Tổng quan
Sau thời gian đầu hào hứng, người dùng hiện nay đang có một cái nhìn không mấy thiện cảm về các dự án GameFi, nhất là khi rất nhiều dự án có dấu hiệu lừa đảo người dùng, gây quỹ nhưng không ra mắt được sản phẩm như dự kiến. Khiến thị trường GameFi ảm đạm hơn rất nhiều so với khoảng thời gian nửa cuối năm ngoái.
Trong bài viết hôm nay hãy cùng GFS khám phá một vài thông số phát triển của GameFi trong khoảng thời gian từ đầu năm 2022 đến hiện tại nhé.
Tổng quan về GameFi
Giá trị của thị trường trò chơi truyền thống trên toàn thế giới đã tăng đáng kể trong những năm vừa qua và được ước tính xấp xỉ 200 tỷ USD vào thời điểm hiện tại. Điều này cho thấy được tiềm năng phát triển nếu thu hút được người chơi đến với game blockchain khi mà các giai đoạn như pay-to-play và free-to-play đã qua. Hiện các game thủ có niềm đam mê với các trò chơi cực kỳ nhiều nhưng số người kiếm được tiền từ game thì lại cực kỳ ít. Vì vậy xu hướng tất yếu tiếp theo của thị trường game sẽ là play-to-earn. Cơ chế của những trò chơi này sẽ thưởng cho người chơi bằng thu nhập trong thế giới thực. Nói một cách khác, nếu chơi game chỉ để giải trí đơn thuần, rất nhiều người cho rằng họ sẽ chơi game truyền thống. Chính vì yếu tố “earn” trong thế giới game blockchain đã cuốn hút những người chơi đến với thị trường tiềm năng màu mỡ này.
Với thành công của Axie Infinity vào giữa năm 2021, nhiều dự án GameFi mọc lên như nấm sau mưa. Các trò chơi này mở bán token và dự kiến cho ra mắt game ở nửa cuối năm 2021. Tuy nhiên, nhiều trò chơi có dấu hiệu bất thường trong hoạt động, khiến đồng tiền số của game mất giá, nhà đầu tư thua lỗ, điển hình như vào đầu tháng 1, những người tham gia dự án Crypto Bike “sốc” vì giá trị của đồng CB trong game giảm 40 lần, từ 0,9 USD xuống 0,02 USD trong thời gian ngắn. Hiện giá đồng này đã tăng lên 0,09 USD, nhưng vẫn thấp hơn cả chục lần so với mức đỉnh cuối tháng 12, khiến nhiều nhà đầu tư gần như mất trắng.
Ông Phạm Hưởng – người sáng lập kiêm Giám đốc điều hành của GFS Ventures cho hay những dự án chất lượng kém, bị thổi phồng là yếu tố không thể tránh khỏi của một thị trường đang phát triển nhanh như blockchain. Điều quan trọng là người dùng cần có kiến thức và kinh nghiệm để đánh giá những dự án kém chất lượng. Một quỹ đầu tư đạt chuẩn phải đảm bảo nhiều yếu tố bao gồm có đăng ký hoạt động với cơ quan chức năng, thực hiện thẩm định dự án cùng ban quản trị, minh bạch các khoản đầu tư và được xác nhận của người tham gia.
Tiếp theo chúng ta hãy cùng xem xét tổng quan một vài thông số về xu hướng game p2e từ đầu năm 2022 đến nay.
Thông số tổng quan
Ngay từ khi ra mắt GameFi đã thu hút được rất nhiều sự chú ý từ các blockchain và đến hiện tại có khoảng 39 blockchain đã hỗ trợ và cho ra mắt game trên nền tảng của họ.
Bằng sự hấp dẫn của mình GameFi đã thu hút được rất nhiều nhà phát triển bắt đầu xây dựng lên một trò chơi của mình. Đến hiện tại thì theo thống kê đã có khoảng 1500 game được ra mắt và lượng người chơi thường xuyên vào mỗi ngày là khoảng 964,000 game thủ. Số lượng tài sản được giao dịch mỗi ngày là 12,8 triệu USD tổng lượng tài sản đầu tư lên tới 7,6 tỷ USD.
Blockchain và Users
Top 3 những blockchain thu hút được nhiều người dùng nhất đó là: Wax, Hive, BSC, Polygon, Solana,….
Đứng đầu là Wax blockchain với 380 nghìn người dùng thường xuyên chiếm 40% tổng lượng người dùng trên toàn bộ ngành công nghiệp game blockchain với hai tựa game tiêu biểu là Alien Worlds và Farmers World chiếm 92.5% tổng giao dịch trên chuỗi
Thứ hai là Hive blockchain với 337 nghìn người dùng thường xuyên, Hive được biết đến chủ yến bởi tựa game Splinterlands chiếm tới 99,5 tổng lượng giao dịch trên chuỗi
Thứ ba là BSC blockchain đang được nhiều nhà phát triển trò chơi chú ý và xây dựng game của mình trên đó nhất. Mặc dù chiếm thị phần nhỏ hơn, nhưng đây là blockchain có hệ sinh thái trò chơi đa dạng nhất. MOBOX, Second Live, Bomb Crypto, X World Games và Elfin Kingdom là những tựa game lớn nhất tính theo số lượng người chơi. Trong đó Bomb Crypto chiếm 29,2% giao dịch trên chuỗi. MOBOX chỉ có 10,3%.
Tổng lượng đầu tư vào game blockchain
Lượng đầu tư trung bình mà một game blockchain kêu gọi được từ các nhà đầu tư đã tăng 194% so với cùng kỳ năm ngoái và giảm 40% so với quý 4 năm 2021. Tổng lượng đầu tư mà các tựa game blockchain đã nhận được là 1,15 tỷ USD. Trong đó Polygon là blockchain có số lượng dự án game độc lập được cấp vốn cao nhất và vả số lượng tài trợ kêu gọi được cũng cao nhất luôn.
Hai loại dự án game hàng đầu nhận được nhiều tài trợ nhất là game platforms với tổng số 551 triệu đô la chiếm 48,93% tổng lượng đầu tư và independent games với 287 triệu đô la chiếm 25,5%. Các dự án làm về metaverse đang tăng lên nhanh chóng nhưng chúng hiện chiếm 1,27% thị phần. Trong đó các nền tảng GameFi thường kêu gọi được số tiền đầu tư cao hơn đáng kể so với các dự án game độc lập. Các game platforms nhận được trung bình 20,4 triệu USD, trong khi independent games chỉ nhận được ttrung bình 4,55 triệu USD.
Thách thức
Chúng ta có thể thấy khi thị trường crypto tăng trưởng mạnh thì có rất nhiều dự án game NFT được tạo ra, những hầu hết các tựa game này đều bị bỏ rơi sau một thời gian phát hành, điều này do mô hình game chưa đủ tốt, nhà phát hành game chưa thể kiểm soát được sự lạm phát giá các NFT và người chơi hầu hết chơi với mong muốn kiếm tiền chứ chưa có người chơi mang tính giải trí như vậy giá trị thực sự của game đã mất đi. Và thị trường Cryto còn quá phụ thuộc vào giá của Bitcoin, khi thị trường giảm mạnh sẽ khiến cho người chơi rời bỏ thị trường, bỏ game.
Ngoài các nhược điểm của game NFT đã nếu ở trên thì các nhà làm game truyền thống cũng chưa muốn chuyển mình để tham gia vào game NFT, vì miếng bánh mảng game truyền thống còn quá lớn bản thân các nhà công ty game cũng chưa thể khai thác hết được tiềm năng đó, vì vậy họ chưa có ý muốn bỏ lại miếng bánh lớn đang ăn dở để tham gia vào miếng bánh khác mà chưa biết miếng bánh đó có vị ngọt hay đắng. Ngoài ra các nhà làm game NFT hầu hết là những đơn vị trong thị trường Cryto và chưa có nhiều kinh nghiệm trong mảng kinh doanh game, ngược lại thì các nhà làm game truyền thống thì lại không có kinh nghiệm trong lĩnh vực Blockchain. Điều này cũng làm cho Game NFT chưa thể phát triển tốt được.
Hơn nữa các game NFT dù chưa thực sự phát triển những nó cũng làm ảnh hưởng tới thị phần game truyền thống, vì vậy các ông lớn trong ngành game họ cũng không dễ dàng để cho các game NFT tự do phát triển, họ sẽ tìm mọi cách để kìm hãm sự phát triển này. Điều này sẽ làm cho các dự án game NFT khó mà phát triển được.
Tiềm năng phát triển
Nhân vật trong trò chơi cần phải tiếp tục lên cấp, thăng hạng và phát triển, GameFi cũng vậy!
Đầu tiên là sự quan tâm tăng lên đối với việc chơi game. Sự nổi lên của thể thao điện tử và tính năng phát trực tiếp là một sự phát triển gần đây trong thập kỷ qua, củng cố việc chơi game không chỉ là một nguồn giải trí mà còn là một nghề nghiệp hợp pháp. Các trò chơi phổ biến hiện nay cạnh tranh với các môn thể thao truyền thống, một ý tưởng mà nhiều người đã cho là không thể tưởng tượng được từ khoảng 10 năm trở về trước. Đặc biệt, trò chơi liên quan tới tiền điện tử đã nhận được sự quan tâm tăng vọt trong thời gian gần đây.
Luồng gió thứ hai là tiếp tục áp dụng tiền mã hóa, GameFi là một trong số các trụ cột đồng thời thu hút người dùng mới vào thị trường Crypto. Kết hợp với DeFi, NFTs, Web3 và những trend khác nữa, tổng các hoạt động trên Blockchain tăng lên trong vài năm tới là hoàn toàn có thể xảy ra. Điều này mang lại cơ hội phổ cập Blockchain nói chung hay Crypto nói riêng tới cộng đồng và xã hội.
Kết luận
Vậy tương lai cuối cùng của GameFi sẽ như thế nào? Cơ hội sở hữu tài sản theo ý muốn, kiếm tiền từ trò chơi và kết nối với cộng đồng rộng lớn hơn được công nhận rộng rãi là các tính năng hấp dẫn được trình bày trong hot trend mới này. Tuy chưa biết tương lai ra sao nhưng có một điều chắc chắn là cho đến thời điểm hiện tại, tâm lý từ những người tham gia, những người điều hành, hãng game, nhà đầu tư và chính game thủ đều tỏ ra khá lạc quan về sự phát triển của GameFi ở giai đoạn hiện nay. Còn các bạn thì sao, đã ai tìm được những dự án về mảng GameFi chất lượng để đưa vào danh mục đầu tư của mình không? Theo các bạn, GameFi có thực sự là một mảng lớn cần phát triển để lan toả hơn nữa Crypto tới mọi người?
Hy vọng với những thông tin trên, các bạn đã có những đánh giá riêng của mình về mảng Gamefi để có thêm một lựa chọn trong quyết định đầu tư của mình. Mọi người có góc nhìn hay sự phân tích nào về GameFi thì thảo luận ở dưới cùng GFS Blockchain nhé!