Tổng quan
Vay tín chấp (vay không cần tài sản thế chấp) là một thị trường hết sức tiềm năng và có market size cực kỳ lớn. Thị trường vay tín chấp mặc dù đã phổ biến trong tài chính truyền thống nhưng vẫn còn rất ít được nhắc đến trong crypto, nguyên nhân chính có lẽ là việc khó xác định được danh tính và uy tín của người vay. Điều này làm tăng rủi ro cho khoản vay, khiến nhiều công ty không muốn phát triển mảng này.
Bằng cách kết hợp nguyên tắc “tin cậy thông qua sự đồng thuận”, Goldfinch tạo ra một cách để đánh giá người vay dựa trên mức độ tín nhiệm thay vì dựa trên tài sản thế chấp. Vậy Goldfinch là gì? Cùng tìm hiểu bên dưới bài viết nhé!!!
Goldfinch là gì?
Giao thức Goldfinch đã ra mắt vào tháng 12/2020 với sự tham gia của một số doanh nghiệp cho vay có uy tín cao, bao gồm PayJoy ở Mexico, QuickCheck ở Nigeria, v.v. Tất cả họ đều có nhiều năm hoạt động và đang tìm cách phát triển với sự trợ giúp của tiền mã hóa.
Hiện tại, vì hoạt động dưới dạng tín chấp, Goldfinch chỉ giới hạn khách hàng của mình, tức bên vay (Borrower) là những tổ chức tín dụng trong tài chính truyền thống. Nói một cách dễ hiểu hơn, nhu cầu về vốn của các tổ chức tín dụng truyền thống (Ngân hàng, các bên cho vay tín chấp…) là rất lớn, trong khi tài sản thế chấp của họ có hạn. Để mở rộng thị trường và khách hàng, họ có thể vay tài sản crypto (USDC) sau đó quy đổi ra fiat trên thị trường truyền thống và cho vay lại.
Bằng cách kết hợp nguyên tắc tin cậy thông qua sự đồng thuận, Goldfinch tạo ra một cách để người đi vay thể hiện mức độ đáng tin cậy dựa trên đánh giá tập thể của những người tham gia khác, thay vì phải deploy tài sản thế chấp quá mức.
– Ví dụ: Đối với mỗi 1,00 đô la mà ai đó vay trên các nền tảng L&B này ngày nay, thì họ phải trả xấp xỉ 1,50 đô la được xem như tài sản thế chấp cho một tài sản khác mà họ đang sở hữu.
Hiện tại, tất cả các khoản vay trên Goldfinch đều được thế chấp hoàn toàn bằng tài sản ngoài chuỗi và là cầu nối cho những đối tượng đi vay trong thế giới web2 đến với crypto.
Các bên tham gia trong giao thức
- Giao thức Goldfinch có 3 vai trò chính: Nhà đầu tư, Người vay và Kiểm toán viên
- Từ đó chia ra làm 4 vai trò nhỏ hơn: Nhà đầu tư, Người vay, Kiểm toán viên, liquidity provider.
Chức năng của các vai trò trong giao thức
- Investors: Các nhà đầu tư là những người tham gia cung cấp USDC cho giao thức cho người vay sử dụng. Có hai cách để trở thành Nhà đầu tư trên Goldfinch với tư cách là backer hoặc liquidity provider.
- Borrower: Người cho vay, tìm kiếm các nguồn vốn và mở ra các “Borrower Pool” cho các Backer tham gia.
- Liquidity Provider: Người cung cấp vốn cho các Senior Pool để thu lại một phần lợi nhuận thụ động
- Auditer (kiểm toán viên): Kiểm toán viên bỏ phiếu để phê duyệt Bên vay, điều này là bắt buộc trước khi họ có thể vay. Các Kiểm toán viên được lựa chọn ngẫu nhiên bởi giao thức và được human-level check để chống gian lận. chống lại hoạt động gian lận.
Cách Goldfinch hoạt động
Các thành phần tham gia vào giao thức bao gồm: Bên vay (Borrower), Bên cung cấp vốn (Backer và Liquidity Provider), Người kiểm duyệt (Auditor). Để hiểu được vai trò của từng thành phần, mình sẽ giải thích sâu hơn về cách Goldfinch vận hành.
Đầu tiên, các Auditor sẽ chịu trách nhiệm kiểm tra uy tín, lịch sử tín dụng của Borrower, sau đó phê duyệt nếu họ đủ yêu cầu. Auditor sẽ phải thế chấp một lượng GFI nhất định để đảm bảo tính chính xác trong việc phê duyệt (nếu vi phạm sẽ bị phạt một phần hoặc toàn bộ GFI đã đặt cọc). Sau khi bỏ phiếu xong, Auditor sẽ được thưởng một phần GFI (do bên vay chi trả).
Borrower sẽ thiết lập các Borrower Pool, trong đó gồm các tham số như tổng số tiền sẽ vay, lãi suất, thời hạn trả, thời hạn thanh toán, phí trả chậm…
Để Borrower Pool hoạt động tốt và ổn định, thu hút được dòng vốn thì các điều kiện nói trên cần hợp lí, cân bằng giữa bên vay và bên cho vay. Đồng nghĩa với việc, người tạo lập pool cần có trách nhiệm trong việc thiết lập pool. Thông thường, bên vay sẽ chọn ra một số người tạo lập pool. Những người này sẽ nhận thêm phần thưởng (được gọi là phí khởi tạo).
Sau khi các Borrower Pool được đề xuất, các Investor có thể cung cấp vốn cho Pool này thông qua 2 cách:
- Cung cấp trực tiếp với tư cách là Backer
- Cung cấp gián tiếp thông qua giao thức (tự động phân bổ vốn), với tư cách là Liquidity Provider.
Vậy 2 vai trò trên có gì khác nhau? Để phân cấp rủi ro, Goldfinch đã tạo ra 2 vai trò nói trên. Backer chính là những người tự đưa ra quyết định cho vay sau khi đánh giá Borrower Pool. Sau khi đã chọn được Borrower Pool, người đi vay có thể trả nợ trực tiếp qua Pool này. Backer là người chịu rủi ro lớn nhất khi trực tiếp rót vốn vào Junior Tranche, vì vậy, họ sẽ được hưởng lợi nhuận cao hơn. Khi càng nhiều Backer ủng hộ một Borrower Pool, Pool đó có độ uy tín cao hơn. Lúc này, nguồn vốn của Liquidity Provider lúc này mới phân bổ nhiều hơn về Pool đó. Như vậy, Liquidity Provider chịu rủi ro thấp hơn (Senior Tranche). Vì khi người vay trả nợ, số tiền sẽ được thanh toán cho Senior Tranche trước, sau đó mới đến Junior Tranche (rủi ro cao hơn).
Cơ chế chống gian lận của Goldfinch
Là một giao thức cho vay tín chấp, sẽ rất rủi ro về việc bị các Borrower lừa đảo sau đó “biến mất” và không trả nợ. Lường trước được nguy cơ này, Goldfinch đã đặt ra một cơ chế chống gian lận với nhiều biện pháp:
Đầu tiên, những Borrower trên Goldfinch đều là các quỹ, công ty hoặc cá nhân có thực, được xác minh danh tính. Điều này góp phần hạn chế nguy cơ lừa đảo từ các nhóm người ẩn danh.
Tiếp theo, danh tính của các Borrower này cũng như uy tín, lịch sử tín dụng của họ sẽ được các Auditor đánh giá trước khi chấp thuận việc tham gia cho vay. Các Auditor sẽ được chọn ngẫu nhiên (1 lần đánh giá gồm 9 auditor) để tránh việc thông đồng giữa các auditor. Số phiếu đồng ý phải từ 6 phiếu trở lên và số phiếu phản đối không quá 1 phiếu thì Borrower mới được tham gia vay vốn trên Goldfinch. Các auditor sẽ phải khóa một lượng GFI nhất định để đảm bảo sự trách nhiệm của họ đối với giao thức. Đổi lại, họ cũng sẽ nhận được phần thưởng từ Goldfinch nếu việc xác thực, kiểm tra này đạt hiệu quả.
Ngoài ra, với cơ chế phi tập trung của mình, Goldfinch cho phép mỗi Backer tự bản thân trở thành một người phân tích rủi ro. Backer có quyền cung cấp vốn cho Pool nào họ cảm thấy tốt và bỏ qua những Pool rủi ro. Các Backer hoặc Auditor có thể tương tác với Borrower qua nhiều cách, trong đó có cả AMA lẫn các cuộc trao đổi trực tiếp.
Nguyên tắc tin cậy thông qua sự đồng thuận
Để xác định cách phân bổ vốn từ Senior Pool, giao thức sử dụng nguyên tắc “tin tưởng thông qua sự đồng thuận”. Điều này có nghĩa là mặc dù giao thức không tin tưởng bất kỳ Backer hoặc Kiểm toán viên riêng lẻ nào, nhưng nó tin tưởng vào các hành động tập thể của nhiều người trong số họ.
Trong trường hợp nhiều Backer cung cấp thanh khoản nhiều cho 1 Borrower Pool. Cần đảm bảo những Backers được đại diện bởi những người khác nhau. Do đó, tất cả Người cung cấp thanh khoản, Người vay và Người kiểm tra đều yêu cầu “kiểm tra là một người duy nhất, không trùng lặp”.
Công nghệ
Tất cả mã liên quan đến giao thức Goldfinch hiện là mã nguồn mở hoàn toàn, bao gồm cả giao diện người dùng.
Giao thức Goldfinch hoạt động bằng cách mở rộng hạn mức tín dụng cho các doanh nghiệp đi vay. Các doanh nghiệp này sử dụng hạn mức tín dụng của họ để rút bớt stablecoin từ Pool, sau đó họ đổi lấy fiat và triển khai nó tại thị trường địa phương của họ. Theo cách này, giao thức cung cấp tiện ích của tiền mã hóa – cụ thể là khả năng tiếp cận vốn trên toàn cầu, trong khi vẫn để nguồn gốc khoản vay thực tế và phục vụ cho các doanh nghiệp được trang bị tốt nhất để xử lý.
Về phía nhà đầu tư, chủ sở hữu tiền mã hóa có thể gửi tiền vào Pool để kiếm lợi nhuận. Khi các doanh nghiệp cho vay thực hiện thanh toán lãi suất của họ trở lại giao thức, chúng ngay lập tức được giải ngân cho tất cả các nhà đầu tư.
Tokenomics
Goldfinch có 2 loại token là GFI và FIDU, trong đó GFI là native token.
FIDU là token đại diện cho khoản tiền gửi của Liquidity Provider vào nhóm Senior Tranche. Khi các Liquidity Provider sẽ nhận được một lượng FIDU khi cung cấp tiền (USDC) cho Senior Tranche. FIDU có thể được quy đổi thành USDC trong Goldfinch với tỷ giá hối đoái dựa trên giá trị tài sản ròng của Senior Pool, trừ đi 0,5% phí rút tiền (giao dịch được xử lí trong 2 tuần)
Ngoài ra đồng FIDU còn có tiện ích khi staking cặp FIDU/USDC , người dùng sẽ được nhận native Token GFI (người dùng có thế rút bất cứ khi nào họ muốn, nếu rút sau 3 tháng, mất 75% phần thưởng, nếu rút sau 6 tháng, họ mất 50% phần thưởng, nếu rút sau 12 tháng sẽ ko bị mất phần thưởng).
GFI là token gốc của Goldfinch, MarketCap hiện tại 26.508.514$USD, tổng cung là 114.285.714 token. Hiện đã có hơn 39.632.401 token lưu hành trên thị trường (theo dữ liệu của Coinkecgo – Ngày 9/2/2023).
Tính năng
- Quản trị: GFI hodler có quyền tham gia quản trị dự án.
- Incentives: GFI sẽ được phân bổ cho những người tham gia cung cấp thanh khoản.
- Thưởng thêm cho các Backer, Auditor
- Staking: gồm backer staking & auditor staking. Cụ thể: Backer có thể staking GFI để báo hiệu sự ủng hộ của mình cho một Borrow Pool nhất định, Auditor sẽ cần staking GFI để đảm bảo trách nhiệm trong quá trình phê duyệt người vay.
- Grants: GFI có thể được dùng để tài trợ cho các ý tưởng hoặc đóng góp có ý nghĩa (do cộng đồng biểu quyết).
Phân bổ Token
Early Supporters: 21,6% được phân bổ cho một nhóm gồm hơn 60 người đã đầu tư 37 triệu USD để giúp xây dựng giao thức. Số token này sẽ bị khóa trong 6 tháng đầu, hạn chế chuyển nhượng trong 12 tháng và mở khóa dần trong 3 năm.
Early & Future Team: 28,4% được phân bổ cho nhóm Goldfinch ban đầu gồm hơn 25 nhân viên, cố vấn… Nhóm này sẽ bị khóa 4 hoặc 6 năm (với những người làm full-time) và 3 năm (với người làm part-time). Tất cả đều khóa trong 6 tháng đầu rồi mới trả dần, hạn chế chuyển nhượng trong 12 tháng.
Đội ngũ phát triển
Andrew Huelsenbeck – Head of Operations
- Trước đây là giám đốc điều hành toàn cầu tại Branch International.
- 8 năm kinh nghiệm với tư cách là nhà lãnh đạo hoạt động trong các công ty khởi nghiệp công nghệ toàn cầu có tốc độ tăng trưởng cao.
- Tốt nghiệp cử nhân triết học tại Đại học Princeton.
Blake West – Đồng sáng lập, CTO
- Trước đây là kỹ sư cao cấp tại Coinbase, nhân viên đầu tiên tại Hint Health.
- Hơn 4 năm kinh nghiệm làm về kỹ sư phần mềm.
- Tốt nghiệp trường Wharton, ngôi trường đại học dạy kinh doanh đầu tiên trên thế giới.
Rennick Palley – Thành viên nhóm sáng lập
- Là người sáng lập, giám đốc đầu tư tại Stratos Technologies.
- Có kỹ năng về phân tích mô hình tài chính, Java… và có khả năng lãnh đạo.
- Tốt nghiệp thạc sĩ Tài chính định lượng Viện Công nghệ Massachusetts.
Ian Hinsdale – Kỹ sư cao cấp
- Trước đây là người sáng lập tại Giraf.
- Hơn 2 năm kinh nghiệm làm kỹ sư phần mềm.
- Tốt nghiệp cử nhân kinh tế trường Đại học Georgetown University.
Obinna Okwodu – Giám đốc tín dụng
- Trước đây là đồng sáng lập và CEO tại Fiber, ngân hàng đầu tư tại Morgan Stanley.
- Hơn 3 năm kinh nghiệm làm về tài chính tín dụng.
- Tốt nghiệp cử nhân khoa học Viện Công nghệ Massachusetts.
Kiểm toán
Giao thức Goldfinch hợp tác với Nexus Mutual để cung cấp bảo hiểm hợp đồng thông minh cho LP Pool cao cấp và backers.
Bảo mật là ưu tiên hàng đầu của cộng đồng Goldfinch. Trước đây, giao thức Goldfinch đã được kiểm toán bởi Certik. Goldfinch hiện đang làm việc với cả Certik và Trail of Bits để kiểm tra và gần đây đã thông báo về việc khởi chạy chương trình Bug Bounty sẽ hợp tác với Immune.fi. Mối quan hệ đối tác mới với Nexus Mutual sẽ cung cấp một lớp bảo mật bổ sung cho providers và backers tính thanh khoản trong giao thức.
Tài chính, Nhà đầu tư và Advisors
Goldfinch đã gọi vốn được 25 triệu đô la trong seria A và trong vòng seed Goldfinch Finance đã huy động được 11 triệu đô la do A16Z dẫn đầu, cùng với một số nhà đầu tư mới bao gồm Mercy Corps Ventures , A Capital , SV Angel , Access Ventures , Divergence Ventures , Defi Alliance , Draft Ventures , Balaji Srinivasan , Wale Ayeni , Ryan Selkis , Jason Choi , Josh Hannah , Lisa Cuesta , Viktor Bunin và những người khác.
Tổng kết
Có thể nói Giao thức Goldfinch là cầu nối giữa thị trường Crypto và thị trường truyền thống. Tuy vẫn còn một vài nhược điểm như Usecase của Native Token chưa được đánh giá cao nhưng với cách vận hành mô hình như hiện tại, đây có thể xem là một trong những dự án đầu tiên giúp luân chuyển dòng tiền từ thị trường truyền thống vào thị trường tiền mã hóa. Ngoài ra, dự án còn được nhiều quỹ lớn ủng hộ và đang vận hành, xây dựng ổn định. Với đà phát triển hiện tại, dự án tiếp tục cải thiện những thiếu sót thì mình nghĩ đây cũng sẽ là một cơ hội để anh em có thể nghiên cứu, nắm bắt.