Tổng quan

Hiện nay, các mạng blockchain Layer 1 như Ethereum, Polygon, Solana,… đều gặp khó khăn trong việc cân bằng giữa ba yếu tố: “Mở rộng (Scalability), Bảo mật (Security), và Phi tập trung (Decentralization)”. Nếu ưu tiên hai yếu tố bất kỳ, yếu tố còn lại sẽ bị hạn chế và tồn tại nhược điểm.

Core được phát triển nhằm mục tiêu giải quyết vấn đề này, hướng tới cân bằng cả ba yếu tố trên. Dự án tận dụng những ứng dụng hiện có trên thị trường để tạo ra giải pháp hiệu quả hơn. Hãy cùng GFI tìm hiểu về dự án Core DAO đang thu hút được sự chú ý nhé!

Mô hình kinh doanh

Core DAO là gì?

Core là một nền tảng blockchain layer 1 do CoreDao phát triển. Nhờ khả năng xử lý lượng giao dịch lớn với chi phí thấp, Core đang thu hút sự chú ý với tiềm năng mở rộng, bảo mật và tính phi tập trung, nhằm thu hút đông đảo người dùng tham gia.

Core hiện đang sử dụng kết hợp hai cơ chế đồng thuận: “Proof of Work” và “Delegate Proof of Stake”. Sự kết hợp này giúp tăng cường bảo mật tương tự như Bitcoin, đồng thời mang lại khả năng mở rộng và tính phi tập trung giống như Ethereum. Cơ chế này được gọi là Satoshi Plus.

Sản phẩm

Core hiện đang tập trung vào hai sản phẩm chính: Core Blockchain và Core Bridge:

Core Blockchain

Core Blockchain chính thức ra mắt mainnet vào tháng 1 năm 2023, với đồng CORE đóng vai trò là native coin của blockchain này. Điều đáng chú ý là Core Blockchain tương thích với EVM, cho phép các ứng dụng trên Ethereum hoạt động trên nền tảng này mà không cần điều chỉnh mã nguồn. Nhờ đó, các nhà phát triển có thể chuyển ứng dụng của họ sang Core Blockchain một cách nhanh chóng và hiệu quả.

Core Bridge

Core Bridge là sản phẩm do DAO và LayerZero phát triển, với mục tiêu kết nối mạng Core với các mạng khác như Ethereum, Binance Smart Chain. Tuy nhiên, Core Bridge hiện đang trong giai đoạn đầu hoạt động nên chỉ hỗ trợ việc chuyển một số tài sản như ETH, USDT, và USDC.

Doanh thu

Tương tự như nhiều nền tảng blockchain Layer 1 khác, Core DAO được phát triển với sứ mệnh giải quyết ba vấn đề then chốt trong lĩnh vực blockchain: mở rộng quy mô, đảm bảo bảo mật, và duy trì tính phi tập trung.

Core DAO đã chọn áp dụng cơ chế đồng thuận “Satoshi Plus” để vượt qua những thách thức này. Điều độc đáo của cơ chế này là nó kết hợp sức mạnh tính toán từ mạng Bitcoin nhằm bảo vệ tính phi tập trung, đồng thời áp dụng cơ chế đồng thuận DPoS (Delegated Proof-of-Stake) để cải thiện khả năng mở rộng của mạng lưới.

Nguồn thu của Core đến từ phí giao dịch. Trên Core Blockchain, mọi giao dịch đều được thanh toán bằng CORE – đồng coin chính của mạng. Khi khối lượng giao dịch trên mạng tăng lên, phí thu được sẽ được phân phối như phần thưởng cho các Validators tham gia vào việc xác thực giao dịch.

Tương tự như các nền tảng blockchain khác, sự phát triển mạnh mẽ của các dApp trên Core sẽ thúc đẩy số lượng người dùng tương tác với blockchain ngày càng tăng. Điều này góp phần mang lại nguồn thu cho các validator. Hiện tại, dự án dẫn đầu trên Core là ArcherSwap, với tổng giá trị khóa (TVL) vượt hơn 4 triệu đô la.

Đội ngũ dự án

Core DAO hiện chưa công bố đội ngũ phát triển. Về mặt quản trị, mạng lưới blockchain của Core hiện đang được đội ngũ lãnh đạo kiểm soát thông qua một tổ chức tự trị phi tập trung, gọi là DAO. Trong tương lai, Core DAO có kế hoạch tiến thêm một bước, chuyển giao quyền quản lý dự án cho cộng đồng những người sở hữu token CORE.

Định hướng phát triển

Định hướng phát triển của Core DAO (Nguồn: Core DAO)
Định hướng phát triển của Core DAO (Nguồn: Core DAO)

Mặc dù Core chưa đưa ra lộ trình chính thức, đội ngũ đã chia sẻ kế hoạch phát triển bao gồm:

  • Hợp tác với Switchboard và LayerZero nhằm nâng cao khả năng kết nối và củng cố hạ tầng blockchain.
  • Tăng cường mở rộng mạng lưới thông qua việc tối ưu cơ chế đốt token và cải thiện phần thưởng cho các validators.
  • Phát hành bộ công cụ Satoshi Plus SDK và triển khai giải pháp mở rộng Layer 2 ZkEVM.

Đối thủ cạnh tranh

Đối thủ cạnh tranh với Core DAO là 1 số dự án trong lĩnh vực layer 1 bao gồm:

  • Polkadot: Một blockchain đa chuỗi, cho phép các mạng lưới khác kết nối và tương tác thông qua các parachains, sử dụng cơ chế Nominated Proof-of-Stake (NPoS).
  • Near: Blockchain Layer 1 dùng sharding để mở rộng và cơ chế Proof-of-Stake, hướng đến trải nghiệm thân thiện cho nhà phát triển và người dùng.
  • Sui: Blockchain Layer 1 với cơ chế Delegated Proof-of-Stake (DPoS), tập trung vào giao dịch nhanh và hỗ trợ các ứng dụng Web3 mượt mà.
  • Ethereum: Nền tảng blockchain phổ biến, hỗ trợ hợp đồng thông minh và dApps. Chuyển sang Proof-of-Stake giúp tăng hiệu suất và bảo mật.

Thực trạng dự án

Gọi vốn

Core DAO chưa gọi vốn hoặc chưa công bố bất kì thông tin nào về gọi vốn.

Thực tế đạt được

Các chỉ số trên cho thấy những thành tựu nhất định của Core DAO:

  • 279M+ Transactions On-Chain: Số lượng giao dịch trên chuỗi vượt 279 triệu cho thấy mức độ hoạt động và tương tác cao trong hệ sinh thái Core Blockchain. Tuy nhiên, dữ liệu từ Core cho thấy khối lượng giao dịch trên Core Blockchain đã tăng đột biến vào thời điểm ra mắt mainnet và chương trình airdrop. Tuy nhiên, hiện tại mạng lưới của Core vẫn chưa có nhiều ứng dụng và hoạt động nổi bật, dẫn đến việc khối lượng giao dịch và số lượng ví đang có xu hướng giảm dần. Điều này cũng chỉ ra rằng mạng lưới vẫn chưa đủ sức thu hút lượng người dùng lớn tham gia vào thời điểm này.
  • 5M Active Wallets: Con số 5 triệu ví hoạt động cho thấy lượng người dùng tích cực và đa dạng của hệ sinh thái Core Blockchain. Điều này cũng phản ánh khả năng thu hút và giữ chân người dùng nhờ vào những tính năng và tiện ích mà nền tảng cung cấp.
Lượng giao dịch hàng ngày trên Core DAO (Nguồn: Core scan)
Lượng giao dịch hàng ngày trên Core DAO (Nguồn: Core scan)

Hiện tại, Core đang phối hợp với LayerZero để triển khai cầu nối giữa Core và các blockchain khác. Bên cạnh đó, Core cũng hợp tác với Switchboard, một dự án chuyên về Oracle, nhằm tăng cường hạ tầng và khả năng kết nối của mạng lưới.

Tokenomics

  • Token Name: Core
  • Ticker: CORE
  • Blockchain: Core
  • Contract: 0xf2b8fea09420d4a6a567cdb2598505dee5c97ebd
  • Token type: Utility, Governance
  • Total supply: 2,100,000,000 CORE
  • Circulating supply: 77,934,437 CORE

Trường hợp sử dụng

CORE Token thường được dùng để:

  • Thanh toán phí giao dịch cho mạng lưới CORE Blockchain.
  • Tham gia bỏ phiếu và quản trị hệ thống CORE DAO.
  • Staking và cung cấp thanh khoản trên một số AMMs như Archerswap, Coreswap,…

Phân bổ token CORE

Phân bổ CORE (Nguồn: Coinncarp)
Phân bổ CORE (Nguồn: Coinncarp)
  • Contributors: 15% – 315,000,000 CORE
  • Users: 25.029% – 525,600,000 CORE
  • Node Mining: 39.995% – 839,900,000 CORE
  • Reserves: 10% – 210,000,000 CORE
  • Treasury: 9.5% – 199,500,000 CORE
  • Relayer Rewards: 0.476% – 10,000,000 CORE

Lịch trả token

  • Theo Core, 525,600,000 CORE airdrop sẽ được unlock trước 25% và 75% còn lại sẽ được mở khóa hàng tháng trong 2 năm tiếp theo.
  • 315,000,000 CORE dành cho những người có đóng góp từ sớm sẽ được unlock hàng tháng trong vòng 4 năm.

Mua token CORE ở đâu?

Hiện tại token CORE đã được niêm yết trên các sàn giao dịch như OKX, Gate.io, Bitget,…

Kết luận

Tóm lại, Core DAO là sự kết hợp độc đáo giữa cơ chế Proof-of-Work và Delegated Proof-of-Stake, tạo nên một nền tảng blockchain mạnh mẽ, có khả năng mở rộng và phi tập trung. CORE token đóng vai trò quan trọng trong hệ sinh thái này, từ thanh toán phí giao dịch, tham gia quản trị đến cung cấp thanh khoản. Hy vọng GFI Research đã mang đến cho bạn những thông tin cần thiết để bạn thể hiểu hơn về dự án này. Nếu bạn quan tâm muốn trao đổi thêm các thông tin mới nhất về dự án, hãy tham gia ngay group telegram thảo luận duy nhất của GFI Blockchain tại đây.