Mặc dù thị trường crypto chỉ mới xuất hiện hơn 10 năm trở lại đây, tuy nhiên tốc độ phát triển của thị trường tiền mã hóa là rất nhanh so với các sản phẩm tài chính khác. Trong bài viết này, team GFI sẽ chia sẻ gốc nhìn sâu hơn về bối cảnh chung các mảnh ghép quan trọng đáng chú ý, cũng như xu hướng tiếp theo trong thị trường. Vậy thì bắt đầu vào bài viết thôi nhé!
Lưu ý: Các dự án được nhắc đến trong bài viết được chọn lựa ngẫu nhiên và không được xem là lời khuyên đầu tư.
Infrastructure
Hạ tầng là phần không thể thiếu trong bất kì sản phẩm công nghệ nào để có thể phát triển bền vững. Đối với thị trường crypto thì công nghệ chuỗi khối (blockchain) chính là nền tảng để phát triển các sản phẩm trong thị trường. Bên cạnh đó, các dịch vụ hạ tầng đi kèm với nền công nghiệp blockchain như Oracles, RPC, Indexing cũng là một phần không thể thiếu đối với thị trường blockchain. Dưới đây là khái quát các mảnh ghép liên quan đến các hạ tầng cần thiết được đề cập ở trên.
Blockchain
Blockchain là nền tảng quan trọng nhất trong lĩnh vực Infrastructure. Sự phát triển của Blockchain có thể kể đến:
- Non smart – contract blockchain: với sự góp mặt của Bitcoin và các blockchain fork (copy code) từ Bitcoin như DogeCoin, Bitcoin Cash,… Sau này, để thừa hưởng dòng tiền trên Bitcoin, các Bitcoin sidechain (có thể chạy smart contract) lần lượt xuất hiện như Stacks, Rootstock, Lightning Network,… (lưu ý: Bitcoin sidechain không thừa hưởng tính bảo mật từ Bitcoin)
- Smart – contract blockchain: Ethereum là blockchain đầu tiên áp dụng máy ảo EVM, có thể khởi chạy smart contract, mở ra kỉ nguyên mới cho nền công nghiệp blockchain. Để thừa hưởng dòng tiền, đồng thời để giải quyết bài toán mở rộng (mà Ethereum chưa thể xử lý), đã có nhiều blockchain khác ra đời (hay còn gọi là Ethereum sidechain), dưới nhiều hình thức khác nhau như multi-chain system, sharding, DAG,… Các blockchain tương thích với Ethereum (dự án trên Ethereum chỉ cần fork code là có thể khởi chạy trên blockchain đó) gọi là EVM chain, ngược lại, gọi là non-EVM chain.
- Layer 0: Layer 0 được sinh ra trong xu thế “internet of blockchain”- một hướng đi khác của bài toán mở rộng. Layer 0 thực tế không phải là một blockchain cụ thể, mà đúng hơn, là một cầu nối/ một chuẩn giao tiếp chung cho các blockchain “cắm” trên nó. Trên Cosmos, đó là Cosmos IBC, và trên Polkadot gọi là Polkadot XCM
Thực tế, các blockchain với mục đích “mở rộng Ethereum” kể trên đều không đem lại giá trị gì cho Ethereum, mà chủ yếu chỉ nhằm chiếm lĩnh dòng tiền và thị phần. Đối diện với thực trạng đó, Ethereum đã mở ra kỉ nguyên mới của mình – modular blockchain – với Layer 2 là trọng điểm.
- Layer 2 là lớp xử lý giao dịch cho Ethereum, đóng gói và chuyển về Ethereum để xác thực kết quả cuối cùng. Chính vì thế, Layer 2 có thể trực tiếp thừa hưởng tính bảo mật của Ethereum. Layer 2 không chỉ giúp Ethereum phát triển hệ sinh thái phồn thịnh của mình theo chiều dọc, mà còn gia tăng đáng kể nhu cầu sử dụng và tích lũy ETH. Thậm chí, vì Layer 2 sử dụng và đốt quá nhiều ETH, ETH đã lần đầu giảm phát kể từ khi ra mắt.
- Trong quá trình phát triển của Layer 2, Optmism Rollup và Zk Rollup là 2 giải pháp thành công nhất, trong khi Plasma, Validium ít được chú ý hơn.
- Để tiếp tục cải thiện hiệu năng của Layer 2, các blockchain dịch vụ bắt đầu ra đời, phục vụ các nhu cầu như: Data Availibility (lưu trữ dữ liệu → giảm thiểu chi phí), Shared Sequencer (sắp xếp giao dịch → tăng tính phi tập trung)
Sự khác biệt giữa các Layer 2 có thể được giải thích dưới bảng sau:
Ethereum Layer 2: Bài toán chi phí và mở rộng – GFI Blockchain
Trong xu hướng bùng nổ của Layer 2 và các SDK, Stack (Arbitrum Stack, OP Stack, ZK stack, Polygon CDK,…), ngày dịch vụ blockchain ngày càng có “đất dụng võ” như:
- Rollup/ Blockchain – as – service (RaaS): giúp một dự án có thể tùy chỉnh và vận hành một blockchain chỉ bằng vài “cú click chuột”. Khách hàng chỉ cần điều hành, marketing, mở rộng hợp tác,… mà không cần lo lắng bất cứ điều gì khác.
- Smart Contract/ Audit: với sự gia tăng của số lượng blockchain, số lượng dự án cũng phát triển theo tỉ lệ thuận. Chính vì thế các dịch vụ về smart contract, audit ngày càng được chú ý.
- Wallet: Ví blockchain là “cửa ngõ” của thị trường, vì vậy đây là một mảnh ghép không thể thiếu khi đi cùng sự phát triển của nền công nghiệp blockchain
Data-centric protocol
Các dự án về dữ liệu có core sản phẩm của họ nằm ở các việc chính như:
- Thu thập/ tổng hợp dữ liệu thị trường (data aggregator): Đây là các dự án tổng hợp dữ liệu sơ cấp cũng như thứ cấp từ thị trường như Coingecko tổng hợp các thông tin chung của các dự án crypto, L2Beat tổng hợp thông tin từ các dự L2 rollup trên Ethereum hay Defillama tổng hợp thông tin/ dữ liệu về DeFi trong thị trường.
- Truy vấn/ đánh dấu dữ liệu (indexing): Đây là các dự án xây dựng các luồng về database giúp việc truy vấn, tiếp cận dữ liệu trên chuỗi nhanh hơn như The Graph hay Bitquery, etc.
- Thông tin liên chuỗi (cross-chain messaging): Với việc vũ trụ các blockchain ngày càng “nở” rộng, nhu cầu kết nối giữa các blockchain với nhau là rất lớn. Các dịch vụ hạ tầng oracles (Chainlink, Pyth Network) hay bridge (Thorchain, Axelar, etc.) chính là các bên cung cấp dịch vụ liên quan đến “vận chuyển” tài sản thông tin liên chuỗi.
DeFi
DeFi từ lâu đã là 1 phần không thể thiếu trong Crypto, nhắc đến DeFi, chúng ta đã quá quen thuộc với những mảnh ghép:
- AMM Dex: Sàn giao dịch phi tập trung cho phép người dùng có thể tự do swap các token dựa trên Liquidity Pool.
- Lending: Là nơi cho phép người dùng có thể thế chấp tài sản để vay ra tài sản hoặc vay ra Stablecoin của chính giao thức phát hành (CDP).
- Derivatives: Là nơi cho phép người dùng có thể tham gia các thị trường phái sinh phi tập trung mà không lo các vấn đề rủi ro như trading trên Cex.
- Stablecoins: Là các dự án phát hành
Tuy nhiên, ngoài những mảnh ghép chính ấy, DeFi vẫn tồn tại những mảnh ghép nhỏ hơn cùng những cơ hội và rủi ro tương ứng:
- Meta-governance: Là những dự án xây dựng trên dự án cơ sở để thu gom nhiều token nhiều nhất có thể để có nhiều quyền Voting và ăn doanh thu
- Yield Aggregator: Tối đa hóa lợi nhuận tài sản thông qua các chiến lược DeFi.
- Yield Tokenization: Cho phép phân tách Yield và tài sản cơ sở để người dùng tạo ra các chiến lược trading Yield.
- Airdrop Point Marketplace: Thị trường trading Point, Airdrop, WL.
- TelegramBot: Bot cho phép người dùng có thể traiding các giao thức DeFi ở Telegram.
- Launchpad: Nền tảng huy động vốn
- GamebleFi: Nền tảng cá cược, Casino
- Liquidity Management: Nền tảng quản lý thanh khoản cho các giao thức có Liquidity Pools.
Ngoài ra, với sự xuất hiện của Eigein Layer với keyword Restaking đã tạo nên nhiều mảnh ghép nhỏ phức tạp tương ứng bên trong đó như:
- LSD: Mang $ETH người dùng stake vào Ethereum và đưa cho họ 1 Liquid Staking Token (LST). LST được các giao thức DeFi sử dụng làm tài sản đảm bảo thì gọi là LSDFi.
- LRD và Restaking: Egien Layer cho phép người dùng Restake (dùng LST staking lại) vào giao thức. Tuy nhiên restaking sẽ bị chôn vốn, do đó LRD ra đời để tạo độ hiệu quả vốn cho người dùng. LRD hoạt động y chang cách LSD hoạt động, với LSD thay vì cầm $ETH stake vào Ethereum thì LRD sẽ cầm LST stake vào Eigein Layer và đưa cho người dùng 1 Liquid Restaking Token (LRT).
- Super Fluid: Ngoài restake các LST, Eigein Layer còn cho phép người dùng stake LP token, các dự án Super Fluid cho phép người dùng tối ưu vốn, thay vì stake LP token trực tiếp vào Eigein Layer thì stake LP token qua các dự án này để được thêm nhiều Yield.
CeFi
CeFi – tài chính tập trung, ở thị trường crypto chính là các sàn CEX (centralized exchange). Các dịch vụ mà một sàn CEX thường cung cấp là:
- Giao dịch Spot
- Giao dịch Perpeptual Futures
- Giao dịch Margin
- Giao dịch quyền chọn – Options (Deribit là sàn lớn nhất về quyền chọn)
- Giao dịch OTC, cung cấp các dịch vụ cho tổ chức (Bên cạnh Coinbase, Binance thì Bitfinex và Gemini cũng rất nổi bật)
Các sàn CEX có thể được chia thành nhiều Tier (xếp hạng) tùy thuộc vào:
- Khối lượng giao dịch, mức độ phổ biến
- Có pháp nhân, pháp lý tại nhiều quốc gia
- Tầm ảnh hưởng đối với thị trường
- Lượng tài sản đang nằm giữ
Các sàn CEX thuộc Tier cao sẽ rất nghiêm ngặt trong việc list một token mới, nhằm đảm bảo chất lượng và uy tín của sàn. Ngược lại các sàn giao dịch có Tier thấp hơn sẽ có danh mục coin/token đa dạng và rủi ro hơn.
GameFi
2023 tưởng chừng sẽ lại là một năm không mấy lạc quan của lĩnh vực GameFi, nhưng đến Q4/2023, tình hình đã thay đổi hoàn toàn nhờ vào hiệu ứng của Big Time và Pixels:
– Big Time là một tựa game AAA góc nhìn thứ ba được xây dựng bởi Big Time Studio đã ra mắt token $BIGTIME vào 10/2023 và bất ngờ được listing ở hầu hết các sàn CEX lớn như Binance, Coinbase, OKX… Điều này làm giá token $BIGTIME tăng mạnh gần 500%, làm phần lớn các nhà đầu tư và người dùng trong thị trường cho rằng mùa GameFi đang khởi động.
– Pixels: Một tựa game nông trại trong một thế giới mở, ban đầu được phát triển trên Polygon, nhưng đã quyết định dời nhà sang Ronin, blockchain Layer 1 cho GameFi được xây dựng bởi đội ngũ Sky Mavis, công ty đứng sau tựa game Axie Infinity.
Ngoài các tựa game tiếp xúc trực tiếp với users, các gaming blockchain xây dựng hạ tầng phía sau cũng cho thấy sự tăng trưởng rất tốt trong khoảng thời gian vừa qua với 2 cái tên lớn là Ronin và Immutable X.
SocialFi
Năm 2023 đã chứng kiến sự phát triển mạnh mẽ ở lĩnh vực SocialFi, có thể kể đến Big4 bao gồm Farcaster, Lens, CyberConnect và friend.tech. Ở lĩnh vực này có thể chia làm 2 nhánh chính là social graph và social dapps.
Social Graph
Social graph là biểu đồ thể hiện mối liên hệ xã hội giữa người với người, thuật ngữ này dần được áp dụng nhiều bởi Facebook khi nói đến mối quan hệ giữa những người dùng trên Internet.
Một vấn đề của Facebook, Twitter hay Youtube là các nền tảng này không biết về các mối quan hệ được người dùng xây dựng trên một nền tảng khác. Điều này khiến các mối quan hệ trở nên phân mảnh trên các nền tảng, và tạo ra một trải nghiệm online không liền mạch.
Vì thế các dự án Web3 Social Graph như Lens, Farcaster hay CyberConnect được sinh ra để đưa lại quyền kiểm soát cho người dùng.
Social dApps
Tương tự các mạng xã hội ở Web2 chia theo nhiều thể loại content như:
- Message: Messenger, Telegram, Snapchat
- Video: Youtube
- Short video content: TikTok, Youtube Shorts, Instagram Reels
- Blog: Substack
- Social Network: Facebook, Instagram, X
- Music: Spotify, Apple Music
Các social apps ở Web3 cũng có những tính năng và thể loại tương tự nhưng tận dụng thêm công nghệ blockchain.
Real World Assets (RWAs)
Một trong những investment banking lớn nhất thế giới như J.P. Morgan đã gọi việc mã hóa tài sản thực (RWA hay Tokenized Assets) là một killer-app của tài chính truyền thống.
Trong vòng nhiều năm qua, RWA đã được thảo luận rất nhiều nhưng chỉ thật sự có những động thái đáng chú ý trong năm 2023 vừa qua, đặc biệt là 2 lĩnh vực Private Lending và US Treasuries.
DePins
DePIN là viết tắt của decentralized physical infrastructure networks. (Mạng lưới hệ thống cơ sở hạ tầng vật lý)
Các dự án DEPIN sử dụng cơ chế khuyến khích kinh tế để thu hút người dùng đem thiết bị như máy tính, điện thoại, hay thiết bị thông minh của họ gia nhập vào cơ sở hạ tầng blockchain để cho người có nhu cầu thuê và nhận lại phần thưởng cũng như cải thiện cơ sở hạ tầng công cộng xung quanh họ.
Dưới góc nhìn của những người tin vào một thế giới phi tập trung, các tổ chức không đáng tin cậy và các quan chức thì vô năng, DePIN là một công cụ chuyển giao tài sản và quyền lực lại cho người dân và cộng đồng.
Trong năm 2023, DePIN đang bắt đầu nổi lên cùng với câu chuyện về sự bùng nổ của AI do các nhà đầu tư dự đoán nhu cầu về sức mạnh tính toán. Các dự án của DePIN đang bắt đầu nổi lên với hệ Solana dẫn đầu.
Memecoin
Memecoin đã và đang cho thấy lĩnh vực này luôn là một phần trong hành trình phát triển của crypto.
Với biểu tượng chú chó quen thuộc, Dogecoin là dự án dẫn đầu xu hướng memecoin, cùng với đó là Shiba Inu, Floki,… Tuy nhiên ở giai đoạn hiện tại, các dự án memecoin không chỉ còn xoay quanh hình tượng các chú chó đơn thuần nữa, nó ở một hình thái khác như chú ếch Pepe, Wojak,… Các dự án này có thể đạt hàng trăm triệu hay thậm chí là hàng tỷ USD vốn hóa chỉ trong vòng vài ngày ở “Memecoin Season” trong năm 2023 vừa qua.
Tổng kết
Có thể nói vũ trụ crypto nói riêng hay blockchain nói chung rất đa dạng về sản phẩm liên quan. Trên đây là một số mảnh ghép chính và tiềm năng hiện tại trong crypto. Tuy nhiên với việc thị trường luôn hoạt động, phát triển, những mảnh ghép mới có thể được tạo ra bất cứ lúc nào và cần được liên tục cập nhật. Team sẽ gửi đến bạn những cập nhật quan trọng khi cần nhé.
Xem video full về các Crypto Map tại kênh youtube của GFI Blockchain.