Liquidity Restaking Protocol là một khái niệm khá mới vừa xuất hiện trong khoảng thời gian gần đây nhờ sự bùng nổ của EigenLayer. Tuy nhiên, đây không hề là một khái niệm quá xa lạ vì bản chất nó là mô hình cũ của Liquid Staking Derivatives (LSD). Hãy cùng mình tìm hiểu thêm về khái niệm này cùng các dự án tiên phong trong bài viết này nhé!
EigenLayer – chất xúc tác cho Liquid Restaking Derivatives
EigenLayer là dự án đi theo hướng Marketplace Decentralized Trust. Đây không chỉ là một nền tảng, mà còn là một thị trường đầy tiềm năng với khả năng làm giảm đáng kể chi phí ban đầu cho các dự án. Điều này giúp tiết kiệm tài nguyên kinh tế và tập trung toàn tâm toàn ý vào việc phát triển và thúc đẩy dự án.
Cụ thể, EigenLayer cho phép người dùng tái sử dụng lại lượng ETH dưới dạng LSD như rETh, stETH hay fxETH,… để giúp bảo mật mạng lưới khác ví dụ như Actively Validated Services (AVS) hoặc các protocol khác không tự tương thích được với Ethereum. Hệ thống sẽ cho phép các giao thức tận dụng được tính bảo mật của mạng Ethereum, từ đây làm cho chi phí tấn công giao thức tăng lên.
Việc tái stake ETH để secure mạng lưới sẽ giúp bài toán chi phí cơ hội và rủi ro được giải quyết, những nodes này sẽ chấp nhận các hình phạt thêm nếu việc vận hành trên các giao thức khác không đạt hiệu quả khi Restake tài sản trên Eigenlayer. Có thưởng có phạt, đổi lại nếu hoạt động tốt các nodes sẽ được thêm phần yield cho các dịch vụ mà họ chọn.
Theo Binance Research, hiện nay EigenLayer đang thu hút nhiều sự chú ý của dòng tiền lể từ tháng 7 cho đến nay, TVL của dự án đã tăng trưởng từ dưới $50M đến gần $250M chỉ trong vòng chưa đầy 2 tháng.
Liquidity Restaking Protocol (LRP) và Liquidity Restaking Token (LRT)
Với sức hút của Eigenlayer, có thể thấy rằng lượng tiền đem vào Stake tăng trưởng mạnh mẽ. Tuy nhiên, có một trở ngại chính đó là ngươi dùng sẽ bị giam vốn, cụ thể, khi người dùng có stETH stake vào EigenLayer, lượng stETH của họ sẽ bị “giam”. Điều này gây trở ngại về chi phí cơ hội, và khái niệm Liquidity Restaking Protocol (LRP) từ đó ra đời.
Khi người dùng đem các LST của họ stake vào các LRP họ sẽ nhận lại Liquidity Restaking Token (LRT), thực chất mô hình và từ khóa này không hề mới vì mô hình khá tương đồng với các LSD.
Tóm lại, mục đích chính của sự ra đời các LRP nhằm gia tăng thêm rewards cho các ETH Staker (LSD reward và LRD reward).
Mặc dù vậy, sự phát triển và hình thành cũng các LRP cũng tạo nên nhiều rủi ro tiềm ẩn như tính mô hình bền vững khi liên tục lấy những token bảo chứng (LST) stake để lấy ra thêm token bảo chứng (LRT) điều này tạo thêm nhiều lớp chồng chéo lên nhau.
Hoặc các rủi ro về lổ hỏng trong Smart Contract khi lượng ETH thực thụ nằm trong các giao thức để mint ra token bảo chứng, điều này không khác gì các casestudy về các cầu nối cross-chain theo mô hình Lock-Mint-Burn bị hack. Điển hình nhất là vụ sụp đổ của Multichain khiến các tài sản trên Fantom bị mất peg.
Các dự án tiên phong trong lĩnh vực này
Stader
Stader là một dự án hướng tới xây dựng một nền tảng hợp đồng thông minh chuyên cung cấp các dịch vụ hỗ trợ về staking. Giúp các nhà phát triển ứng dụng bên thứ 3 có thể dễ dàng tiếp cận và tận dụng các công nghệ sẵn có để xây dựng một số giải pháp về farming hay staking trên đó.
Trong ngắn hạn Stader được tạo ra với mục đích là có thể hỗ trợ các delegator có thể thuận tiện tìm kiếm những giải pháp staking và có quyền lựa chọn mức lợi suất tốt nhất dựa trên mức độ rủi ro có mà họ có thể chấp nhận đánh đổi.
Trong tầm nhìn dài hạn hơn Stader tập chung vào mở rộng ứng dụng và tiếp cận các nền tảng bên thứ 3 để họ phát triển và xây dựng chúng trên cơ sở hạ tầng sẵn có của Stader. Hiện tại dự án cũng mở rộng sang mảng LRP để thu hút dòng tiền tham gia vào EigenLayer.
*Đọc thêm Tổng quan dự án Stader tại đây.
AstridFinance
Astrid Finance là dự án làm về Liquid Restaking Pool trên Ethereum. Người dùng gửi LST (stETH hoặc rETH) vào Restaking Pool và nhận lại các Liquid Restaked Tokens (LRT) của Astrid (rstETH hoặc rrETH). Các Pool LSTs được Restake trên EigenLayer và được ủy quyền cho nhiều Operators do Astrid DAO bình chọn. Phần thưởng kiếm được sẽ được compounded (Restake cho EigenLayer) và được phân phối thông qua Balance Rebase.
InceptionLST
InceptionLST là nền tảng Layer 2 restaking cho phép tối ưu nguồn thanh khoản và cung cấp thêm nhiều lợi nhuận hơn cho các tài sản đang stake.
InceptionLST sẽ cho phép người dùng nhận được các Liquid Restaking Tokens (LRT) và cách mạng hóa LSDFi. Dự án cho phép người dùng Restake lại stETH, rETH hoặc cbETH một cách liền mạch, đồng thời mở khóa tính thanh khoản và duy trì khả năng kết hợp Restaked LST của trong DeFi.
Supermetafi
Tương tự như các dự án trên, Supermetafi là dự án làm về mảng LRP, cho phép người dùng có thể dùng các LST của mình stake và nhận lại LRT (reETH). Hiện chưa có quá nhiều thông tin chi tiết về dự án.
RestakeFi
Retake Finance là giao thức đầu tiên triển khai tính năng Modular Liquid Staking cho EigenLayer. Việc tái điều chỉnh cho phép sử dụng LST làm bảo mật nền Cryptoeconomic cho các Actively Validated Services (AVS) trong EigenLayer. Người dùng có thể Restake LST của họ trong EigenLayer thông qua Retake Finance và nhận lại restaked ETH token (rstETH).
Tổng kết
Hầu hết các dự án làm về mảng này vẫn chưa tiến tới Mainnet, mà vẫn đang trong giai đoạn Testnet do đó, các bạn có thể tham gia Testnet thêm để có thêm nhiều cơ hội ăn Airdrop của các dự án này sắp tới nhé!
Ở trên mình đã tổng hợp các thông tin quan trọng về Liquidity Restaking Protocol, các bạn nghĩ sao về Keyword này? Liệu Liquidity Restaking Protocol có phải là một trong những Keyword quan trọng và bùng nổ như các mà LSD đã từng ở quá khứ trong giai đoạn sắp tới? Hãy để lại suy nghĩ của bạn dưới phần bình luận nhé!
Tất cả chỉ vì mục đích thông tin tham khảo, bài viết này hoàn toàn không phải là lời khuyên đầu tư
Hy vọng với những thông tin trên sẽ giúp các bạn có cái nhìn tổng quan về Liquidity Restaking Protocol. Những thông tin về dự án mới nhất sẽ luôn được cập nhật nhanh chóng trên website và các kênh chính thức của GFI Các bạn quan tâm đừng quên tham gia vào nhóm cộng đồng của GFI để cùng thảo luận, trao đổi kiến thức và kinh nghiệm với các thành viên khác nhé.