Trong tuần này, các lãnh đạo quốc tế thuộc nhóm G20 sẽ xem xét khung quy định về tiền kỹ thuật số nhằm đồng bộ hoá quy định về tiền kỹ thuật số ở cấp độ xuyên biên giới.
Nhiều tháng trước, Ủy ban ổn định tài chính (FSB), một cơ quan quản lý tài chính toàn cầu bao gồm tất cả các quốc gia G20, đã yêu cầu các bên có liên quan đề xuất các quy định quốc tế cho tiền kỹ thuật số và stablecoin để báo cáo với các bộ trưởng tài chính và các thống đốc ngân hàng trung ương thuộc nhóm G20 vào tháng 10 năm 2022. Báo cáo này sẽ đề cập về các phương pháp quản lý và giám sát đối với stablecoin và các tài sản kỹ thuật số. Hai mươi quốc gia thành viên tham gia tạo nên G20, bao gồm Trung Quốc, Ấn Độ, Hàn Quốc, Brazil, Hoa Kỳ, Vương quốc Anh và Liên minh Châu Âu..
Đến hạn định trên, Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) đã đệ trình một khuôn khổ để tăng tính minh bạch quốc tế về tiền điện tử lên G20 trong tuần này. OECD còn cho ràng các tài sản kỹ thuật số hiện chưa đạt được sự minh bạch và có rất nhiều vấn đề liên quan đến việc trốn thuế, trong khi giá trị giao dịch và sự sôi động liên tục tăng cao trong những năm vừa qua.
OECD đề xuất một báo cáo dài 100 trang, cùng với nhiều sửa đổi đề xuất đối với tiêu chuẩn báo cáo chung về thuế (CRS). Bên cạnh đó, báo cáo còn xác định “tài sản kỹ thuật số” và NFT là gì, đưa ra kế hoạch báo cáo thuế tiền kỹ thuật số và bao gồm các điều khoản cho giao dịch phái sinh tiền điện tử. Nhóm Bộ trưởng Tài chính và Thống đốc Ngân hàng Trung ương G20 sẽ xem xét Khung báo cáo này.
Ngoài ra, trong bào cáo này cũng nói về một vấn đề đang rất được quan tâm bởi các Ngân hàng Trung ương trên thế giới, đó chính là Tiền kỹ thuật số Quốc gia (CBDC), đây được hiểu là đồng tiền kỹ thuật số, được phát hành và quản lý bởi Ngân hàng Trung ương của một Quốc gia. Điều này có tác động rất lớn đến sự tồn tại và ảnh hưởng của các stablecoin như USDT, USDC, BUSD… Các đồng stablecoin này hiện không được quản lý hoặc kiểm soát bởi bất kì một Chính phủ nào hoặc một Ngân hàng Trung ương nào.
- Xem thêm về CBDC tại đây.
Như vậy, với việc G20 sẽ xem xét Khung quy định về tiền kỹ thuật số cho thấy rằng các chính trị gia và các quốc gia lớn trên thế giới đang ngày một quan tâm nhiều hơn đến các tài sản kỹ thuật số. Đây là một ngành công nghiệp nghìn tỷ USD và ngày một nhiều các giao dịch bất hợp pháp, ẩn danh, rửa tiền, trốn thuế… ngày một gia tăng. Những động thái này của OECD và G20 được xem là rất cần thiết nhằm quản lý và đưa vào khuôn khổ những hoạt động trên thị trường tiền kỹ thuật số và giao dịch tài sản số.