Tổng quan
Google là công cụ tìm kiếm phổ biến nhất hiện nay, nó thân thiện với người dùng, tìm kiếm một cách nhanh chóng và rất đúng mục tiêu. Tuy nhiên, quay lại giai đoạn những năm 1990, khi đó Internet còn đang ở một giai đoạn khá là sớm và hỗn độn, nó như một hệ thống bách khoa toàn thư, mọi thứ được nhập vào một cách ngẫu nhiên, rất tốn thời gian và tài nguyên để bạn tìm kiếm thông tin mà mình muốn.
Quy chiếu sang Blockchain, về cơ bản, thời gian đầu của Blockchain cũng khá tương tự với câu chuyện của Internet trước khi có Google.
Một trong những đề xuất giá trị quan trọng nhất của blockchain chính là một sổ cái công khai. Để truy vấn một số dữ liệu trên blockchain là bắt đầu với khối gốc (genesis block), tìm kiếm dữ liệu và chuyển sang block tiếp theo cho đến khi truy vấn được thỏa mãn. Hãy tưởng tượng bạn phải thực hiện quy trình này cho mọi truy vấn, ngày càng mất nhiều thời gian hơn khi số lượng các block ngày càng tăng theo thời gian. Vì thế, một “Google Of Blockchain” là một mảnh ghép thực sự cần thiết.
Mô hình kinh doanh
The Graph là một giao thức cho phép lập chỉ mục (indexing protocol) và truy vấn (query) dữ liệu từ Blockchain. The Graph nhằm mục đích hoạt động như một lớp tích hợp cho DApps. Các chương trình sử dụng truy vấn để định vị dữ liệu từ các tập dữ liệu lớn (big data) trong khi thực hiện các hoạt động như lọc, sắp xếp và nhóm.
Graph protocol hiểu đơn giản hoạt động như 1 search engine (như Google, Bing search) cho web3, đặc biệt là các dữ liệu trên public blockchain như Ethereum, Solana, Filecoin, etc.
Nhờ The Graph, các nhà phát triển có thể xây dựng các ứng dụng phi tập trung (dapp) sử dụng dữ liệu chính xác và đáng tin cậy từ các chuỗi khối và hợp đồng thông minh được lưu trữ trên chúng. Giao thức cũng giúp người tiêu dùng tìm kiếm dữ liệu blockchain dễ dàng hơn.
Theo báo cáo “State of The Graph” của Messari, số lượng Subgraphs của The Graph liên tục tăng trưởng trong các quý vừa qua mặc dù thị trường đã bước vào bear market. Gần nhất là Q3/2023, số lượng subgraphs tăng 22% từ 1082 lên 1322.
Trong The Graph Network, có 5 thực thể mà bạn cần quan tâm:
- Nhà phát triển (Developer): là những người định nghĩa subgraphs. Nói chung, các nhà phát triển từ mỗi giao thức sẽ tạo ra một hoặc nhiều subgraph cho dữ liệu chính của giao thức của họ. Tuy nhiên, vì dữ liệu Ethereum là công khai, lý thuyết thì bất kỳ ai cũng có thể tạo ra các subgraph cụ thể từ mỗi giao thức.
- Indexers: Đây là những người duy trì chính cho mạng lưới, họ là những cá nhân vận hành Graph Nodes, trong đó họ chỉ mục dữ liệu theo mô tả của Subgraph và stake GRT của mình. Đổi lại việc lưu trữ dữ liệu của subgraphs, họ nhận được index reward từ tỷ lệ lạm phát hàng năm 3% của GRT và một khoản phí truy vấn (query fee) từ người dùng truy vấn subgraphs của họ.
- Curators: Vì The Graph Network là một giao thức decentralized và open-source, nên có thể xuất hiện các subgraphs khác nhau, chỉ mục dữ liệu khác nhau từ cùng các giao thức hay dự án. VD: có nhiều subgraph khác nhau về dự án AAVE. Lúc này, Curators đóng một vai trò quan trọng trong hệ thống của The Graph bằng cách sẽ lựa chọn subgraphs nào tốt hơn, đáng tin cậy hơn. Bằng cách làm như vậy, họ khuyến khích indexers chỉ mục những subgraphs tốt hơn, vì như vậy sẽ mang lại nhiều phần thưởng hơn cho indexers. Đáp lại, curators nhận được một phần của khoản phí truy vấn được tạo ra bởi subgraph mà họ đã tín hiệu.
- Delegators: Vai trò của delegator đơn giản hơn khá nhiều so với các thực thể trên. Họ chỉ đơn giản là delegate số lượng token GRT của họ cho một indexer và nhận được một phần của phần thưởng chỉ mục và khoản phí truy vấn mà indexer kiếm được.
- Người dùng cuối (End-user): Đây có thể là cá nhân hoặc doanh nghiệp cần truy cập vào dữ liệu đáng tin cậy và dễ dàng trên blockchain. Khi sử dụng The Graph, họ sẽ query data từ các indexers thông qua query marketplace, trong đó mỗi người dùng trả một khoản phí cho các indexers mỗi lần sử dụng dịch vụ.
The Graph đã có doanh thu nhưng không quá ấn tượng (trung bình khoảng $18k/ tuần)
Hai nguồn thu chính của The Graph là phần thưởng indexing và phí querry được trả bởi người dùng dữ liệu. Cả phần thưởng indexing và phí querry đều được đưa qua Indexers, sau đó được phân phối cho Delegators và Curators.
Mỗi Indexer có quyền tự định nghĩa tỷ lệ phần trăm riêng của phí truy vấn và phần thưởng indexing. Dựa vào tỷ lệ này, mỗi Indexer sau đó phân phối phần thưởng indexing và querry với Delegators, trong khi Curators nhận được 10% của phí querry được tạo ra bởi các subgraph.
Phần thưởng indexing được tạo ra từ mức lạm phát hàng năm 3% trong nguồn cung GRT, xuất phát từ tỷ lệ phát hành GRT. Phần thưởng được phân phối cho Indexers đã stake nhằm đổi lại việc cung cấp dịch vụ index và query trên thị trường mở của The Graph.
Đội ngũ dự án
The Graph được thành lập bởi Jannis Pohlmann, Brandon Ramirez và Yaniv Tal. Nhìn chung, họ đã từng khởi nghiệp và làm việc chung với nhau ở một số dự án start-up nhỏ, chủ yếu trong lĩnh vực công nghệ và hiện không còn công ty nào còn hoạt động.
Ngoài ra, team thiếu khá nhiều vị trí quản lý quan trọng như CMO hay CFO. Mô hình công ty chia ra nhiều team nhỏ để phát triển các subgraph, trong đó có nhân sự từ Messari.
The Graph gồm nhiều core team phát triển các subgraph chuyên biệt và The Graph Foundation.
Định hướng phát triển
Với tham vọng trở thành người thống trị về data service, The Graph không dừng lại ở việc ngày càng mở rộng mạng lưới Subgraphs. Dưới đây là các sản phẩm mà dự án đang và sẽ thực hiện trong tương lai để đạt được tầm nhìn của mình:
Substream và Firehose là 2 sản phẩm đang build ở thời điểm hiện tại:
- Substreams được The Graph giới thiệu là một hệ thống xử lý có khả năng tiêu thụ dòng dữ liệu blockchain dày đặc, đóng vai trò là lớp chuyển đổi dữ liệu blockchain để end-user có thể dễ dàng sử dụng. Bằng cách tích hợp Substreams vào The Graph Network, các nhà phát triển có khả năng cung cấp khả năng lập chỉ mục với tốc độ cực cao (hơn 100 lần so với trước đó) và phân phối dữ liệu của họ đến bất kỳ vị trí nào.
- Firehose là lớp trích xuất dữ liệu blockchain được thiết kế từ đầu để xử lý toàn bộ lịch sử của blockchain với tốc độ nhanh hơn đáng kể.
Các kế hoạch nổi bật tiếp theo:
- Kết hợp AI để hỗ trợ việc query dữ liệu nhằm training cho mô hình ngôn ngữ lớn (LLM).
- Verifiable index & query.
- Tiếp tục tích hợp thêm nhiều blockchain khác.
Tối ưu hiệu suất của indexer
- New cost model và data services => target vào indexer và data provider trong tương lai.
- Hỗ trợ thêm nhiều tài liệu của Firehouse và Substreams
- Cắt giảm chi phí on-chain => Việc này chủ yếu là chuyển hoạt động của token sang mạng Arbitrum nhằm giảm các hoạt động on-chain của dự án như là staking, billing, rewards,…
Đối thủ cạnh tranh
Nhìn chung do có mô hình kinh tế chia sẻ phi tập trung (decentralized sharing economy), The Graph có lợi thế trong việc cung cấp nhiều dữ liệu hơn như dữ liệu cụ thể về 1 giao thức thay vì các bên khác như Covalent, Infura hay Dune sẽ chủ yếu hỗ trợ các dữ liệu thô của blockchain như thông tin về transfer on-chain, địa chỉ ví,…
Bên cạnh đó, ngôn ngữ truy vấn của Graph là GraphQL và sắp tới sử dụng Substream cũng là 1 điểm mạnh khi hứa hẹn tốc độ truy vấn cao hơn nhiều lần cho user.
Ngoài ra, tình trạng downtime khá hiếm gặp ở mô hình phi tập trung của The Graph thay vì như Infura hay Dune.
The Graph | Covalent | Dune | Infura | |
Data server | Decentralized | Decentralized | Centralized | Centralized |
Maintenance cost | No | No | Yes | Yes |
Data supported | Protocol-specialized | General-purposes | Both | General-purposes |
Query language | GraphQL | Primer | Dune SQL | JSON-RPC |
Chains supported | 20 | 26 | 14 | 8 |
Thực tế đạt được
The Graph đã gọi vốn tổng cộng 82,2 triệu USD từ ICO và những quỹ đầu tư lớn như Tiger Global, Coinbase Ventures, Multicoin Capital, Parafo, Lemniscap,…
Round | Price | Fundraising | Backer |
Seed | $0.00147 | $2.5M | Multicoin Capital, CoinFund, and others |
Private | $0.026 | $5.2M | N/A |
Private | $0.03 | $7.5M | N/A |
Strategic | $0.00294 | $5.0M | Coinbase Ventures, Multicoin Capital, Framework Ventures, and others |
ICO | $0.03 | $12M | |
Undisclosed | $50M | Tiger Global Management, Block Wall, Fenbushi Capital and others |
Tokenomic
Tổng cung hiện tại 10.8 tỷ token GRT
Lưu hành hiện tại 9.48 tỷ token theo Cryptorank. Mức lạm phát của GRT là 3%. Ngoài ra GRT cũng có cơ chế burn, nhưng lượng burn không đáng kể. Bởi vì burn dựa vào các hoạt động chủ yếu là delegation và curation tax và slashed (trong khi query fee tax dường như không đáng kể). Nếu hoạt động của delagator và curator tăng; và càng nhiều indexer (khả năng bị slashed cao hơn), khi đó khả năng burn sẽ tăng.
Token GRT được phân bổ như sau
- Community: 35%
- Early Backers: 17%
- Backers: 17%
- Early Team & Advisors: 23%
- Edge & Node: 8%
Token Lock Schedule
Ứng dụng của token GRT
- Stake (delegator)
- Deposit (indexer phải thế chấp một lượng vào pool để làm đúng quy định; developer phải lock một lượng nhỏ để ra hiệu cần index; curator phải dùng GRT để mua share trong một pool subgraph nào đó để ăn phí query),
- Trả phí query (user)
- Burn tax.
Kết luận
Giao thức Graph đã nổi lên như một thành phần quan trọng trong hệ sinh thái Web3, cho phép truy cập hiệu quả và phi tập trung vào dữ liệu blockchain. The Graph được ví như Google của blockchain, với quy mô blockchain ngày càng tăng, liệu The Graph có thể tiếp tục phát triển mạnh mẽ không? Chúng ta cùng theo dõi những lộ trình tiếp theo của The Graph nhé.