Data availability (tính có sẵn của dữ liệu) có phải đơn thuần chỉ là một kho dữ liệu trên blockchain dành cho các dApps? Trên thực tế, vai trò của Data availability (DA) không hề đơn giản như vậy. DA gánh vác trọng trách thay đổi kiến trúc và cấu trúc vận hành của toàn bộ một blockchain. Hãy cùng GFI tìm hiểu về DA và cách NEAR cải thiện sức mạnh blockchain với DA.

Data Availability là gì?

Hãy tưởng tượng một thư viện mà ở đó mỗi quyển sách (block) không chỉ được liệt kê trong danh mục (block header) mà thông tin còn có sẵn trên các kệ sách để bất kỳ độc giả (node) nào có thể xác minh nội dung của nó.

Trong trường hợp của một thư viện được chia thành nhiều khu vực, các phần khác nhau (shard) chứa các quyển sách khác nhau, nhưng độc giả ở một phần vẫn có thể xác minh nội dung của các quyển sách trên toàn bộ thư viện.

Data Availability & tiềm năng mở rộng

Mặc dù giải phải mở rộng không cần thiết đối với blockchain như NEAR, nhưng chúng đặc biệt phổ biến trong không gian Ethereum. Các giải pháp Layer-2, chẳng hạn như rollups, được thiết kế để tăng khả năng xử lý của một mạng blockchain bằng cách xử lý các giao dịch ngoài chuỗi chính.

Các rollup này nhóm nhiều giao dịch thành một giao dịch duy nhất để ghi lại trên blockchain chính. Tuy nhiên, để đảm bảo tính bảo mật, dữ liệu cơ bản của các giao dịch này phải có sẵn để bất kỳ thành viên (node) nào trong mạng cũng có thể xác minh tính đúng đắn của chúng.

DA chính là công nghệ đảm bảo rằng mặc dù tính toán được thực hiện ngoại chuỗi, dữ liệu vẫn có thể được truy cập để xác minh. Điều này cho phép chuỗi chính xử lý nhiều giao dịch hơn mỗi giây mà không bị quá tải bởi khối lượng tính toán trong khi không đánh đổi độ chuẩn xác. Đây chỉ là một trong những khía cạnh của DA.

Data Availability mang lại các lợi ích sau:

✅ Giảm thiểu sự phụ thuộc vào niềm tin thông qua phi tập trung
✅ Giảm yêu cầu lưu trữ của node
✅ Kiến trúc modular blockchain
✅ Tải trọng lưu trữ dữ liệu được giảm đi đáng kể

Tại sao Data Availability trên NEAR quan trọng?

DA trên NEAR cung cấp một lớp dữ liệu tiết kiệm chi phí, rẻ hơn hàng nghìn lần so với Ethereum hiện tại. Tuy nhiên, đây không chỉ là cuộc chạy đua về giá.

Ngoài khả năng hoạt động ổn định liên tục trong hơn 3 năm và hơn 6 triệu người dùng hoạt động hàng tháng, NEAR đã trở thành tổng hành dinh của những ứng dụng Web3 được sử dụng nhiều nhất, biến layer 1 này trở thành một trong những blockchain được sử dụng nhiều nhất trên thế giới.

Nếu hệ sinh thái Web3 tiếp tục phát triển và thực sự vượt trội so với internet hiện đại, nhiều giải pháp khác nhau sẽ xuất hiện. Chúng cần đáng tin cậy, có khả năng mở rộng và bảo mật.

Các đối tác ra mắt của NEAR DA bao gồm Starknet, Caldera, Fluent, Vistara Labs, Dymension và Movement Labs và Arbitrum Orbit đã tích hợp NEAR DA.

Cách NEAR quản lý DA và hơn 7 triệu người dùng hoạt động hàng tháng?

Về cơ bản, sharding và cách NEAR ứng dụng sharding tối ưu khả năng của lớp DA trên NEAR và các khả năng khác bao gồm khả năng hoàn thành tác vụ nhanh chóng cho Ethereum rollups (được xây dựng với eigenlayer) và khả năng xử lý cao với độ trễ thấp.

Sharding trên NEAR đã cho phép việc mở rộng an toàn và hiệu quả về chi phí cho không gian khối có thể được mở rộng cho các môi trường VM khác.

Mảnh ghép mang tên NEAR DA

Hiện tại, thế giới Web3 đã gần lại với nhau hơn nhưng vẫn còn khá rời rạc. Đích đến Chain Abstraction sẽ được thúc đẩy bởi sự tiến bộ trong một số công nghệ như Data Availability, Zero-Knowledge và Account Aggregation.

Data Availability là thứ thế giới Web3 đang cần trong bối cảnh các L2 phát triển như vũ bão, dẫn đến tình trạng thanh khoản phân tán và cản trở trong việc lưu trữ call data một cách tiết kiệm chi phí cho các rollup, làm nặng thêm chi phí đối với người dùng cuối.

Một lớp DA chung, NEAR DA, có thể truyền dữ liệu giữa bất kỳ L2 nào để cho phép thanh toán xuyên chuỗi (tận dụng công nghệ Zero-Knowledge). Người dùng cuối sẽ kiểm soát tất cả điều này thông qua việc tổng hợp tài khoản (account aggregation). Tương lai đang rất GẦN!

Cộng đồng Hệ sinh thái NEAR tại Việt Nam