Tổng quan
Với bất kỳ thị trường nào dù là trái phiếu, vàng hay dầu mỏ và cả Crypto… thì tính thanh khoản vẫn là quan trọng nhất. Chính việc giải quyết tính thanh khoản mà Defi đã bùng nổ kỳ diệu. Nhiều dự án ra đời với nhiều mô hình khác nhau như mô hình AMM của Uniswap và đa số sàn Dex, sau đó tiến thêm là mô hình PMM của DODO và tiếp tục nâng cấp lên với DMM của Kyber DMM.
Trong bài viết này, GFS Blockchain sẽ phân tích sâu hơn về AMM, PMM, DMM và so sánh ưu nhược điểm để các bạn có thể hiểu rõ hơn 3 mô hình này.
Hiểu về AMM, PMM, DMM
AMM
AMM viết tắt của Auto Market Makers (công cụ lập thị trường tự động) là một loại giao thức trao đổi phi tập trung (DEX) dựa trên một công thức toán học để định giá tài sản. Thay vì sử dụng sổ lệnh như một sàn giao dịch truyền thống, tài sản được định giá theo một thuật toán định giá.
Công thức này có thể thay đổi theo từng giao thức. Ví dụ Uniswap sử dụng công thức x * y = k.
- x là số lượng của một token trong nhóm thanh khoản.
- y là số lượng của token kia.
- Trong công thức này, k là hằng số cố định. Có nghĩa là tổng thanh khoản của nhóm luôn phải giữ nguyên. Các AMM khác sẽ sử dụng các công thức khác cho các trường hợp sử dụng cụ thể, tùy thuộc theo mục tiêu của họ. Tuy nhiên, điểm giống nhau giữa tất cả công cụ này là chúng đều xác định giá theo thuật toán.
Cách thức hoạt động của AMM
AMM hoạt động tương tự như một sàn giao dịch sổ lệnh, trong đó có các cặp giao dịch ví dụ ETH/DAI. Tuy nhiên, bạn không cần phải có một đối tác (một nhà giao dịch khác) ở phía bên kia để thực hiện giao dịch. Thay vào đó, bạn tương tác với một hợp đồng thông minh, bên “tạo ra” thị trường cho bạn.
Trên một sàn giao dịch phi tập trung như Binance DEX, các giao dịch diễn ra trực tiếp giữa các ví của người dùng. Nếu bạn bán BNB để lấy BUSD trên Binance DEX, sẽ có người khác ở phía bên kia của giao dịch mua BNB bằng BUSD của họ. Chúng ta có thể gọi đây là giao dịch ngang hàng (P2P).
Ngược lại, bạn có thể coi AMM là giao dịch người-hợp đồng (peer-to-contract hay P2C). Không có đối tác theo đúng nghĩa đen vì giao dịch diễn ra giữa người dùng và hợp đồng. Vì không có sổ lệnh, nên cũng không có loại lệnh nào trên AMM. Thay vào đó, giá bạn nhận được cho một tài sản bạn muốn mua hoặc bán được xác định bằng một công thức.
Vậy không cần đối tác, nhưng vẫn phải có ai tạo ra thị trường đúng không? Chính xác. Thanh khoản trong hợp đồng thông minh vẫn phải được cung cấp bởi người dùng, gọi là các nhà cung cấp thanh khoản (các LP – Liquid provider).
Các nhà cung cấp thanh khoản (các LP) gửi tiền mã hóa vào một bể thanh khoản. Bạn có thể tưởng tượng một bể thanh khoản là một đống tiền lớn mà các nhà giao dịch có thể giao dịch đổi lấy. Đổi lại việc cung cấp tính thanh khoản cho giao thức, LP kiếm được phí từ các giao dịch xảy ra trong bể của họ.
Bạn sẽ cần lưu ý một điều khác khi cung cấp thanh khoản cho AMM – tổn thất tạm thời (IL).
Tổn thất tạm thời xảy ra khi tỷ lệ giá của các token đã ký gửi thay đổi sau khi bạn gửi chúng vào bể thanh khoản. Sự thay đổi càng lớn thì tổn tất tạm thời càng lớn.
Chúng ta có thể lấy 1 ví dụ:
- Bạn stake 1 ETH và 100 DAI trong 1 AMM pool nào đó
- Trong pool này có tổng cộng 10 ETH và 1000 DAI. Vậy là sau khi staking, thì bạn đã chiếm 10% trong pool.
- Giả sử ở trường hợp này ta không đi kèm phí trading trong pool này.
Sau 1 tuần thì giá ETH = 200DAI thì điều gì sẽ xảy ra?
Nếu bạn staking trong pool bạn nhận được 282,821 + phí giao dịch, giả sử phí nhận được 30 DAI, thì bạn nhận được là 312 DAI.
Nếu bạn giữ nguyên và không đem đi staking pool thì bạn nhận được giá trị tương đương 300DAI.
Vậy tính ra thì chúng ta đang lãi hơn việc chỉ giữ token và không làm gì hết. Đây chính là điểm thu hút những Liquidity Provider.
Mô hình AMM thực sự mang lại hiệu quả với chiến lược sử dụng stablecoin, khi mà biến động giá của chúng là rất thấp.
PMM
PMM là viết tắt của Proactive Market maker, về cơ bản là một mô hình tạo lập thị trường blockchain mới. Nó khác với mô hình hình AMM ở việc nó tách biệt được mối quan hệ giữa giao dịch với tài sản, có sự linh hoạt với sự vận động của thị trường, sự kết hợp giữa tỷ lệ tài sản và mô hình đường cong độ dốc của giá. Ở đây đặc biệt có sự kết hợp chặt chẽ với oracle để đưa (input) đầu vào với mức giá đẹp nhất, ít trượt giá để tính toán.
*** Tìm hiểu thêm về dự án DODO PMM -> Xem tại đây
Giải quyết bài toán thanh khoản
Ở bất cứ một thời điểm nào, thì PMM sẽ rơi vào một trong 3 trạng thái như sau: trạng thái cân bằng (equilibrium), thiếu hụt token cơ bản (base token), thiếu hụt token thứ 2 (quote token).
Ban đầu, khi khởi tạo pool, nguồn vốn ở trạng thái cân bằng thì cả B = Bo, Q=Qo
- Khi traders bán base token, thì số dư của base token trong pool cao hơn số dư ban đầu, ngược lại số dư của quote token sẽ thấp hơn lúc ban đầu. Ở trạng thái này, thì hệ thống PMM sẽ cố gắng bán đi base token dư thừa đó, để đưa pool về trạng thái cân bằng và tăng số dư của quote token. Trạng thái của pool vì thế mà cân bằng, không làm hao hụt cho các liquidity providers.
- Khi traders mua vào base token, thì số dư quote token trong pool sẽ tăng lên so với ban đầu, ngược lại khi đó số dư base token sẽ bị giảm so với ban đầu. PMM sẽ tiếp tục tính toán điều chỉnh bằng cách bán đi số lượng quote token và tăng thêm số lượng base token. Trạng thái của pool vì về tiếp tục được cân bằng.
- Tham số R trong công thức định giá ở trên đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ quá hình hồi quy này. Đơn giản, khi một nhóm vốn càng lệch khỏi trạng thái cân bằng thì r càng bị lệch khỏi 1. Nếu giá thuật toán PMM này bị lệch khỏi giá trị trường, thì các traders kiếm tiền từ việc mua thấp bán cao cũng có động lực để đưa giá về vị trí cân bằng.
DMM
Dynamic Market Maker (DMM) là một giao thức thanh khoản tự động trên chuỗi sử dụng các đường cong định giá có thể lập trình để cố gắng cải thiện hiệu quả sử dụng vốn từ công thức sản phẩm không đổi do Uniswap tiên phong, có thể xem DMM như là AMM cải tiến.
*** Tìm hiểu thêm về dự án KyberDMM -> Xem tại đây
ĐIỂM KHÁC BIỆT CỦA DMM SO VỚI AMM
Cải tiến cốt lõi của DMM là điều chỉnh phí linh hoạt và thiết lập đường cong định giá có thể lập trình. Phương pháp tính phí linh hoạt giúp giảm tác động của tổn thất vô thường, trong khi các thiết lập đường cong định giá khác nhau được điều chỉnh đặc biệt cho các cặp mã token trong nhóm cho phép hiệu quả vốn tốt hơn.
Chúng ta cùng làm rõ 2 điểm nổi bật này của DMM
1. Đường cong định giá có thể lập trình
- Đường cong inventory của Uniswap (đỏ), Curve (xanh lá) và đường cong định giá có thể lập trình (blue)
Các đường cong định giá có thể lập trình được cố gắng cải thiện hiệu quả sử dụng vốn của mô hình Uniswap. Các đường cong vẫn là một tích không đổi, nhưng là số dư ảo thay vì số dư thực. Nhờ số dư ảo, được khuếch đại đáng kể từ số dư thực, các nhóm DMM có thể đạt được tỷ lệ chênh lệch và trượt giá vừa phải so với mô hình Uniswap với cùng một số vốn.
Các bạn có thể hình dung như thế này, Với mô hình AMM, thì pool 1 triệu USD sẽ có trượt giá cao hơn pool 10 triệu USD, tuy nhiên mô hình DMM nếu sử dụng với hệ số khuếch đại bằng 10, thì với pool 1 triệu USD sẽ có trượt giá tương tự với pool 10 triệu USD.
-> Đây chính là một cải tiến hiệu quả mà mô hình DMM mang lại.
2. Phí động
Với các mô hình AMM cũ, phí giao dịch thường được cố định (theo tỷ lệ % mặc định). Tuy nhiên với mô hình DMM lại sử dụng phí động. Có thể hiểu mô hình phí động như sau:
- Phí LP được tăng lên khi thị trường biến động nhanh (tức là trở nên biến động) và giảm khi thị trường ổn định (ít biến động). Trong một thị trường ‘yên tĩnh’, mô hình phí động khuyến khích người dùng giao dịch nhiều hơn bằng cách đưa ra mức chênh lệch chặt chẽ hơn thông qua việc giảm phí LP.
- Khối lượng gia tăng được thu hút bởi mức chênh lệch thấp hơn được cho là sẽ bù đắp cho khoản lỗ doanh thu do giảm phí LP. Mặt khác, chênh lệch được tăng lên bằng cách tính phí LP cao hơn khi thị trường biến động. Thương nhân hoặc người dùng giao dịch trong các thị trường biến động như vậy sẽ nhận được ít mã thông báo hơn mức trung bình, vì lợi nhuận được giữ trong nhóm để giảm tổn thất vô thường tiềm năng cho LP.
-> Do đó, ưu điểm của mô hình phí động này khuyến khích sự ổn định thị trường ở Defi thông qua việc điều chỉnh chênh lệch giá.
Kết luận
Như đã phân tích ở trên, những điểm khác biệt, những ưu điểm, chúng ta có thể tóm gọn lại những điểm chính sau khi so sánh 3 mô hình AMM, PMM, DMM:
Ưu điểm
- AMM giúp tăng thu nhập cho holder bằng việc cung cấp LP để nhận phí giao dịch.
- AMM giúp giao dịch nhanh chóng, không KYC.
- Vì DMM và DMM nâng cấp từ AMM nên mang cả 2 đặc điểm trên của AMM ngoài ra cả 2 có những ưu điểm nổi trội hơn.
- PMM khắc phục nhược điểm của AMM giúp trải nghiệm giao dịch tốt nhất có thể với mức trượt giá thấp, định giá tốt và giao dịch nhanh chóng nhờ thanh khoản tốt hơn.
- Hiệu quả sử dụng vốn cao nhờ việc PMM giúp mở khóa và cho phép khối lượng giao dịch lớn với số vốn rất ít à tăng doanh thu và giảm phí giao dịch đáng kể so với các AMM.
- Còn điểm đặc biệt của DMM so với AMM và PMM là cần ít mã thông báo hơn để có tính thanh khoản cao. Đường cong giá có thể lập trình của DMM cho phép người tạo nhóm thanh khoản thiết lập đường cong giá phù hợp và tạo trước nhóm khuếch đại, đạt được hiệu quả sử dụng vốn cao hơn nhiều cho nhà cung cấp và trượt giá tốt hơn cho người dùng so với AMM.
- So với AMM thì DMM tạo ra tiềm năng thu nhập cao hơn, giảm tác động của mất mát vô thường. Phí giao dịch được điều chỉnh linh hoạt theo các điều kiện thị trường trong chuỗi nhờ đó cũng giúp tạo ra sự ổn định cho Defi
Hạn chế
- Các AMM đang gặp phải tình trạng sử dụng vốn kém hiệu quả, hệ quả là thanh khoản kém, khối lượng giao dịch/TVL thấp.
- Các AMM gặp phải vấn đề tổn thất tạm thời (IL) do đó làm tăng phí dịch để bù đắp IL. Mặt khác chính IL làm người dùng e ngại khi tham gia LP, dẫn đến lượng TVL không tăng mạnh.
- PMM chỉ hiệu quả khi k đủ nhỏ.
Hàng tuần, GFS Blockchain sẽ cập nhật các thông tin mới nhất về thị trường Crypto, mọi người hãy thường xuyên theo dõi tại website và đừng quên tham gia vào nhóm cộng đồng của GFS để thảo luận với các thành viên khác nhé:
- Nhóm Telegram của GFS Blockchain -> Click tại đây
- Nhóm Facebook của GFS Blockchain -> Click tại đây
- Kênh thông tin Telegram của GFS Blockchain -> Click tại đây
- Kênh Twitter của GFS Blockchain -> Click tại đây