Mới đây, ngân hàng Starling đã cấm khách hàng của mình mua tiền mã hoá thông qua thẻ do ngân hàng của họ phát hành hoặc nhận chuyển khoản từ những người bán tiền mã hoá. Điều này đồng nghĩa với việc khách hàng của Starling sẽ không còn có thể mua tiền mã hoá hoặc nhận chuyển khoản đến từ các sàn giao dịch tài sản kỹ thuật số hoặc người bán.
Ngân hàng này đã đăng trên Twitter chính thức của mình thông tin trên, lý do của lệnh cấm trên được ngân hàng này mô tả là “rủi ro cao và được sử dụng nhiều cho mục đích tội phạm”. Họ còn cho biết thêm trước đây cũng đã từng hạn chế với những mức độ khác nhau về những giao dịch liên quan đến tài sản kỹ thuật số.
Làm rõ thêm quan điểm này, họ cho rằng “Công nghệ đổi mới và tư duy đằng sau tiền mã hoá có những lợi thế tiềm năng to lớn. Tuy nhiên, hiện tại, chúng có rủi ro cao và được sử dụng nhiều cho mục đích tội phạm, do đó, chúng tôi không còn hỗ trợ chúng nữa”. Hành động này được diễn ra sau bối cảnh sự sụp đổ của FTX và Alameda, theo đó, công ty này nợ hàng tỷ USD với hơn 1 triệu chủ nợ.
Những người đam mê tiền mã hoá đặt ra câu hỏi tại sao ngân hàng không quan tâm đến các giao dịch có rủi ro khá cao như cờ bạc hoặc cổ phiếu, các tài sản phái sinh? Những giao dịch này chắc chắn có khối lượng lớn và rủi ro cao tương tự như tiền mã hoá. Việc hạn chế các giao dịch liên quan đến tiền mã hoá ở một mức độ nào đó có thể sẽ hợp lý hơn là việc cấm hoàn toàn như trường hợp của Starling.
Ở một diễn biến khác, các nhà lập pháp của Nga đang nghiên cứu để khởi động một sàn giao dịch tiền mã hoá với quy mô quốc gia. Họ đã thảo luận về các sửa đổi đối về luật tiền mã hoá với các bên liên quan trên thị trường. Các sửa đổi, sẽ đặt ra một khuôn khổ pháp lý cho một tỷ giá hối đoái quốc gia, trước tiên sẽ được trình bày cho ngân hàng Trung ương.