Tổng quan

Đại dịch Covid-19 diễn ra hết sức phức tạp và căng thẳng khiến cho nhiều người phải ở nhà làm việc, điều này gián tiếp mở ra trào lưu GameFi bùng nổ như một phương tiện kiếm sống của người dân trên thế giới. GameFi được tạo ra để thỏa mãn nhu cầu cơ bản của mọi người đó là giải trí và kiếm tiền. Thị trường Gamefi đang trên đà phát triển mạnh mẽ với vô số những dự án lớn nhỏ được tạo ra nhằm bắt kịp xu hướng “trend game” đang gây sốt trong cộng đồng thời gian vừa qua. Tại thời điểm viết bài, vốn hoá thị trường riêng về những dự án làm về mảng game đã vượt ngưỡng trên 30 tỉ đô la. Đây là một con số không hề nhỏ đối với một mảng đầu tư về lĩnh vực giải trí trong thị trường crypto. Tuy nhiên nếu so về ngành công nghiệp game truyền thống thì còn đang rất nhỏ và sơ khai, dẫn đến tiềm năng phát triển đang còn rộng mở. Vậy, GameFi có gì đặc biệt, tại sao nó lại ra đời? điều gì lôi cuốn được các game thủ đắm mình vào trong thế giới Blockchain?

Chúng ta hãy cùng GFS Blockchain tìm hiểu thông qua bài viết sau đây nhé!

GameFi là gì?

GameFi (viết tắt của Game+ Finance) là thuật ngữ chỉ các trò chơi trên nền tảng blockchain kết hợp thêm yếu tố tài chính, GameFi cũng bao gồm cả DeFi (decentralized finance – tài chính phi tập trung). GameFi cũng gắn liền với mô hình “play-to-earn” ( Chơi để kiếm tiền) –  là sự biến đổi của các cơ chế tài chính, nơi người dùng có thể kiếm được lợi nhuận bằng cách chơi trò chơi. Nói tóm lại, gamefi là nơi mà người dùng vừa có thể giải trí, tận hưởng cảm giác chơi game, vừa có thể kiếm tiền, cơ chế “hai trong một” này đem lại sức hút rất lớn cho cộng đồng và tạo thành cơn sốt thời gian vừa qua.

(Các bạn cũng có thể tìm hiểu thêm các thông tin cơ bản của GameFi qua bài viết này nhé)

Các con số thống kê

Tại thời điểm viết bài, vốn hoá thị trường của các dự án GameFi đạt ngưỡng 30 tỷ đô la, dẫn đầu là nền tảng chơi game của AXS infinity. Trò chơi đứng đầu trong lĩnh vực tiền điện tử hiện tại, Axie Infinity đã đạt được mức định giá 35 tỷ đô la (AXS) mặc dù nhiều chuyên gia chơi game chỉ trích cách chơi của game này không thú vị. Tuy nhiên, những người chơi chăm chỉ có thể kiếm được tới hàng nghìn đô la mỗi tháng và những người chơi có thu nhập thấp (đặc biệt là ở Philippines, chiếm 40% người chơi) đã đổ xô vào trò chơi để tìm kiếm cơ hội về kinh tế cho bản thân.

Axie và một loạt các bản sao của nó đã chứng minh rằng có lẽ sự giải trí không phải là chìa khóa cốt lõi để một trò chơi liên quan tới tiền điện tử phát triển, mà là cơ chế của trò chơi thưởng cho người chơi bằng thu nhập trong thế giới thực. Nói một cách khác, nếu chơi game chỉ để giải trí đơn thuần, rất nhiều người cho rằng họ sẽ chơi game truyền thống. Chính vì yếu tố “earn” trong thế giới game blockchain đã cuốn hút những người chơi đến với thị trường tiềm năng màu mỡ này.

TOP gamefi by coingecko
TOP GameFi by Coingecko

Lịch sử hình thành và phát triển GameFi

Giá trị của thị trường trò chơi truyền thống trên toàn thế giới đã tăng đáng kể trong những năm vừa qua và được ước tính xấp xỉ 200 tỷ USD vào thời điểm hiện tại. Điều này cho thấy các cơ hội kiếm tiền xung quanh hot trend GameFi là rất hấp dẫn, nhưng trước khi đi sâu hơn vào nghiên cứu, chúng ta cần hiểu cốt lõi bản chất vấn đề, vì sao gamefi lại tạo thành trend? Nó bắt nguồn từ đâu và phát triển như thế nào? Chúng ta hãy cùng đi tìm câu trả lời nhé!
Những gì đang xảy ra với GameFi hiện tại là một sự tiếp nối của một xu hướng kéo dài hàng thập kỷ, đó là sự chuyển dịch dần dần quyền lực kiểm soát và định đoạt từ các hãng làm game sang người chơi game. Hãy cùng điểm qua một vài mốc lịch sử trong quá trình hình thành và phát triển nhé.

Giai đoạn 1: Pay-to-Play (P2P) – Trả tiền để mua game và chơi game

Hầu như tất cả các trò chơi điện tử ban đầu đều bắt đầu với cùng một mô hình doanh thu, một mô tuýp định sẵn để kinh doanh và thu lợi nhuận. Đó là việc các công ty phát triển game tạo ra một loại game nào đó, người dùng đã trả tiền để chơi một trò chơi. Các trò chơi đầu tiên như Pac-Man (tựa game điện tử bằng xèng) cho phép game thủ chơi một hoặc hai hiệp trước khi yêu cầu trả thêm tiền để chơi tiếp. Hay như các trò chơi sau này có thể chơi được trên máy tính, chẳng hạn như tựa game huyền thoại Contra hoặc World of Warcraft, đã bán giấy phép vĩnh viễn hoặc đăng ký định kỳ dành cho gamer. Nói một cách đơn giản, bạn bỏ tiền ra và sở hữu game đó, mua bản quyền, mã code mà nhà phát hành game bán cho bạn hoàn toàn từ thời điểm mua. Chúng ta gọi giai đoạn này là Pay to play (trả tiền để được chơi game).

Game contra
Tựa Game huyền thoại contra

Giai đoạn 2: Free to play (F2P) – Chơi game miễn phí

Thuật ngữ này bắt đầu từ cuối những năm 1990, khi mà internet vốn dĩ đã phát triển một cách bùng nổ, các trò chơi miễn phí đã loại bỏ các rào cản trả phí để gia nhập. Người hâm mộ có thể sử dụng máy tính kết nối internet, tải xuống một sản phẩm, bắt đầu chơi mà không cần phải trả trước và quyết định xem họ có thích thú với sản phẩm đó không để chi tiền. Các doanh nghiệp đã tạo ra doanh thu từ mô hình này bằng cách quảng cáo hoặc các tiện ích bổ sung cao cấp kèm theo. Ví dụ, một số loại game rất phổ biến và thịnh hành tại Việt Nam những năm 2000 đó là MU, Đột kích, Audition, Boom Online, hay Võ lâm truyền kỳ (VLTK). Nhà phát hành game thu tiền từ việc bán các loại thẻ nạp cần thiết để Reset nhân vật mạnh hơn theo thời gian. Bởi lẽ khi chơi game, bất kì một game thủ nào cũng đều mong muốn build các nhân vận mà mình sở hữu trở nên mạnh mẽ và đẹp mắt. Điều này dẫn đến việc đầu tư mua thẻ nạp, để có thể mua các món đồ trong game, những thẻ nạp để giúp nhân vật của mình mạnh hơn. Tất nhiên để có thể khiến các game thủ nạp tền vào thì game đó phải thực sự cuốn hút và mang lại tính giải trí, ganh đua cao.
Tựa game huyền thoại MU
Tựa game huyền thoại MU
Các trò chơi trong giai đoạn này dễ tiếp cận hơn đối với người dùng một cách đáng kể. Người chơi có thể thử các trò chơi khác nhau, chọn những trò họ yêu thích và mua hàng theo ý muốn để hỗ trợ các nhà phát triển yêu thích của họ. Quyền lực bắt đầu chuyển từ từ đến với người chơi, nơi mà họ chỉ cần sở hữu một chiếc máy tính đủ cấu hình cần thiết và kết nối được internet hoặc ra quán các Cyber gaming. Họ có quyền chọn lựa theo sở thích và có thể chơi bất kì game nào của bất kì nhà phát hành nào họ muốn.

Giai đoạn hiện tại: Play to earn – Chơi để kiếm tiền (P2E)

Hãy nhớ rằng, cách chơi để kiếm tiền không phải là một ý tưởng gì quá mới mẻ. Những năm 2000, một số trò chơi miễn phí như Diablo II và Runescape đã mọc lên như nấm ở các cửa hàng dành cho các mặt hàng về game. Người chơi sẽ hoàn thành các nhiệm vụ để kiếm vàng, sử dụng vàng để mua vũ khí hoặc áo giáp và bán các vật phẩm đó bằng tiền thật cho những người mua không làm được như vậy. Hoặc “cày” nhân vật của mình lên cấp độ, đi săn “boss” để tìm kiếm những vật phẩm hiếm, tính năng cao có giá trị. Sau đó bán lại cho những ai có nhu cầu dựa trên một thỏa thuận với người mua bên ngoài cuộc sống thực.
Tất nhiên, trong thời đại này, những giao dịch như vậy không bao giờ được pháp luật, cơ quan thuế hay bất kỳ ai khác công nhận hay bảo lãnh về vấn đề đó. Người chơi đã có thể xây dựng nền kinh tế kỹ thuật số nhỏ của riêng mình trong một góc thích hợp của Internet, nhưng nó dễ bị lừa đảo, khiến người tham gia giống như những nhân vật ẩn mình trong bóng tối hơn là những doanh nhân đầu tư để sinh lợi nhuận.
Defi warior
Defi warrior

3 lý do để GameFi có thể phát triển trong tương lai

Quyền sở hữu tài sản và tính minh bạch

Nếu một nhà điều hành game truyền thống bị phá sản hoặc đóng cửa các máy chủ của họ, bạn sẽ bị mất các vật phẩm, mất các nhân vật, tài sản trong game mà bạn đã xây dựng. Vì đơn giản, mọi thứ nằm hoàn toàn ở nhà phát triển, bạn không thể tranh cãi, đảo ngược, khiếu nại hay làm bất cứ điều gì để khôi phục điều đó. Quay trở lại đầu những năm 2000, tựa game Võ Lâm Truyền Kỳ từng có vụ việc xảy ra khi đóng cửa một sever chơi game. Dẫn đến sự khiếu nại của các game thủ khi họ đã bỏ thời gian, công sức cày cuốc nhân vật của mình rất nhiều, nhưng chỉ cần một thông báo của nhà phát hành game, mọi thứ gần như phải bắt đầu lại từ con số 0. Game thủ là người phụ thộc và chịu nhiều thiệt thòi.
Điều khác biệt đối với GameFi đó là mức độ tự chủ mà bạn có đối với tài sản của mình bỏ vào. Nói một cách khác, ở một thế giới phi tập trung, áp dụng hoàn toàn bởi công nghệ blockchain bạn có thể kiểm soát được tính minh bạch, và mức độ an toàn của tài sản mình bỏ vào game so với thị trường game truyền thống. Đó là lý do tại sao công nghệ blockchain và mã hóa tài sản số theo dạng NFT lại quan trọng như vậy, nó cho phép bạn sở hữu tài sản theo các điều kiện của riêng bạn. Không ai có thể thay đổi, sửa chữa, kiểm soát các tài sản game của bạn.

Tính bảo mật trong GameFi

Các tựa GameFi hiện nay phát triển trên công nghệ Blockchain, cấu trúc của mạng lưới này khiến cho việc hack hay cheat trong game trở nên khó khăn từ đó đảm bảo tính công bằng, minh bạch. Vấn đề nhức nhối ở các tựa game truyền thống là việc hack vật phẩm, nhân vật, dùng tool cheat,..v.v. Điều này khiến cho trải nghiệm về game của những game thủ thực sự là rất chán nản.
Ví dụ: Ai đã từng chơi tựa game “Đột kích” sẽ thấy tình trạng hack, cheat acc xảy ra vô cùng phổ biến. Nhân vật có thể hack đi xuyên tường, bay nhảy, hay bắn vu vơ cũng có thể trúng “head shot”… Khiến cho trải nghiệm game rất nản và nhàm chán đối với những người chơi thông thường.
Các vấn đề này trong GameFi dường như sẽ được hạn chế tới mức tối đa bởi công nghệ Blockchain về lý thuyết là không thể can thiệp, sửa đổi hay thêm bớt bất kì tính năng nào đã được định sẵn.

GameFi có thể được xem là một hình thức kinh doanh

GameFi mang đến một cơ hội tuyệt vời cho các users gia tăng thêm thu nhập của mình bằng Crypto thông qua các hoạt động DeFi phổ biến (ví dụ: Staking, farming, NFT market place, đấu đội nhóm, săn boss) trong khi đắm chìm tận hưởng các trò chơi. Tất cả những điều này được kết hợp với NFTs, mà các giải pháp này thực hiện để mở rộng các chức năng của hệ sinh thái của chúng, tạo ra các mô hình kinh doanh bền vững, kiếm tiền, đồng thời khuyến khích sự tham gia của người chơi.

Ví dụ: Theo một thống kê gần đây, 40% người chơi game AXS là ở Philippines, rất nhiều người trong số họ coi việc chơi game là một hình thức kiếm tiền như bao ngành nghề khác.
Phân loại các lớp layer dành cho GameFi
Tiềm năng của GameFi nằm trong sự liên kết chặt chẽ giữa Game và user Những người chơi sở hữu nội dung trò chơi của họ có thể sẽ trở nên gắn bó hơn, trung thành hơn và quản lý tốt hơn các trò chơi mà họ thích. Để đạt được mục tiêu đó, rất nhiều công ty khởi nghiệp và giao thức tồn tại để hỗ trợ người chơi và nhà phát triển. Dưới đây là một số đánh giá và phân loại các dự án về game cho hệ sinh thái GameFi non trẻ, được sắp xếp theo thứ tự từ mức độ gần gũi với game thủ cho đến mức độ phù hợp với nhà phát triển.

9838C198 gamefi2
Phân loại các dự án gamefi. Nguồn ảnh: Messari

Tài chính hóa sự giải trí trong GameFi

Tài chính hóa sự giải trí trong game là một con đường mà các game truyền thống đã đi, mọi người có thể giao dịch các skin, vật phẩm và kiếm tiền với tư cách là Streamer hoặc game thủ chuyên nghiệp. Tiền điện tử chỉ đưa điều này phát triển lên một cấp độ tiếp theo. Hiện tại, có hai dạng chính đang nổi lên ở thị trường Gamefi đó là:

“Earn-first” crypto games trong đó nhân tố chính là tham gia vào các nền kinh tế trong trò chơi mang lại, việc trải nghiệm game cho mục đích giải trí nằm ở phía sau.
“Play-first” crypto games trong đó trò chơi vui nhộn, nhiều tính giải trí chiếm vị trí trung tâm và tiền điện tử được sử dụng như một lợi thế cạnh tranh để thu hút người chơi hơn nữa.

Chúng ta cùng phân tích sâu về hai hướng phát triển với các game hiện nay nhé

Earn-first” crypto games – kiếm tiền trước, trải nghiệm game sau

Trong ngắn hạn, và đa phần các trò chơi đang được phát triển hiện nay cho thấy, lĩnh vực chú trọng vào cơ chế Earn này sẽ có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất và sẽ có xuất hiện một loạt các đối thủ cạnh tranh do thời gian phát triển ngắn hơn, dòng vốn đầu tư đổ xô với mức lợi nhuận cao mang lại nhiều người chơi mới với mục địch kiếm tiền.

Các trò chơi trong thế giới tiền điện tử tập trung vào việc kiếm tiền thay vì tận hưởng sự thú vị của trò chơi được đưa ra thị trường vì sự hấp dẫn của các mã thông báo trên nền tảng game của họ, điều này khiến duy trì sự quan tâm của người chơi và các nhà đầu cơ. Đối với những người đầu tư tiền điện tử đơn thuần, họ đặc biệt hào hứng đầu tư vào các hình thức này (cho dù game có thú vị hay không ko quan trọng) vì những trò chơi này thử nghiệm với các khái niệm tiền điện tử như NFT, airdrop, đặt cược, farming…v.v. khiến họ có được một mức lợi nhuận cao.

Trong khi các trò chơi dạng “earn” này đang cố gắng hoàn thiện để trở nên thú vị hơn thì hãy nhìn vào người dùng của họ và rõ ràng rằng chính các cơ hội kiếm tiền sẽ thúc đẩy sự phát triển lượng người chơi. Đối với những người chơi những trò chơi này, trò chơi kết hợp giữa công việc và đầu tư. Sự gia tăng của các cộng đồng GameFi và giải đấu thể thao điện tử xung quanh các trò chơi kiếm tiền này là bằng chứng cho thấy cơ hội kiếm tiền là chìa khóa cho những dạng trò chơi này. Các tổ chức như YGG và Merit Circle vừa huy động được hơn 100 triệu đô la cho việc phát triển các giải đấu, tăng tính cạnh tranh cho game.

Mọi trò chơi đều thực sự thú vị theo cách cảm nhận riêng của mỗi người. Tuy nhiên, các nhà phát triển game vẫn phải đề cao tính thực dụng về cơ sở người dùng hiện tại của họ là ai, tại sao họ chơi và đối tượng mục tiêu chính của họ sẽ là ai để tiếp cận. Ở giai đoạn này, các trò chơi tiền điện tử thường nhắm mục tiêu đến hai đối tượng chính có một số điểm trùng lặp: người chơi truyền thống và những người chơi vì tiền điện tử. Nếu chiến lược marketing và phân phối của trò chơi tập trung xung quanh các sàn giao dịch tiền điện tử, các nền tảng khởi chạy mã thông báo và các cộng đồng đầu tư crypto, thì họ sẽ không nhắm mục tiêu đến những người chơi truyền thống bất chấp mong muốn của họ. Hầu hết các trò chơi trong thế giới tiền điện tử hiện tại, đang nhắm mục tiêu đến những người đam mê tiền điện tử và những người đầu tư đơn thuần. Rất ít người chơi game chỉ đơn thuần để giải trí.

Các trò chơi lấy thu nhập là cốt lõi cũng đang mắc phải một vấn đề khó khăn đó là về tính bền vững. Không thể tạo ra một nền kinh tế liên tục phát triển. Thu nhập của Axie đã bắt đầu giảm, điều này sẽ sớm khiến trò chơi trở nên chán nản đối với lượng người chơi hiện tại của họ, những người chủ yếu chơi để kiếm tiền và tăng thêm thu nhập. Nếu những người mới tham gia không thể giành chiến thắng và thu được lợi nhuận, Axie sẽ trải qua một cuộc suy thoái vì tốc độ tăng trưởng của họ sẽ không còn vượt qua lạm phát. Hàng trăm hội nhóm được xây dựng xung quanh hoạt động của Axie cũng sẽ bị ảnh hưởng.

“Play-first” crypto games – trải nghiệm trước, kiếm tiền sau

Trong trung hạn và dài hạn chúng ta sẽ thấy nhiều trò chơi theo dạng này được ra mắt nhiều hơn với các khái niệm và đổi mới về tiền điện tử. Đây là điều sẽ mở ra một thời kỳ hoàng kim mới cho trò chơi. Với đồ họa tuyệt vời, những cốt truyện thú vị và sự lôi cuốn khơi dậy cảm xúc, những trò chơi này có thể tận dụng tiền điện tử theo những cách mới và thú vị để nâng cao cảm giác đạt được và giữ cho người chơi tham gia nhiều hơn và bên vững hơn

Trong game truyền thống hiện nay, có những giai đoạn quan trọng của chuỗi giá trị tạo ra trò chơi, nơi phần lớn lợi nhuận của ngành được tạo ra. Crypto đã lật tẩy mô hình kinh doanh hiện tại, bằng cách cho phép các công ty kiếm tiền trong hầu hết mọi giai đoạn của quá trình tạo ra trò chơi. Đáng chú ý, các game có thể kiếm tiền và gây quỹ cộng đồng trước khi game được tạo. Trên thực tế, các game truyền thống được thiết kế đầu tiên có một số mô hình chính: mua để chơi, chơi miễn phí và đăng ký.

Đồng thời, tiền điện tử cũng cho phép một số người khác tham gia khác thay thế cho người chơi thông thường. Những người này không nhất thiết phải chơi trò chơi nhưng có thể hỗ trợ thúc đẩy sự phát triển bằng cách tham gia các mặt khác của giao dịch, cá cược, tham dự các sự kiện, đầu cơ và thu thập các vật phẩm chơi game.

Tâm lý của người chơi

“Quyền sở hữu” (đặc biệt là thông qua NFT) đã trở thành một từ khoá thông dụng và rất dễ quên rằng lý do chính mà các trò chơi trong crypto thu hút người dùng là vì nó giới thiệu giá trị tiền tệ hoặc làm cho tài sản có thể kết hợp được nhiều hơn. Nếu bạn hỏi những người chơi game truyền thống, họ vẫn tin rằng họ “sở hữu” tài sản của mình ngay cả khi chúng không phải là NFT. Mặc dù hầu hết các trò chơi kết hợp tiền điện tử hiện đang sử dụng NFT như một kho lưu trữ giá trị, nhưng NFT cũng có thể được thiết kế cho các mục đích sáng tạo khác như xây dựng danh tính trên các trò chơi khác nhau hoặc chia sẻ chúng với bạn bè của bạn.

Mã hóa tài sản trong trò chơi gây ra một vấn đề thiết kế khó khăn vì việc thêm giá trị tiền tệ vào tài sản trò chơi có nguy cơ ảnh hưởng tiêu cực đến trò chơi. Ví dụ, khi Diablo 3 thêm các nhà đấu giá tiền thật (để đổi tài sản trò chơi lấy tiền), một số người chơi đã yêu thích nó nhưng trò chơi cuối cùng lại chứng kiến ​​lượng người chơi giảm xuống. Cách tài chính hóa tài sản trò chơi có thể làm giảm tốc độ tự nhiên của vật phẩm, khiến trò chơi cảm thấy ít bổ ích hơn đối với một số người chơi. Đó là một vấn đề thiết kế mà vẫn chưa tìm ra giải pháp có thể lặp lại. Đối với người chơi Diablo 3, việc giới thiệu giá trị tiền tệ đã thay đổi cách thức và lý do mọi người chơi. Những người chơi đã từng chơi cho vui cảm thấy mình bắt đầu chơi cho thuê. Sự thay đổi tâm lý cơ bản khiến người chơi ngừng tận hưởng cuộc chơi,

Các nhà phân tích tâm lý học về game lưu ý rằng rất nhiều niềm vui và sự lôi cuốn trong trò chơi đến từ những phần thưởng bất ngờ và ngẫu nhiên. Khả năng dễ dàng nhận được một phần thưởng đã biết bằng tiền có thể thực sự đánh mất đi thứ khiến chúng trở nên thú vị trong trò chơi. Hướng của NFT và nhiều trò chơi P2E đang chạy đua nhanh theo hướng tài chính hóa thuần túy, điều này cuối cùng có thể giết chết lối chơi cốt lõi. Đặc biệt là đối với những game thủ thực sự, điều này nhanh chóng trở thành một sự bất cập khá lớn khi mọi người có cơ hội trả tiền để thắng hoặc bằng cách rút tiền để có được lợi thế vật chất trong một trò chơi mang tính cạnh tranh.

Bên cạnh đó, các game thủ truyền thống rất chú trọng vào độ chính xác của kỹ năng chơi trò chơi, điều này khiến cho việc bổ sung mã thông báo NFT (và sự phức tạp trong thế giới thực mà chúng mang lại) trở nên vô cùng khó khăn. Nếu không được thực hiện “đúng và đủ”, cộng đồng game thủ truyền thống sẽ luôn nhanh chóng chê bai, phàn nàn bất cứ thứ gì không phù hợp với cảm nhận của họ về trò chơi là gì và ai nên chơi trò chơi đó.

Điểm mấu chốt: các nhà phát triển mới hy vọng xây dựng các trò chơi lớn với cơ chế P2E cần phải rất cẩn thận để đưa vào các khuyến khích kinh tế kết hợp tiền điện tử và NFT theo cách duy trì chất lượng của trò chơi. Hơn nữa, các nhà phát triển mảng GameFi có cơ hội rất lớn để tạo ra một thế hệ trò chơi mới tận dụng tiền điện tử theo những cách không chỉ là thêm mã thông báo hoặc mã hóa tài sản trong trò chơi. Những loại trò chơi này mất nhiều thời gian hơn để phát triển, nhưng một khi họ thực hiện đúng cách, thì có cơ hội thực sự là họ đưa hàng tỷ người chơi truyền thống tham gia vào tiền điện tử.

Đưa GameFi phát triển lên cấp độ tiếp theo

Nhân vật trong trò chơi cần phải tiếp tục lên cấp, thăng hạng và phát triển, GameFi cũng vậy!
Đầu tiên là sự quan tâm tăng lên đối với việc chơi game. Sự nổi lên của thể thao điện tử và tính năng phát trực tiếp là một sự phát triển gần đây trong thập kỷ qua, củng cố việc chơi game không chỉ là một nguồn giải trí mà còn là một nghề nghiệp hợp pháp. Các trò chơi phổ biến hiện nay cạnh tranh với các môn thể thao truyền thống, một ý tưởng mà nhiều người đã cho là không thể tưởng tượng được từ khoảng 10 năm trở về trước. Đặc biệt, trò chơi liên quan tới tiền điện tử đã nhận được sự quan tâm tăng vọt trong thời gian gần đây.
Luồng gió thứ hai là tiếp tục áp dụng tiền điện tử, GameFi là một trong số các trụ cột đồng thời thu hút người dùng mới vào thị trường Crypto. Kết hợp với DeFi, NFTs, Web3 và những trend khác nữa, tổng các hoạt động trên Blockchain tăng lên trong vài năm tới là hoàn toàn có thể xảy ra. Điều này mang lại cơ hội phổ cập Blockchain nói chung hay Crypto nói riêng tới cộng đồng và xã hội.

Kết luận

Vậy tương lai cuối cùng của GameFi sẽ như thế nào? Cơ hội sở hữu tài sản theo ý muốn, kiếm tiền từ trò chơi và kết nối với cộng đồng rộng lớn hơn được công nhận rộng rãi là các tính năng hấp dẫn được trình bày trong hot trend mới này. Tuy chưa biết tương lai ra sao nhưng có một điều chắc chắn là cho đến thời điểm hiện tại, tâm lý từ những người tham gia, những người điều hành, hãng game, nhà đầu tư và chính game thủ đều tỏ ra khá lạc quan về sự phát triển của GameFi ở giai đoạn hiện nay. Còn các bạn thì sao, đã ai tìm được những dự án về mảng GameFi chất lượng để đưa vào danh mục đầu tư của mình không? Theo các bạn, GameFi có thực sự là một mảng lớn cần phát triển để lan toả hơn nữa Crypto tới mọi người?
Hy vọng với những thông tin trên, các bạn đã có những đánh giá riêng của mình về mảng Gamefi để có thêm một lựa chọn trong quyết định đầu tư của mình.  Mọi người có góc nhìn hay sự phân tích nào về GameFi thì thảo luận ở dưới cùng GFS Blockchain nhé!
0 0 đánh giá
Article Rating