Tổng quan

Để bức tranh DeFi của bất kì hệ sinh thái nào phát triển, ngoài những dự án phát triển về mảng AMM Dex vốn đã chiềm nhiều thị phần quan trọng, còn cần những dự án chất lượng trong mảng Lending/borrowing. Moola Market là một dự án được xây dựng với tầm nhìn trở thành một trong những nền tảng Lending hàng đầu nằm trong hệ sinh thái Celo. Với nhiệm vụ chính là nơi trao đổi, thu hút dòng tiền, thúc đẩy toàn hệ phát triển.

Hãy cùng GFS Blockchain tìm hiểu tổng quan về dự án Moola market thông qua bài viết sau đây nhé!!!

*** Bài viết này thuộc chuỗi Series CELO Universe của GFS Blockchain nhằm theo dõi từng bước phát triển của Hệ sinh thái CELO.  

Moola Market là gì?

Moola là một giao thức thanh khoản không giám sát với mục đích chính là để người dùng có thể vay và cho vay được xây dựng trên Blockchain của Celo nhằm tối ưu hoá lợi nhuận và dễ dàng trong việc truy cập tín dụng.

Tổng quan Moola market
Tổng quan Moola market

Vào tháng 2 năm 2021, Moola market đã ra mắt phiên bản beta công khai của ứng dụng trên trình duyệt web của mình. Người gửi tiền (lender) nhận được tiền lãi, khoản tiền lãi này được trả lại bởi những người đi vay (borrower), Mọi người có thể vay các khoản vay over-collateralized loans hoặc under-collateralized loans. Với Moola Market, bạn có thể được vay tiền ngay cả khi không có tài sản thế chấp nếu đáp ứng được các tiêu chí nhất định từ nền tảng yêu cầu.

*** Over-collateralized loans: (cho vay quá chuẩn) là hình thức cho vay với tài sản thế chấp bỏ vào nhiều hơn tài sản vay. Đây là hình thức tương đối phổ biến trong mảng Lending hiện nay

*** Under-collateralized flash loans (cho vay dướichuẩn) là hình thức cho vay ngay cả khi tài sản thế chấp bỏ vào có giá trị thấp hơn tài sản được vay ra. Thông thường phải dựa vào mức độ tín dụng của bên vay.

Những tính năng nổi bật

Tầm nhìn của Moola là trở thành nền tảng Lending/Borroing hàng đầu trong hệ sinh thái Celo. Để làm được điều đó, kiến ​​trúc thiết kế của Moola lấy cảm hứng từ các nền tảng hàng đầu cùng nghành như Aave hay Compound. Hãy cùng điểm qua một số tính năng nổi bật của nền tảng Moola nhé

Đối với người gửi tiền (Lender)

Chỉ với 0,01 cUSD hoặc một lượng nhỏ Celo làm phí gas, những người muốn tiết kiệm tài sản của mình có thể gửi tiền vào nền tảng của Moola mà không phải chịu phí giao dịch quá đắt đỏ như những nền tảng trên Ethereum. Những người có khoản tiết kiệm gửi tiền vào nền tảng của Moola với niềm tin rằng khi họ cần rút tiền, họ sẽ không trả lại tất cả lợi nhuận kiếm được chỉ để dành cho việc trang trải phí mạng lưới quá đắt đỏ.

Đối với người đi vay (Borrower)

Người đi vay có thể vay tới 75% giá trị của bất kỳ tài sản nào mà họ sở hữu, có nghĩa là tài sản trị giá 100 đô la có thể được yêu cầu vay tới 75 đô la. Các nền tảng hàng đầu như MarkerDAO, Compound và Aave có tỷ lệ tài sản thế chấp lần lượt là 67%, 75% và 75%.
Moola Market cung cấp cho người vay lãi suất thay đổi hoặc ổn định tuỳ vào tài sản mà bạn thế chấp. Những người vay có giá trị tài sản thế chấp giảm xuống dưới ngưỡng thanh lý có thể được thanh lý bởi bất kỳ ai nắm giữ tài sản đã vay. Các giao dịch gửi tiền, vay và trả nợ trên Moola có phí giao dịch thấp hơn 0,001 USD và được hoàn tất trung bình trong vòng 5 giây. Một con số rất ấn tượng và ưu đãi cho những users có số vốn nhỏ.

Không kiểm soát

Nền tảng của Moola martket không trực tiếp quản lý tài sản của người dùng. Thay vào đó, nền tảng này sử dụng ứng dụng thanh toán di động Valora để ký gửi giao dịch, tương tự như cách MetaMask hoạt động trên Ethereum. Các nhà phát triển ví và dapp có thể tích hợp trực tiếp với thị trường Moola bằng cách tận dụng các API của Moola. Nền tảng của Moola hiện có thể truy cập thông qua trình duyệt trên điện thoại di động hoặc thông qua các lệnh CLI.

Quản trị

Moola market sẽ đi theo con đường phân cấp tiến bộ hơn trong tương lai. Hiện tại, nhóm phát triển cốt lõi của Moola kiểm soát các khóa quản trị có thể nâng cấp các hợp đồng của Moola. Theo thời gian, khi Moola đạt được sự phù hợp với thị trường sản phẩm và xây dựng một cộng đồng những người ủng hộ tích cực, dự án sẽ có dự định giao quyền kiểm soát cho cộng đồng thông qua cơ chế DAO.

Sản phẩm

Moola Market hiện tại đang hỗ trợ 5 loại tài sản có trên hệ sinh thái của Celo, bao gồm

Celo : Tài sản gốc của nền tảng Celo.
MOO: Token gốc của nền tảng Moola market
Celo Dollars (cUSD) : Một tài sản ổn định theo giá Đô la Mỹ.
Celo Euro (cEUR) : Một tài sản ổn định theo giá Euro.
Celo Real (cREAL): Một dạng stablecoin cho phép chuyển tiền và giao dịch nhanh hơn trên điện thoại trên hệ sinh thái của Celo.
Sản phẩm
Sản phẩm

Team

Moola được thành lập bởi Patrick Baron vào năm 2020 và có trụ sở chính tại San Francisco. Ông là Founder của dự án, từng tốt nghiệp trường đại học Wake Forest và là một người có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực Blockchain. Ngoài ra, đội ngũ phát triển cùng cộng tác với ông hiện chưa có thông tin chính thức và đang ở chế độ ẩn danh. GFS Blockchain sẽ update thông tin mới nhất tới cộng đồng khi tìm hiểu được từ dự án.

Founder Moola market
Founder Moola Market

Backers & Tài chính

Vào đầu năm 2021, Moola market đã huy động được 1.4 triệu đô la tại vòng Seed round. Những đối tác đáng chú ý của Moola market bao gồm Polychain Capital, Flori Ventures, Davoa Capital và một số quỹ khác.

Đối thủ cạnh tranh

  • Dụ án phát triển trên ETH: MakerDAO, Aave, Compound.
  • Dự án phát triển trên BSC: Venus, Alpha Finance.

Tokenomics

  • Token Name: Moola Market
  • Ticker: MOO
  • Blockchain: Celo network
  • Contract: 0x17700282592D6917F6A73D0bF8AcCf4D578c131e
  • Circulating Supply: 12.926.142 (updated on 17/03/2022)
  • Total Supply: 100.000.000 MOO
MOO Token allocation
MOO Token allocation

Tổng số 100.000.000 MOO sẽ được phân bổ như sau:

  • Moola Community Treasury: 51.04% – 51.040.000 MOO
  • Pre-Sale: 23.57% – 23.570.000 MOO
  • Founders: 10% – 10.000.000 MOO
  • Future Employees: 5% – 5.000.000 MOO
  • Celo Reserve: 5% – 5.000.000 MOO
  • Contractors/Advisors: 3.52% – 3.520.000 MOO
  • Early Supporters: 1.87% – 1.870.000 MOO
Token MOO dùng để làm gì?
MOO là một mã thông báo cERC20 được tạo ra trên blockchain Celo. Mục đích của MOO là phối hợp việc ra quyết định quản trị và khuyến khích các hành vi có lợi cho hệ sinh thái Moola. Ngoài ra bạn có thể đặt cược MOO của mình trong các nhóm thanh khoản của Ubeswap để kiếm thêm phí giao dịch .

Roadmap

Trọng tâm quan trọng nhất của team Moola cho năm 2022 là xây dựng cộng đồng Moola đông đảo và mạnh mẽ, triển khai Marketing và tăng trải nghiệm người dùng. Ngoài ra, một số lộ trình cụ thể như sau:

  • Phát hành giao diện cho người người dùng với tính năng ủy quyền tín dụng, một công cụ cho phép người gửi tiền chỉ định khả năng vay của họ cho các địa chỉ ví khác. Người nhận có thể là một Smart Contract, một cá nhân, một doanh nghiệp, một DAO hoặc một loại thực thể khác. Họ có thể vay mà không cần ký quỹ vì người được ủy quyền sẽ thay mặt họ cung cấp tài sản thế chấp.
  • Dự kiến ​​sẽ khởi chạy một hệ thống để theo dõi các nguồn tiền gửi và các khoản vay (ví dụ: Ubeswap, Poof, GoodGhosting)
  • Xây dựng các công cụ để sử dụng các vị thế vay dài hạn hoặc ngắn hạn có sử dụng đòn bẩy trong một giao dịch duy nhất.

*** Chi tiết bài viết cập nhật roadmap mới nhất 2022 của Moola Market bạn có thể tham khảo thêm tại đây

Cộng đồng

Mua MOO ở đâu

Tại thời điểm viết bài token MOO đang được niêm yết trên Ubeswap. Vì là một sàn Dex đơn thuần, để có thể mua MOO token, bạn cần chuẩn bị ví cá nhân Metamask kết nối với sàn và khi swap cần một lượng nhỏ Celo để làm phí giao dịch nhé.

Kết Luận

Lending/Borrowing là lĩnh vực đặc biệt quan trọng song hành cùng các nền tảng AMM Dex trong các hệ sinh thái Crypto. Đây là nơi giúp dòng tiên luân chuyển, thu hút nguồn lực, và thúc đẩy các nền tảng khác phát triển theo. Với tầm nhìn trở thành một nền tảng Lending hàng đầu trong hệ sinh thái của Celo, hãy cùng GFS Blockchain dõi theo từng bước phát triển của Moola Market trong tương lai nhé.

Hy vọng với những thông tin trên, các bạn đã có những đánh giá riêng của mình về các dự án Moola Market (MOO) để có thêm một lựa chọn trong quyết định đầu tư của mình.  Mọi người có góc nhìn hay sự phân tích nào về Ubeswap thì thảo luận ở dưới cùng GFS Blockchain nhé!

Và đừng quên ghé thăm website của GFS Blockchain mỗi ngày để theo dõi những thông tin mới nhất nhé !

0 0 đánh giá
Article Rating