương. Trong thế kỷ 11, tại tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc do sự thiếu hụt tiền xu trong giao dịch hàng hóa buộc mọi người phải sử dụng những ghi chú riêng bằng giấy được quản lý bởi Chính phủ và nó được xem là tiền giấy hợp pháp đầu tiên trên thế giới.

Trong thế kỷ 18, Phương Tây cũng bắt đầu sử dụng tiền giấy đầu tiên bắt nguồn từ các thuộc địa của Mỹ, Pháp và Chính phủ lúc này bắt đầu phát hành các tín phiếu tín dụng cho Chính quyền các tỉnh và nó cũng được sử dụng thanh toán nộp thuế cho chính quyền. Tuy nhiên, việc phát hành quá nhiều tín phiếu đã gây ra một số tranh cãi do nguy cơ lạm phát.

Cho đến năm 1970, thế giới tuân theo chế độ bản vị vàng, có nghĩa là một người có thể trao đổi trực tiếp số tiền họ nắm giữ lấy vàng. Một quốc gia tuân theo chế độ bản vị vàng quy định giá vàng cố định tại quốc gia đó. Người dân có thể mua và bán vàng theo giá đó, giá cố định đó được sử dụng để xác định giá trị của tiền tệ.

Tuy nhiên, trong các cuộc chiến tranh sau đó, các quốc gia chuyển sang sử dụng tiền FIAT để bảo toàn giá trị của các kim loại quý như vàng và bạc. Vào cuối thế kỷ 20, Tổng thống Mỹ Richard Nixon đã hủy bỏ một đạo luật trong đó khả năng chuyển đổi trực tiếp của đồng đô la Mỹ vào thị trường vàng do Hoa Kỳ đã không thể duy trì vàng ở một tỷ lệ cố định. Kể từ đó, hầu hết các quốc gia đã áp dụng các loại tiền FIAT có thể trao đổi giữa các loại tiền tệ chính.

z2911968753795 760d8155e445274dddaa25ad6104332a
Nguồn gốc lịch sử tiền FIAT

Tiền FIAT hoạt động như thế nào?

Tiền FIAT không được tạo ra từ bất kỳ hàng hóa vật chất nào, mà bởi niềm tin của người dân nắm giữ nó và dựa trên tuyên bố của Chính phủ. Nó được xem như công cụ tài chính cho phép mọi người giao thương mua bán hàng hóa và dịch vụ khi họ cần mà không phải trao đổi hàng hóa để lấy hàng hóa.

Giá trị của tiền FIAT phụ thuộc vào nền kinh tế của một quốc gia và cách điều hành cũng như tác động của một quốc gia đó. Ví dụ một quốc gia đang gặp bất ổn chính trị có khả năng đồng tiền suy yếu và giá cả hàng hóa tăng cao khiến người dân khó mua sản phẩm khi có nhu cầu.

Do đó, tiền FIAT hoạt động tốt khi người dân có đủ tin tưởng vào khả năng của đồng tiền đó để hoạt động như một phương tiện lưu trữ (tiết kiệm) cho nhu cầu sử dụng trong tương lai. Chính phủ và ngân hàng trung ương tác động trực tiếp lên tiền FIAT. Vì vậy, chính phủ và ngân hàng có thể tác động làm giảm sự ảnh hưởng của các sự kiện tài chính và khủng hoảng bằng các công cụ điều chỉnh lãi suất, in thêm tiền hoặc tạo ngân hàng dự trữ.

Ưu điểm và Nhược điểm của FIAT

Ưu điểm

Tiền FIAT không được sản xuất hoặc tạo ra từ nguồn tài nguyên khan hiếm cố định như vàng, bạc nên không bị ảnh hưởng bởi những rủi ro do những người chơi bên ngoài thao túng cung và cầu nguyên liệu kim loại để làm sai lệch giá tiền tệ.

Chi phí sản xuất ra tiền FIAT có chi phí phải chăng hơn so với tiền dựa trên giao thương trực tiếp hàng hóa với hàng hóa.

Chính phủ và ngân hàng trung ương của một quốc gia có quyền kiểm soát tốt hơn đối với nguồn cung và giá trị của nó để giải quyết các cuộc khủng hoảng kinh tế. Điều này có nghĩa là các chính phủ có thể quản lý nguồn cung tín dụng, thanh khoản và lãi suất một cách đáng tin cậy hơn.

Cuối cùng là giao thương quốc tế, tiền FIAT được sử dụng ở các quốc gia trên thế giới và nó đã trở thành một loại tiền tệ được chấp nhận cho thương mại quốc tế.

Nhược điểm

Giá trị của tiền FIAT được thúc đẩy bởi lực cung và cầu trên thị trường. Chính phủ và ngân hàng trung ương kiểm soát nguồn cung, đánh giá lượng tiền cần thiết trong nền kinh tế và in ấn cho phù hợp. Rủi ro lớn nhất là họ in quá nhiều, gây ra một đợt siêu lạm phát – tăng giá nhanh chóng, mất kiểm soát có thể dẫn đến sự tàn phá kinh tế.

Niềm tin vào một loại tiền FIAT phụ thuộc vào sự ổn định của chính phủ phát hành nó, cũng như sự tin tưởng vào ngân hàng trung ương quản lý nguồn cung của nó. Bên cạnh đó, tính tập trung vào một số bộ phận quản lý khiến đồng tiền này không trở nên minh bạch và bị can thiệp bởi yếu tố con người.

Liệu Crypto có phải nguy cơ tiềm ẩn của FIAT?

Về cơ bản, tiền FIAT và Crypto đều không được bảo đảm bởi một hàng hóa hay nguồn tài nguyên khan hiếm nào.

Tiền Fiat thì được chính phủ và ngân hàng trung ương phát hành ra và kiểm soát. Do đó, tiền Fiat không có giới hạn nguồn lưu thông và được kiểm soát dựa theo nhu cầu kinh tế của quốc gia.

Crypto hay còn gọi là tiền điện tử được tạo ra vào năm 2009 với sự phát minh ra Bitcoin là loại tiền được mã hóa và được quản lý bởi một mạng lưới phi tập trung chứ không phải một cơ quan duy nhất, như các loại tiền FIAT do chính phủ phát hành.

FIAT and Crypto
FIAT and Crypto

Các giao dịch được thực hiện bằng tiền điện tử được ghi lại vĩnh viễn trên một sổ cái được gọi là blockchain. Sổ cái này có thể xem được đối với bất kỳ ai, do đó hoạt động như một cơ sở dữ liệu công khai. Tiền điện tử mang lại mức độ riêng tư cho người dùng vì chỉ có thể xem chi tiết về các giao dịch. Thông tin nhận dạng về bản thân người dùng có thể được theo dõi nhưng không được ghi lại.

Trong những ngày đầu, các loại tiền điện tử như Bitcoin được cho là đã hoạt động nhiều hơn như một kho lưu trữ giá trị, đó là cách tương tự mọi người đã đầu tư vào kim loại quý trong lịch sử. Thêm nữa, giống như kim loại quý, Bitcoin cần được “khai thác” và điều này sẽ tự động giới hạn nguồn cung của nó. Trên thực tế, Bitcoin được thiết kế giới hạn về số lượng tiền có thể khai thác là 21 triệu Bitcoin.

Do đó trong tương lai gần, tiền điện tử (Crypto) sẽ thách thức Tiền FIAT như một phương tiện lưu trữ giá trị và phương tiện trao đổi. Các loại tiền điện tử như Bitcoin đã chứng kiến giá cả và mức độ phổ biến của chúng tăng vọt đáng kể từ năm 2017. Tuy nhiên, chúng vẫn chưa trở thành một công cụ tài chính phổ biến như Tiền FIAT để mọi người thanh toán và giao thương hàng hóa. Bên cạnh đó, sự biến động trên thị trường trong những năm gần nay khiến một số nhà đầu tư tin rằng tiền kỹ thuật số chưa phải là một kho lưu trữ giá trị tốt.

Tổng Kết

Do những nhược điểm của Tiền FIAT là ý tưởng chính của việc tạo ra một dạng tiền mới như Bitcoin và tiền điện tử được xây dựng trên một mạng ngang hàng phân tán, không do bất cứ chính phủ hoặc cá nhân nào kiểm soát. Vì vậy, sự chấp nhận giao dịch tiền điện tử là sự thỏa thuận giữa các cá nhân, các tổ chức với nhau mà không cần thiết có sự chấp nhận của chính phủ.

Thêm nữa, các giao dịch tiền điện tử là không thể thay đổi được và việc truy vết giao dịch trên tiền điện tử là khó khăn hơn so với hệ thống tiền FIAT.

Nhìn chung, Bitcoin và tiền điện tử khó có thể nói là nguy cơ tiềm ẩn của FIAT hay không vì chúng được xây dựng để khắc phục những nhược điểm của tiền FIAT. Tuy nhiên, chúng cũng khó có thể thay thế toàn bộ tiền FIAT trong tương lai gần và chúng chỉ cung cấp thêm một mạng lưới kinh tế tiềm năng giúp tạo ra một hệ thống tài chính tốt hơn cho một xã hội tốt hơn. Đừng quên theo dõi thông tin tại nhóm GFI Blockchain để cập nhật các thông tin mới nhất.

0 0 đánh giá
Article Rating