Tổng quan
Trong tuần 12 – 18/9, BNB chain đã có những biến động nhất định theo thị trường chung với các sự kiện quan trọng như CPI Mỹ, The Merge… Tuy nhiên, liệu BNB có “khỏe” hơn thị trường? Tâm lý người dùng và các chỉ số on chain phản ứng ra sao? Có nên mua BNB vào lúc này không?
Để cùng tìm hiểu sâu sắc nhất về tổng quan hệ sinh thái BNB chain trong 7 ngày qua, chúng ta hãy cùng nhìn vào các chỉ số sau trước khi đưa ra nhận định về BNB chain cũng như xu hướng đang “chảy” trong nó:
- Giá, xu hướng đồng BNB: Giá, Volume, Funding rate, Social Metrics.
- Dòng tiền: TVL, Bridge, Stable coin, Stake, Lending.
- Người dùng: Daily transaction, Daily active address.
Giá, xu hướng đồng BNB
BNB là native token của hệ sinh thái BNB chain, vì thế, phân tích đồng tiền mã hóa này có thể cho ta thấy xu hướng của người dùng trên mạng lưới (đang hold, hay đang mua, hay đang sử dụng như thế nào?)
Trong tuần vừa qua, từ 12 đến 18 tháng 9, BNB mất 7.1% giá trị (BTC giảm 10.8%, ETH giảm 17.3%) đa số là do biến động sau 2 sự kiện lớn là Mỹ công bố CPI tháng 8 (giảm 6.1%) và The Merge (giảm 3.9%).
Tuy nhiên có thể thấy đây là nhịp điều chỉnh chung của thị trường khi đã tăng đáng kể tuần trước vì những tin đồn liên quan đến 2 sự kiện trên. Mặc dù giá giảm, ta vẫn có thể thấy BNB “khỏe” hơn thị trường và có vùng hỗ trợ lớn ở mốc dưới $270 với khối lượng giao dịch cao hơn mức trung bình đến 50%. Điều đó thể hiện khá nhiều nhà đầu tư “bắt đáy”, bất chấp tâm lý sợ hãi vẫn còn (funding rate âm).
Qua hình trên, ta thấy rằng funding rate đã liên tục âm kể từ ngày 9/9 (khi giá BNB đạt $300). Và khi giá giảm trong tuần 12 – 18/9, mức độ âm còn lớn hơn. Chứng tỏ rằng nhà đầu tư không tin tưởng vào thị trường kể cả khi tăng giá.
Bên cạnh đó, theo số liệu từ LunarCrush, BNB được bàn tán khá nhiều trong tuần qua, tuy nhiên điều đó không giúp BNB trở nên tích cực hơn, mà ngược lại, có lẽ những cuộc tranh luận của họ liên quan đến một thị trường gấu hơn là sự lạc quan.
Với những dữ liệu trên, về ngắn hạn, BNB có thể sẽ khó có một đợt bùng nổ về giá và chỉ dao động quanh vùng $300 – $260. Tuy nhiên, bạn có thể đặt ra câu hỏi là lượng volume tăng mạnh đó là từ đâu khi đa số “cá con” vẫn sợ hãi?
Dòng tiền
Phân tích dòng tiền di chuyển cũng là một phương pháp quan trọng để có thể đưa ra những nhận xét chính xác về BNB chain. Ta có thể xem xét chúng thông qua các chỉ số như TVL, bridge, stable coin…
TVL
Trong tuần 12 – 18/9, TVL trên những hệ sinh thái lớn đều có một mức giảm trung bình (có thể đến tự sự giảm giá của token quản trị). BNB chain giảm 4.2% (khoảng 300 triệu đô giá trị), trong khi đó Ethreum giảm tới 10.8% và Avalanche giảm 3.4% (tuy nhiên Avalanche đã giảm liên tục từ tháng 8 và dường như không có sự hồi phục nào). Có thể nói BNB chain là một trong những hệ sinh “bền vững” nhất kể từ khi tạo đáy vào tháng 6.
Bridge
Ethereum đang là hệ sinh thái lớn nhất, nên động thái của các cá mập Ethereum là vô cùng quan trọng. Có thể thấy, cùng với lượng TVL chung, lượng tiền chuyển từ Ethereum sang BNB cũng bị ảnh hưởng và giảm 5.13%. Tuy nhiên lượng tài sản sụt giảm này không quá nghiêm trọng khi mà ta so sánh với những cầu nối khác như Polygon (-4.5%), Arbitrum (-7.04%), Optimism (-9.08%).
Stable coin
Stable coin đang dần trở thành một thế lực, và lượng stable coin trên on-chain cũng phần nào thể hiện dòng tiền đổ vào đây. Qua số liệu từ DeFiLlama, mặc dù hệ sinh thái BNB có vẻ không tích cực, lượng stabe coin không hề bị ảnh hưởng và duy trì vốn hóa 11.32 tỷ đô. Cho thấy dòng tiền quan trọng nhất này vẫn ở lại BNB chain.
Bức tranh này cũng diễn ra ở các blockchain khác như Ethereum (-0.5%), Tron (+0.6%), Avalanche (-0.4%).
Stake
Stake là hành động một nhà đầu tư khóa tiền của mình lại để được hưởng những chia sẻ lợi ích từ miner. Lượng stake tăng hay giảm cũng phần nào phản ánh được tâm lý của họ trước những biến động từ thị trường. Có 2 dạng stake là stake cố định (không có thanh khoản) và liquid stake (stake nhưng vẫn có thanh khoản).
Trong vòng 7 ngày, lượng stake cố định trên BNB chain giảm từ 1.58 tỷ đô xuống còn khoảng 1.52 tỷ đô (-3.8%). Điều này có thể do giá BNB giảm tới 7.1%. Như vậy, chứng tỏ đây là một mức giảm hoàn toàn có thể chấp nhận được, thậm chí là có phần tích cực, khi mà nhà đầu tư vẫn lựa chọn stake BNB để vận hành mạng lưới. Tuy nhiên, mặc dù không rút tiền ra khỏi stake cố định, nhà đầu tư lại lựa chọn liquid staking cho lượng tiền stake sau này với ít rủi ro hơn.
Tiếp nối đà tăng trưởng từ nhiều tuần trước, tổng lượng liquid stake trên 3 nền tảng chính của BNB (Ankr, pStake, Stader) đã tăng vọt từ khoảng 40 triệu đô lên 65 triệu đô (tăng 62.5%) khi giá BNB giảm. Có thể thấy nhà đầu tư vẫn có khá nhiều niềm tin với mạng lưới.
Lending
Venus là nền tảng lending lớn nhất trên BNB và dường như chi phối thị trường này. Nếu lượng vay và mượn tăng thì đó là một dấu hiệu tích cực về dòng tiền.
Qua hình trên, có thể thấy dòng tiền vay mượn không có thay đổi gì đáng kể ngoại trừ khoảng 16,17/9 khi mà thị trường tạo đáy ngắn hạn và khiến tỉ lệ cung/ cầu tăng lên hơn 44%, nhưng sau đó đã nhanh chóng quay lại mức bình thường.
Người dùng
Tiếp đến, chúng ta hãy cùng xem thêm các chỉ số như Daily transaction (số lượng giao dịch hằng ngày), Daily active address (số lượng ví hoạt động) để có nhiều góc nhìn hơn về hoạt động của người dùng.
Số lượng giao dịch hằng ngày
Số lượng giao dịch hằng ngày khá ổn định và giao động quanh 300,000 – 400,000 giao dịch/ngày. 2 lần số lượng giao dịch tăng mạnh là trước và sau The Merge, đây có thể là một động thái “chốt lời” và “bắt đáy”.
Số lượng ví hoạt động hằng ngày
Số lượng địa chỉ ví hoạt động cũng biến động tương tự và duy trì ở một mức khá thấp (khoảng 900,000 ví/ ngày) khi so với tổng lượng ví lên đến 192 triệu (chỉ khoảng 0.5%). Đây cũng là điểm sáng vì số lượng ví trên BNB chain đã tăng thêm đến 2 triệu chỉ trong 1 tuần, và là bàn đạp vô cùng tốt khi thị trường uptrend trở lại.
Các nền tảng khác ngoại trừ Ethereum có vẻ không bị ảnh hưởng bởi The Merge (thay vào đó bị ảnh hưởng bởi thị trường chung). Số lượng ví hoạt động trên Ethereum tăng 16%, số lượng giao dịch hằng ngày tăng 4%, trong khi con số này ở Bitcoin lần lượt là -1% và -1%.
Tổng kết
Qua bài viết trên, chắc hẳn bạn đọc đã có những nhận định của riêng mình về hệ sinh thái BNB chain tuần 12-18/9. Đối với mình, BNB đang là một trong những hệ sinh khá khả quan khi mà giảm ít hơn thị trường và những dòng tiền quan trọng không biến động nhiều. Mặc dù tâm lý thị trường là tiêu cực, nhưng các chỉ số on chain như lượng stake, volume, người dùng… lại trái ngược. Và đây là một dữ liệu đáng để bạn để tâm.
Nếu bạn thích bài viết này hay có những suy nghĩ về chỉ số nào khác, hãy comment xuống dưới cho chúng mình biết nhé!