Gamma Strategies là dự án cho phép người dùng có thể quản lý và cải thiện nguồn vốn của mình trong các giao thức có cơ chế CLMM, hãy cùng mình tìm hiểu Gamma Strategies hoạt động ra sao nhé!
Gamma Strategies là gì?
Gamma Strategies là một giao thức non-custodial giúp người dùng có thể quản lý nguồn thanh khoản của mình trong cơ chế thanh khoản tập trung (CLMM) một cách tự động.
Xem thêm CLMM là gì tại đây.
Lý do Gamma Strategies ra đời
Các vấn đề thực tại
Thanh khoản tập trung (CLMM) là một thay đổi lớn đối với nhà cung cấp thanh khoản (LPs) và không phải tất cả các thay đổi đều mang tính tích cực.
CLMM đã khiến rủi ro IL đối với các LPs ngày càng phức tạp hơn. Việc giảm thiểu IL trong CLMM ngày càng khó hơn và việc cung cấp thanh khoản trở nên phức tạp và rủi ro hơn đáng kể đối với người dùng bình thường.
Phân tích hoặc hiểu hiệu suất và lợi nhuận của các vị thế LP gần như không tồn tại khi CLMM được triển khai. Cũng không có phép đo tiêu chuẩn cho những thứ như IL.
Incentives cũng trở nên phức tạp và khó tính toán hơn. Các Farmer có thể nhận Rewards không chỉ do số tiền họ bỏ ra mà còn do cách họ cung cấp vốn.
Thêm vào đó, một trong những khái niệm quan trọng nhất nhưng bị hiểu sai về CLMM là khả năng cạnh tranh vốn có của nó.
Một điều rất quan trọng đối với các LPs và giao thức là họ hiện đang ở trong một môi trường cạnh tranh. Bất kể khả năng quản lý đến đâu, không ai có thể luôn luôn kiếm lời trong môi trường này.
Các Pool có thể quá tải với số lượng thanh khoản so với khối lượng giao dịch, dẫn đến hiệu suất phí kém cho các LPs, ngay cả trong điều kiện lý tưởng. Biến động cao có thể khiến cho những Pool được quản lý tốt nhất cũng gặp tổn thất.
Hướng giải quyết
Gamma được tạo ra để giải quyết tất cả những thách thức của CLMM. Vault của Gamma cung cấp cho LP hiệu suất được tối ưu hóa nhất trên nhiều nền tảng và mạng lưới khác được hỗ trợ. Gamma thực hiện điều này bằng cách giảm thiểu khoản lỗ tạm thời (Impermanent loss – IL) và tích lũy phí bằng các chiến lược phù hợp.
Gamma cũng hỗ trợ nhiều nền tảng nội bộ và bên thứ 3 cho các giao thức để Incentives cho các LPs. Cuối cùng, Gamma cung cấp dịch vụ quản lý Treasury và thanh khoản giao thức cho nhiều dự án khác nhau.
Gamma Strategies hoạt động như thế nào?
Vault
Vault là một Contract non-custodial quản lý vị thế (position manager contract) có các hàm quản lý như Deposit, Withdraw, Rebalance và Compound (ZeroBurn). Chức năng Deposit, Withdraw và Rebalance cho phép Vault quản lý tiền trong các Pool.
Chức năng ZeroBurn được sử dụng để tích luỹ lượng phí và được kích hoạt bởi mọi chức năng Deposit, Withdraw và Rebalance. Điều này giúp Vaults của Gamma có thể dễ dàng tổng hợp các khoản phí liên tục.
Strategies (chiến lược)
Phí và IL là các hình thức tương ứng của lợi suất và rủi ro đối với CLMM. Các LPs (và Gamma) thường tìm cách tối đa hóa việc tạo ra phí và giảm thiểu IL thông qua các chiến lược. Các chiến lược là “quy tắc” hoặc nguyên tắc hướng dẫn việc quản lý Gamma’s Vaults.
Các chiến lược của Gamma được tự động hóa, và sử dụng automatic triggers để thực hiện các hoạt động quản lý như compounding, tái cân bằng và thiết lập phạm vi.
Hiện tại dự án đang có các loại chiến lược sau:
1) Dynamic Range (Main Strategy)
Dynamic ranges là chiến lược phổ biến nhất cho các Gamma Vaults. Liquidity ranges sẽ được tự động cân bằng lại khi Rebalance Triggers được kích hoạt. Liquidity ranges có thể được đặt cho một cặp và quá trình tái cân bằng sẽ được tự động kích hoạt khi giá di chuyển một tỷ lệ phần trăm nhất định.
Dynamic ranges là chiến lược phổ biến nhất cho các Gamma Vaults. Liquidity ranges sẽ được tự động cân bằng lại khi Rebalance Triggers được kích hoạt. Liquidity ranges có thể được đặt cho một cặp và quá trình tái cân bằng sẽ được tự động kích hoạt khi giá di chuyển một tỷ lệ phần trăm nhất định.
Các khoản phí tích lũy sẽ được compounded trong vị thế thường xuyên thay mặt cho LPs compounding yield. Quá trình Auto Rebalancing cho phép người dùng trải nghiệm LP thụ động. Hiện tại có hai dạng phạm vi trong chiến lược này:
- Wide-range Strategy: phục vụ cho các LPs dài hạn. Nó hướng đến sự biến động cao và phần thưởng trong việc lựa chọn phạm vi. Wide-range Strategy thường có ít IL hơn trong môi trường biến động cao. Về lâu dài, khoản tiết kiệm từ IL có thể sẽ lớn hơn các khoản phí trong Narrow-range Strategy và ngược lại.
- Narrow-range Strategy: Narrow-range Strategy phục vụ cho các LPs ngắn hạn của họ. Narrow-range Strategy sẽ kiếm được nhiều phí và phần thưởng hơn nhưng có khả năng chịu nhiều tổn thất hơn trong môi trường biến động cao.
Ví dụ các Vaults:
- WBTC-WETH Pair 0.05% – Ethereum
- agEUR-WETH Pair 0.05% – Ethereum
- WETH-USDC Pair 0.05% – Optimism
- USDC-WETH Pair 0.05% – Polygon
2) Stable Strategy
Stable Strategy sẽ được sử dụng với các cặp stablecoin. Liquidity ranges của Stable Strategy hướng đến mục đích sắp xếp tài sản ở các phạm vi khác nhau sau đó cân đối chúng lại. Wide-range Strategy sẽ được sử dụng đối với các cặp stablecoin biến động hơn. Trong khi ở các dự án Blue-chip, Narrow-range Strategy là lựa chọn hợp lý hơn.
Các khoản phí tích lũy sẽ được compounded trở lại vị thế thường xuyên thay mặt cho LPs compounding yield. Tuy nhiên nếu thị trường có nhiều biến động, việc phân bổ tài sản có thể thay đổi so với tỷ lệ 50/50.
Ví dụ các Vaults:
- USDC-DAI 0.01% – Optimism
- sUSD-DAI 0.05% – Optimism
- USDC-FRAX 0.05% – Polygon
3) Pegged Price
Pegged price strategies được sử dụng với tài sản cơ sở với tài sản phái sinh (ví dụ $ETH với rETH). Thanh khoản được cung cấp trực tiếp xung quanh giá trị tài sản ròng (Net Asset Value – NAV) của một tài sản được cung cấp.
Khi NAV đạt được các mục tiêu giá nhất định, vị thế thanh khoản sẽ tự động được cân bằng lại. Tuy nhiên, trong thời gian thị trường biến động cao, vị thế sẽ không kiếm được phí do Market Price có thể vượt ra ngoài phạm vi.
Ví dụ Vaults: rETH-WETH 0.05% trên Ethereum.
Ngoài ra còn có các chiến lược mới đang trong giai đoạn phát triển như: Delta Hedging, Gamma Hedging, Momentum Hedging, Pairs Trading.
Đội ngũ phát triển
Hiện tại chưa có thông tin gì về đội ngũ phát triển
Lộ trình phát triển
Hiện tại chưa có thông tin gì về lộ trình phát triển
Investors và Backers
Dự án được backed bởi các VCs lớn có thể kể đến như Spartan, GSR, Alliance Dao. Đồng thời, Gamma Strategies cũng được audit bởi Immunefi, Omniscia, Consensys Diligence và Arbitrary Execution.
Đối thủ cạnh tranh
Các đối thủ cạnh tranh của dự án sẽ là những dự án boost yield cho các sàn Dex như BIFI, Venus…
Đối tác hiện tại
Hiện tại dự án đang có Partnership với các dự án DeFi lớn như Uniswap, Quickswap, QiDao, Liquity…
Tokenomics
$GAMMA & xGAMMA
$GAMMA là token cho phép các Holder có thể hưởng doanh thu từ nền tảng, thay vì lựa chọn trở thành LPs, người dùng có thể mua $GAMMA để stake ra xGAMMA để ăn phí giao dịch.
Key Metrics
- Token Name: Gamma Strategies
- Ticker: $GAMMA
- Blockchain: Ethereum
- Token type: Utility
- Contract: 0x6bea7cfef803d1e3d5f7c0103f7ded065644e197
- Total Supply: 100,000,000
- Circulating Supply: 58,723,413
Token Distribution
Lịch Vesting
Hiện tại dự án đã Vesting xong.
Cộng đồng
Mua $GAMMA ở đâu?
Hiện tại các bạn có thể mua $GAMMA tại Uniswap hoặc các Cex như KuCoin, CoinEx…
Kết luận
Ở trên mình đã tổng hợp các thông tin quan trọng của dự án Gamma Strategies, các bạn nghĩ sao về dự án này? Liệu Gamma Strategies có phải là một trong những dự án quan trọng trong giai đoạn sắp tới? Hãy để lại suy nghĩ của bạn dưới phần bình luận nhé!
Tất cả chỉ vì mục đích thông tin tham khảo, bài viết này hoàn toàn không phải là lời khuyên đầu tư
Hy vọng với những thông tin trên sẽ giúp các bạn có cái nhìn tổng quan về dự án Gamma Strategies. Những thông tin về dự án mới nhất sẽ luôn được cập nhật nhanh chóng trên website và các kênh chính thức của GFI Các bạn quan tâm đừng quên tham gia vào nhóm cộng đồng của GFI để cùng thảo luận, trao đổi kiến thức và kinh nghiệm với các thành viên khác nhé.