Thật không quá lời khi nói rằng Bitcoin đang trải qua thời kỳ phục hưng chưa từng có trong lịch sử hình thành. Các giải pháp mở rộng hệ sinh thái Bitcoin đang phát triển chóng mặt với những cái tên tiêu biểu như Ordinals hay BRC-20. Vừa qua, Bitcoin halving lần thứ 4 đã diễn ra thuận lợi, bên cạnh đó Runes là từ khóa được nhiều người bàn tán nhiều nhất. Hãy cùng GFI tìm hiểu về giao thức Runes và tiềm năng của dự án nhé!

Mô hình kinh doanh

Runes protocol là gì?

Runes protocol - công nghệ mở rộng Bitcoin thế hệ mới
Runes protocol – công nghệ mở rộng Bitcoin thế hệ mới

Giao thức Runes là một chuẩn token được thiết kế cho mạng Bitcoin, cho phép tạo và quản lý các loại token linh hoạt (fungible token) trên mạng Bitcoin

Bitcoin Runes sử dụng một giao thức hoạt động dựa trên UTXO (lượng bitcoin nhỏ, thừa sau giao dịch), trong đó mỗi giao dịch bắt đầu bằng việc chọn các đoạn Bitcoin chưa được sử dụng (giống như tiền lẻ) và sử dụng chúng để tạo ra các giao dịch mới.

Điều này giúp Runes giảm thiểu việc tạo ra các “mảnh vụn” UTXOs không cần thiết, gây tắc nghẽn mạng và ảnh hưởng đến hiệu suất của nó, như chúng ta đã thấy với các giao dịch BRC-20. Quá trình này cũng đảm bảo rằng Runes phối hợp nhịp nhàng với các nguyên tắc cốt lõi của Bitcoin và giúp duy trì tính toàn vẹn của mạng lưới.

Đối tượng khách hàng

Người dùng của Runes sẽ là những nhà phát triển và dự án muốn xây dựng ứng dụng và dịch vụ trên mạng bitcoin. Ở thời điểm sơ khai, Runes đã thu hút được nhiều dự án meme và NFT. Nhờ vào Runes, mạng bitcoin đang dần chuyển mình thành nền tảng cho biểu đạt nghệ thuật qua NFT và công cụ tài chính.

Như founder Rodarmor đã chia sẻ trên X: “Giao thức được xây dựng dành cho dân degens và memecoins.”

(1) Casey on X: “Runes were built for degens and memecoins, but the protocol is simple, efficient, and secure. It is a legitimate competitor to Taproot Assets and RGB. The protocol is self contained and has no dependencies on ordinals or inscriptions, making it extremely simple. Balances are” / X (twitter.com)

Mô hình lợi nhuận     

Cơ chế thu phí của Runes protocol
Cơ chế thu phí của Runes protocol

Cơ chế hoạt động của Runes Protocol gồm các hoạt động cơ bản sau:

  • Etching (tạo token): Người dùng có thể tạo mới các đồng token, mang tên rune, thông qua quy trình etching. Quá trình này tương tự như việc triển khai một hợp đồng token ERC trên blockchain Ethereum. Những thông tin về token như tên, biểu tượng, số lượng ban đầu (premine), điều kiện minting… được xác định trong quá trình etching.
  • Minting (khai thác token): Sau khi được tạo ra, số lượng token có thể tăng lên nhờ quy trình minting. Nhà đầu tư đáp ứng đủ điều kiện được đặt ra trong etching có thể tiến hành mint token, từ đó tăng lợi nhuận cá nhân.
  • Transferring (chuyển token): Người dùng chuyển đổi token đến các địa chỉ ví khác hoặc burning token thông qua quá trình transferring.

Runes protocol tạo ra lợi nhuận từ các nguồn sau:

Phí Tạo Token:

  • Khi các dự án tạo ra token bằng cách sử dụng Giao thức Runes, họ phải trả phí bằng Bitcoin.
  • Những khoản phí này đóng góp vào nền kinh tế phí Bitcoin và là rất quan trọng cho sự bền vững của giao thức.
  • Đáng chú ý, kể từ khi sự kiện Bitcoin halving, những người tạo token Runes đã trả tổng cộng 78,6 BTC cho các khoản phí (tương đương khoảng 4,95 triệu USD).
  • Doanh thu được tạo ra từ những khoản phí này hỗ trợ việc phát triển và duy trì giao thức.

Cân bằng Quản lý UTXO:

  • Giao thức Runes nhằm mục tiêu giảm thiểu việc tạo ra các đầu ra giao dịch chưa được sử dụng không cần thiết (“dust”) trên mạng Bitcoin.
  • Bằng cách sử dụng các đầu ra giao dịch chưa được sử dụng hiện có cho việc phát hành token, Runes tránh làm ô nhiễm blockchain và đảm bảo quản lý hiệu quả.
  • Quản lý UTXO hiệu quả góp phần gián tiếp vào doanh thu của giao thức bằng cách duy trì một hệ thống được tối ưu hóa.

Dung lượng thị trường

Khi phần thưởng khối giảm đi với mỗi sự kiện halving, các nhà khai thác sẽ ngày càng phụ thuộc vào phí giao dịch để duy trì lợi nhuận và tiếp tục cống hiến sức mạnh tính toán của họ để bảo vệ mạng lưới. Bằng cách cho phép mọi loại token như token dịch vụ, token quản trị hoặc thậm chí stablecoin, giao thức mở ra tệp khách hàng lớn hơn đối với Bitcoin. Niều trường hợp sử dụng hơn đồng nghĩa là có nhiều người tham gia hơn và một hệ sinh thái trở nên bao hàm và linh hoạt hơn.

Runes còn thúc đẩy hoạt động và tăng nhu cầu sử dụng không gian khối, các nhà khai thác sẽ nhận được phí giao dịch cao hơn. Nguồn thu nhập bổ sung đó trở nên quan trọng để duy trì hoạt động của toàn bộ mạng lưới, đặc biệt là khi phần thưởng khối giảm đi theo thời gian. Thanh khoản trên mạng lưới Bitcoin cực kì dồi dào. Bằng chứng dễ thấy nhất là sự tăng trưởng thần kì của BRC-20 vào cuối năm 2023. Nhưng vấn đề của BRC-20 là phí giao dịch cao, hoạt động tạo ra “rác” trên mạng lưới và Rodarmor đã không còn mặn mà với nó, nên dòng tiền có khả năng sẽ chảy sang Runes.

Đội ngũ phát triển Runes protocol

Casey Rodarmor là cha để của BRC-20 và Runes protocol
Casey Rodarmor là cha để của Runes protocol

Có lẽ đa số Bitcoin maxi đều biết cái tên Casey Rodarmor, người đã tạo ra cuộc cách mạng trong mạng lưới Bitcoin với sự ra đời của Ordinals.

Rodarmor tốt nghiệp cử nhân Khoa học máy tính tại đại học Berkeley, nơi đào tạo ra những nhân tài hàng đầu trong ngành blockchain. Ông đã làm việc trong lĩnh vực công nghệ từ năm 2010. Anh đã làm việc tại Google và Oculus VR trước khi có một thời gian ngắn tại Chaincode Labs để tham gia tạo ra một số bản vá trên Bitcoin Core, mã nguồn chính của giao thức. Hiện tại, anh đóng vai trò là một trong những người đồng chủ trì của sự kiện SF Bitcoin BitDevs tại San Francisco, sau khi tiếp quản từ nhà sáng lập River Financial Alexander Leishman vào năm ngoái.

Rodarmor là tín đồ đúng nghĩa của Bitcoin khi ông tin rằng bất kỳ token nào được tạo ra ngoài mạng Bitcoin đều không đáng tin cậy. Có lẽ, đơn cử cái tên Casey Rodarmor cũng đã đủ làm cho độ “hot” của Runes protocol đạt đến cực điểm với sự thành công của kì lân Ordinals.

“Việc tạo ra một giao thức token có khả năng thay thế tốt cho Bitcoin có thể mang lại thu nhập từ phí giao dịch đáng kể, sự quan tâm của các nhà phát triển và người dùng cho Bitcoin.” – Casey Rodarmor

Tình hình hoạt động Runes protocol

Runes được ra đời sau sự kiện Bitcoin halving lần thứ tư, diễn ra vào ngày 20 tháng 4 năm 2024. Sau khi được ra mắt, đồng Rune có giá trị vốn hóa lớn nhất vào thời điểm viết bài là RSIC (RSIC•GENESIS•RUNE) với hơn 325 triệu đô la dựa trên dữ liệu từ OKX. Sự ra mắt của Runes cũng đã khiến phí giao dịch Bitcoin tăng lên mức cao chưa từng có vào ngày ra mắt, ngày 20 tháng 4, với phí giao dịch trung bình vượt quá 127 đô la.

Phí giao dịch trên mạng Bitcoin khi Runes ra đời
Phí giao dịch trên mạng Bitcoin tăng khi Runes ra đời

Hiệu ứng truyền thông

Mạng xã hội Twitter phản ứng rất "nhiệt" trước sự ra đời của Runes protocol
Mạng xã hội Twitter phản ứng rất “nhiệt” trước sự ra đời của Runes protocol (Nguồn: Lunacrush)

Giống như các token BRC-20, token của Runes phần lớn là những meme token hoặc token cộng đồng chưa có người giá trị sử dụng. Do đó hiệu ứng truyền thông là chỉ số thể hiện rõ nhất sự thành công của Runes. Ta đã thấy được sự tương tác với Runes vượt xa Ordinals và BRC-20
Mặc dù Runes chưa chính thức ra mắt, hoạt động và tương tác xã hội xung quanh dự án này đã đang tăng mạnh. Dữ liệu từ LunarCrush cho thấy số lượt tương tác với nội dung liên quan đến Runes đã đạt tới mức 8 triệu lượt tương tác trong 1 ngày vào tuần thứ hai của tháng 4, vượt xa cả Ordinals và các token BRC-20.

Hệ sinh thái Runes protocol

Kể từ khi Rodarmor công bố kế hoạch cho giao thức Runes vào tháng 9, cộng đồng Ordinals đã chuẩn bị ráo riết cho sự kiện này. Dự án đầu tiên và có thể nói là nổi bật nhất bắt đầu thu hút sự chú ý là RSIC. RSIC là một bộ sưu tập gồm 21.000 Ordinals và kế hoạch ra mắt một token được gọi là RUNE – tương tự như việc ra mắt một token ERC-20 được gọi là ERC-20. Các Ordinals của RSIC đã được phân phát miễn phí cho các ví có sở hữu một số các bài viết Ordinals khác nhau, chẳng hạn như Ordinal Maxi Biz. Hiện đã có một số dự án khởi chạy trên Runes gồm các dự án meme Runes và các mintpad cho phép mint các đồng Runes

Hệ sinh thái non trẻ của Runes protocol
Hệ sinh thái non trẻ của Runes protocol (Nguồn: X @Dogfather)

Đối thủ cạnh tranh

Đối thủ cạnh tranh của Runes Protocol là những giải phát mở rộng bitcoin khác, nổi bật trong đó có BRC-20, RGB và Taproot.

Lightning network

Bitcoin Layer 2 Lightning Network
Bitcoin Layer 2 Lightning Network

Lightning network cung cấp công cụ để cho phép người dùng tạo ra Taproot assets. Taproot Assets sử dụng công nghệ của Bitcoin để xử lý, tạo ra và khám phá về stablecoin và các tài sản khác. Nó giống như một công cụ tài chính hiện đại, được hỗ trợ bởi tính bảo mật và tính phi tập trung hoàn hảo của Bitcoin. Phiên bản hiện tại, Taproot Assets v0.3, cho phép nhà phát triển biến Bitcoin thành một mạng lưới có thể hỗ trợ các tài sản khác nhau, đồng thời duy trì các nguyên tắc cơ bản của nó.

RGB protocol

Layer 3 trên Bitcoin RGB
Layer 3 trên Bitcoin RGB

RGB Protocol là một tập hợp các giao thức mã nguồn mở cho Mạng Bitcoin, cho phép phát triển và thực thi các hợp đồng thông minh phức tạp, bảo mật và tin cậy. RGB Protocol sử dụng blockchain của Bitcoin như một tầng cơ bản để duy trì mã hợp đồng thông minh và dữ liệu ngoài chuỗi.

Cơ sở hạ tầng của giao thức sử dụng các con dấu sử dụng một lần, bằng chứng công khai và các quy chuẩn của Bitcoin để tạo token và thực thi các dự án. Thiết kế RGB chuyển từ thiết kế “hợp đồng thông minh trên chuỗi” chung chung sang thiết kế “xác nhận phía khách hàng” (client-side validation), sử dụng blockchain chỉ cho việc đồng thuận. Hiện RGB đang được phát triển bởi LNP/BP Standards Association.

Lợi thế cạnh tranh của Runes protocol

Bitcoin Runes sẽ đem lại cho người dùng một cách đơn giản hơn để tạo ra các token tùy biến trên mạng Bitcoin, so với các lựa chọn khác như BRC-20, RGB và Taproot. Với Runes, người dùng có thể tạo ra nhiều token và quản lý chúng dễ dàng trên chuỗi, mà không cần phải phụ thuộc vào dữ liệu ngoài chuỗi hoặc token gốc như Taproot và RGB, hoặc tạo ra một lượng lớn các UTXO “rác” không cần thiết như BRC-20.

Thị trường

Một số sàn CEX sẽ hỗ trợ Bitcoin Runes, cho phép người dùng niêm yết và giao dịch chúng trên nền tảng của họ. OKX có một thị trường dành cho giao dịch Runes, nơi người dùng có thể niêm yết và mua các Runes bao gồm RSIC và SATOSHI•NAKAMOTO.

Nền tảng NFT Magic Eden cũng đã ra mắt một phần dành cho Bitcoin Runes, bao gồm một phần trước khi ra mắt dành cho các dự án Bitcoin Rune chưa ra mắt.

Sàn giao dịch NFT Magic Eden đón đầu trào lưu Runes
Sàn giao dịch NFT Magic Eden đón đầu trào lưu Runes

Whales Market, một nền tảng trước thị trường, cung cấp cho người dùng một nền tảng trước khi ra mắt nơi người dùng có thể giao dịch phân bổ TGE (Token Generation Event) của các dự án Bitcoin Rune.

Token

Các dự án token đang tạo ra đồng Rune của mình trong mạng Bitcoin thông qua giao thức Rune protocols, bao gồm Rune Pups, Runevo, Runestone và RSIC. Hiện tại, hầu hết trong số này đều là các NFT, và  những NFT này đang tạo ra các Rune tương ứng cho người nắm giữ chúng cho đến khi giao thức Runes được triển khai. Đối với dự án Runestones, ba loại đồng meme sẽ được phân phối miễn phí cho mỗi người nắm giữ Runestones.

Kết luận​

Ý tưởng mới của Rodarmor sẽ tạo ra một lượng hoạt động mới đáng kể trên Bitcoin, điều này sẽ được một số Bitcoiners hoan nghênh và bị một số người khác ghét bỏ bởi nguy cơ tắc nghẽn mạng và thu hút sự chú ý không mong muốn từ quy định về chứng khoán mà nó có thể mang lại. Mặc dù chúng ta có thể thấy một làn sóng các token “shitcoin”, các đồng tiền meme, tràn vào thị trường ban đầu, thiết kế của Runes sẽ vượt ngoài money game. Hiện tại các nhà đầu tư nên xem xét trước khi có ý định đầu tư vào xu hướng non trẻ này. Hãy theo dõi GFI để có những cập nhật mới nhất về Runes Protocol.