Tổng quan

Sau khi Ethereum chuyển từ PoW sang PoS, các miner được thay thế bằng các validator với staking thanh khoản phi tập trung, nghe có vẻ tuyệt vời trên lý thuyết, nhưng trên thực tế, thị trường luôn ưu tiên các dịch vụ tập trung. Điều này là do các nhà cung cấp staking tập trung có thể thu hút nhiều thanh khoản hơn bằng cách cung cấp cho những người staking mức lợi nhuận cao hơn so với các đối thủ phi tập trung của họ.

Ví dụ: Một nhà điều hành Node có 1024 ETH có thể vận hành nhiều validator hơn 32 lần so với một nhà điều hành Node có 32 ETH khi staking một mình trong khi vẫn trả cùng một chi phí phần cứng.

Đối với một giao thức staking thanh khoản phi tập trung, việc chạy nhiều trình xác thực như vậy đòi hỏi người vận hành phải có hàng chục nghìn ETH. Chính vì vậy, Puffer Finance giải quyết vấn đề này bằng cách trao quyền cho những validator phi tập trung với phần thưởng cao hơn, đồng thời giảm rào cản tiếp cận với các nhà đầu tư xoay quanh hệ sinh thái của ETH.

Mô hình kinh doanh

Mô hình hoạt động của Puffer Protocol (ảnh: Puffer Protocol)
Mô hình hoạt động của Puffer Protocol (ảnh: Puffer Protocol)

Puffer Finance là một giao thức liquid restaking phi tập trung được xây dựng trên Eigen Layer, một lớp blockchain chuyên biệt được tối ưu hóa cho các hoạt động staking. Puffer Finance được xây dựng để cải thiện cơ chế staking truyền thống và phần thưởng của Proof of Stake của Ethereum.

Là một giao thức restaking thanh khoản gốc (nLRP – native liquid restaking protocol):

  • Native (gốc) có nghĩa là Puffer chỉ sử dụng ETH gốc.
  • Liquid đề cập đến cơ chế liquid staking cung cấp cho người dùng các token staking thanh khoản (LST). Nó cho phép người dùng cung cấp thanh khoản và staking ETH của họ để mua pufETH, token restaking thanh khoản của Puffer, đồng thời cung cấp bảo mật cho blockchain PoS. Điều này mang đến cơ hội staking trong khi vẫn có thể sử dụng trong các ứng dụng DeFi khác.
  • Restaking đề cập đến cơ chế restaking thanh khoản cho phép ETH được gửi trên Puffer lại có thể được sử dụng làm tài sản thế chấp cho các dịch vụ trên EigenLayer.

Nói cách khác, cơ chế restaking thanh khoản gốc của Puffer cho phép validator sử dụng ETH đã staking của họ trong các hoạt động khác trong khi vẫn duy trì trạng thái xác thực và tạo ra lợi nhuận. Điều này giúp tăng hiệu quả vốn và đảm bảo rằng tài sản của người xác thực được sử dụng đầy đủ, góp phần tạo nên hệ sinh thái staking mạnh mẽ hơn.

Blockchain Ethereum yêu cầu validator phải staking 32 ETH để được hưởng các lợi ích của validator. Puffer Finance bỏ qua hạn chế này, cho phép người dùng trở thành người xác thực bằng cách chỉ staking 2 ETH. Càng nhiều người dùng tham gia, mạng lưới sẽ càng phi tập trung.

Điều này được thực hiện bằng công nghệ anti-slashing, secure signer và các thành phần RAVe của cơ sở hạ tầng. Dự án nhằm mục đích giúp staking tại nhà dễ tiếp cận và an toàn hơn cho những người tham gia cá nhân không đủ khả năng chi trả 32 ETH.

Công nghệ Secure-Signer

Puffer finance Secure-Signer
Hoạt động của Secure-Signer trong Puffer Finance (ảnh: Puffer Finance)

Một thành phần cốt lõi của dự án Puffer là secure-signer. Đây là công cụ cho phép các validator trên PoS của Ethereum ký hợp đồng từ xa, bảo vệ họ khỏi các hành vi phạm tội có thể bị phạt (slash).

Một hình phạt khác mà validator phải đối mặt là hành vi không đúng hoặc ký kép. Secure-signer giải quyết vấn đề này bằng cách thực thi các biện pháp kiểm tra để ngăn chặn ký kép, duy trì cơ sở dữ liệu được bảo vệ toàn vẹn của các khối đã ký trước đó và giữ các khóa ở trạng thái nghỉ cho đến khi thực hiện thao tác ký tiếp theo.

Công nghệ RAVe (Remote Attestation Verification) 

RAVe là thành phần thứ hai của khoản tài trợ mà Ethereum Foundation dành cho Puffer. Bộ hợp đồng thông minh thiết yếu này cho phép các enclave (vùng bảo mật) giao tiếp với blockchain một cách an toàn và giúp giao thức Puffer không cần cấp phép (permissionless). RAVe cho phép các trường hợp sử dụng hoàn toàn mới mà trước đây không thể thực hiện được. 

Các Node muốn tham gia Puffer Pool sẽ sử dụng RAVe để chứng minh rằng chúng đang chạy vùng bảo mật secure-signer. Trong quá trình nhập vào pool, vùng bảo mật secure-signer của Node sẽ tạo ra bằng chứng RA, bao gồm khóa công khai của validator. RAVe xác minh báo cáo này và trích xuất khóa mà nó ghi lại trên blockchain làm bằng chứng. Quá trình này đảm bảo khóa được tạo trong vùng an toàn, giảm thiểu rủi ro rò rỉ.

Công nghệ Anti-slashing

Tài sản của validator được bảo vệ thông qua cơ chế bảo vệ cắt giảm (slashing) sáng tạo của Puffer. Bằng cách tận dụng hỗ trợ phần cứng anti-slashing và các giao thức bảo mật mạnh mẽ, Puffer giảm thiểu khả năng validator bị cắt giảm vì hành vi độc hại hoặc lỗi vận hành.

Ngoài ra, Puffer cung cấp cho validator quyền tự chủ đối với các chiến lược MEV (Maximal Extractable Value) của họ, cho phép họ tối ưu hóa phần thưởng trong khi vẫn duy trì tính bảo mật và tính toàn vẹn.

Validator Tickets và phần thưởng nâng cao

Puffer Finance giới thiệu khái niệm Validator Ticket (vé xác thực), đảm bảo phần thưởng cho người staking bất kể hiệu suất của validator. Cách tiếp cận sáng tạo này đảm bảo phần thưởng nhất quán cho người staking và khuyến khích sự tham gia sớm vào giao thức. Hơn nữa, tích hợp của Puffer với Eigenlayer tăng cường phần thưởng cho validator, cung cấp thêm các ưu đãi cho sự tham gia và đóng góp.

Staker và NoOps

Puffer Flywheel
Flywheel của Puffer Finance (ảnh: Puffer Finance)

Staker và NoOps cùng nhau tạo ra hiệu ứng bánh đà cho phép Puffer vượt xa sự phát triển của các giao thức liquid staking truyền thống. Tuy nhiên, để đảm bảo rằng Puffer không bao giờ trở thành mối đe dọa đối với tính trung lập đáng tin cậy của Ethereum, ngưỡng giới hạn Puffer ở mức 22% của validator.

Giao thức được điều khiển bởi Stakers và Node Operators (NoOps):

  • NoOps có thể tham gia bất kỳ mô-đun Puffer nào bằng cách khóa Validator Ticket và 1 ETH làm tài sản thế chấp. Đổi lại, họ có thể vận hành trình xác thực 32 ETH và giữ 100% phần thưởng PoS cho đến khi hết Validator Ticket. NoOps có thể tăng phần thưởng của họ bằng cách tham gia các mô-đun restaking và ủy quyền ETH của validator cho nhà điều hành restaking để đổi lấy hoa hồng phần thưởng restaking.
  • Người staker có thể gửi bất kỳ số lượng ETH nào để giúp tài trợ cho trình xác thực 32 ETH NoOp được kiểm soát của giao thức. Đổi lại, họ nhận được token pufETH (native Liquid Restaking Token – nLRT), token này sẽ tăng giá trị khi giao thức tạo ra Validator Ticket và nhận phần thưởng restaking.

UniFi

Gần đây, Puffer đang phát triển UniFi, một Based Rollup được thiết kế để hợp lý hóa các giải pháp L2 của Ethereum, giải quyết các thách thức của sự phân mảnh bằng cách tăng cường luồng giá trị trở lại Lớp 1 và đảm bảo sequencer trình tự giao dịch trung lập đáng tin cậy. Nền tảng này được thiết kế để chuyển đổi hệ sinh thái Ethereum bằng cách cho phép khả năng tương tác, giúp giao dịch nhanh hơn, an toàn hơn và mang lại trải nghiệm người dùng tổng thể tốt hơn.

Puffer UniFi
Mô hình layer 2 rollup – Puffer UniFi (ảnh: Puffer Finance)

Puffer UniFi mang lại nhiều giá trị cho hệ sinh thái Puffer:

  • Native Yield và giao dịch không phí gas: Bằng cách tạo ra native yield thông qua pufETH, Liquid Restaking Token của Puffer, UniFi cho phép giao dịch không gas trên các chuỗi app-chain. Phí gas có thể được trợ cấp bằng native yield được tạo ra từ các hoạt động của mạng và được chia sẻ giữa các bên liên quan.
  • Bảo mật nâng cao và giảm độ phức tạp: Tận dụng validator của Ethereum để sắp xếp theo trình tự, UniFi thừa hưởng tính bảo mật và phân cấp mạnh mẽ, giảm các điểm lỗi tiềm ẩn và đơn giản hóa cấu trúc mạng.
  • unifiETH là Token Gas: Bổ sung cho pufETH, unifiETH đóng vai trò là token gas trong hệ sinh thái UniFi. Nó được thiết kế để tạo ra phần thưởng thông qua các chiến lược market-risk-free do DAO đặt ra.
  • Tích hợp chuỗi Based App-Chain: UniFi trao quyền cho các dApp để khởi chạy chuỗi App-Chain dựa trên nền tảng của riêng họ, cho phép họ nắm bắt các lợi ích kinh tế trực tiếp. Mỗi chuỗi App-Chain đều có khả năng tương tác, kế thừa tính bảo mật và phi tập trung của Ethereum và góp phần vào tính bền vững lâu dài.

Đội ngũ dự án

Amir Forouzani là co-founder & CEO của Puffer Finance, trước đây là cộng sự nghiên cứu tại Viện Vật lý hạt Santa Cruz. Ông tốt nghiệp Đại học Nam California.

Jason Vranek là co-founder & CTO của Puffer Finance, trước đây là kỹ sư nghiên cứu tại Chainlink Labs. Ông tốt nghiệp Đại học California, Santa Cruz.

Puffer Finance Team
CEO Amir Forouzani (trái) và CTO Jason Vranek (phải)

Advisors của Puffer Finance là những cá nhân xuất sắc từ các dự án lớn như Justin Drake (Core Researcher của Ethereum Foundation), Michael Egorov (Founder của Curve)…

Puffer Finance Advisors
Các cố vấn của dự án Puffer Finance (ảnh: Puffer Finance)

Định hướng phát triển

Puffer Finance Roadmap
Roadmap của Puffer Finance (ảnh: Puffer Finance)

Tháng 5/2024, sau khi chạy mainnet thành công, Puffer Finance đang hướng tới phát triển Puffer V2.

Đồng thời Puffer cũng đang tập trung nghiên cứu và phát triển UniFi, nhằm mang lại sự liền mạch cho Lớp 1 Ethereum, cho phép khả năng tương tác, giúp giao dịch nhanh hơn, an toàn hơn và mang lại trải nghiệm người dùng tổng thể tốt hơn.

Đối thủ cạnh tranh

Một số đối thủ cạnh tranh của Puffer Finance liên quan đến Liquid restaking như Ether.fi, Renzo, Kelp DAO,…

Thực tế đạt được

Dự án Puffer Finance được ra mắt vào năm 2022 với vòng gọi vốn seed round trị giá 650k USD do Jump Capital là nhà đầu tư chính.

Đến ngày 1/11/2022, dự án Puffer Finance đã giành được khoản tài trợ do Quỹ Ethereum cấp trị giá 120k USD.

Vòng gọi vốn seed round tiếp theo được tiến hành vào ngày 9/8/2023, đã huy động được 5,5M USD từ các nhà đầu tư do Lemniscap và Faction dẫn đầu, cùng với những người tham gia khác như Animoca Brands, SNZ Holding và Brevan Howard Digital.

Ngày 30/1/2024, Puffer Finance nhận được đầu tư từ Binance Lab nhưng không tiết lộ số tiền đầu tư.

Ngày 16/4/2024, Puffer Finance thông báo huy động thành công 18M USD vòng Series A từ các nhà đầu tư như Electric Capital, Brevan Howard Digital, Coinbase Ventures, Consensys, Anomoca Brands…

Puffer Finance cũng nhận được sự ủng hộ của các nhà đầu tư thiên thần như Sandeep Nailwal (Cofounder của Polygon), Sreeram Kannan (Founder của EigenLayer), John Zettler (Staking Product Lead của Coinbase), Anton Buenavista (Founder của Pendle), cùng rất nhiều core person các dự án khác.

Puffer finance backers
Các nhà đầu tư của Puffer Finance (ảnh: Puffer Finance)

Dự án Puffer Finance đã thu hút TVL hơn 1.5 tỷ USD từ người dùng để trở thành giao thức phi tập trung lớn thứ ba sau Ether.Fi và Renzo, theo DeFiLlama.

Puffer Finance TVL
TVL của Puffer Finance (ảnh: Puffer Finance)

Tokenomic

Đang cập nhật…

Mua token Puffer ở đâu?

Tại thời điểm viết bài, token của Puffer vẫn chưa được ra mắt và chưa được niêm yết trên bất sàn giao dịch nào.

Kết luận

Sứ mệnh của Puffer là thiết lập một tiêu chuẩn mới cho các hoạt động xác thực an toàn, tập trung vào việc duy trì tính phi tập trung của Ethereum. Họ đạt được điều này bằng cách triển khai công nghệ anti-slashing để giảm thiểu rủi ro và bằng cách cho phép nhiều loại validator hơn, tăng cường tính đa dạng trong các nhà điều hành node. Giao thức Puffer Finance cung cấp một giải pháp phi tập trung, dễ tiếp cận và sáng tạo cho các validator và người staking Ethereum. Dự án hiện đã mainnet nhưng chưa ra token, đây cũng có thể là một cơ hội để anh em săn airdrop.