Tổng quan
Khi bạn vừa tập tành bước chân tham gia vào thị trường tiền mã hoá bạn sẽ thường nghe mọi người nhắc đến thuật ngữ Margin Trading. Tại sao thuật ngữ này lại được nhiều người nhắc đến như vậy? Bởi vì, nhiều người thường nói “Margin Trading là một con đường thể dẫn bạn đến sự giàu có trong một thời gian ngắn, nhưng cũng là con đường nhanh nhất khiến bạn có thể mất tất cả sau một đêm”. Tại sao nhiều người lại nói như vậy? Vậy thực chất Margin Trading là gì? Margin Trading có thật sự mạo hiểm như nhiều người nói hay không? Hãy cùng GFS tìm hiểu ngay bài viết dưới đây nhé!
Margin Trading là gì?
Margin Trading là một hình thức giao dịch ký quỹ, đây và một thuật ngữ chỉ việc giao dịch có sử dụng đòn bẩy tài chính để người dùng có thể giao dịch bằng số tiền mà họ không sở hữu bằng cách tận dụng vị thế của họ để vay thêm tiền từ bên thứ ba cụ thể là từ sàn giao dịch để nâng mức giao dịch và thế chấp bằng chính token mà họ đã mua.
Để có thể giao dịch Margin trên một sàn giao dịch nào đó bạn cần phải có một khoản tiền dùng để ký quỹ (hay còn gọi là thế chấp), so với các tài khoản giao dịch thông thường thì tài khoản ký quỹ sẽ cho phép các nhà giao dịch có thể tiếp cận được với số vốn lớn hơn, đồng thời có thể nâng cao vị thế của mình. Tuỳ vào từng sàn giao dịch mà bạn có thể vay được gấp 3, 5 hay 10 lần thậm chí là hơn so với số tài sản mà bạn ký quỹ rất nhiều lần. Điều mà bạn cần làm là trả một khoản tiền gọi là tiền lãi suất và tất nhiên khoản lãi suất này cũng sẽ tuỳ thuộc vào tài sản mà bạn ký quỹ cũng như tuỳ vào mỗi sàn giao dịch thì sẽ có những mức lãi suất khác nhau.
Ưu và nhược điểm của Margin Trading
Ưu điểm
- Chỉ cần số vốn nhỏ cũng có thể tham gia giao dịch và cũng có được cơ hội kiếm được lợi nhuận giống như những nhà đầu tư có vốn lớn
- Giao dịch có thể mở nhiều vị thế với các khoảng đầu tư nhỏ nên các nhà đầu tư có thể đa dạng hoá các khoản đầu tư
- Với hình thức này các nhà đầu tư có thể tạo ra được lợi nhuận ngay cả khi thị trường có xu hướng downtrend nhờ vào lệnh short
- Nhà đầu tư có thể mở vị thế một cách dễ dàng, nhanh chóng mà không cần phải chuyển tiền vào tài khoản
Nhược điểm
- Lợi nhuận lớn đồng nghĩa với việc rủi ro cao
- Biến động giá tiền mã hoá cũng sẽ ảnh hưởng rất lớn đến lợi nhuận của nhà đầu tư. Nếu giá tiền mã hoá tăng nhà đầu tư sẽ nhận được lợi nhuận nhiều hơn
- Rủi ro từ các nhà đầu tư không có kỹ năng về phân tích thị trường dẫn đến việc dự đoán xu hướng giá tiền mã hoá không chính xác, đồng thời các nhà đầu tư sử dụng đòn bẩy có tỷ lệ cao. Khi thị trường đi ngược lại với dự đoán, các nhà đầu tư sẽ bị thua lỗ nhiều hơn.
- Yêu cầu nhiều kỹ thuật tinh vi, nhiều kinh nghiệm, nếu không có thể bị cháy tài khoản
- Khi thị trường đi ngược lại với dự đoán của nhà đầu tư mà số dư trong tài khoản ký quỹ không đủ để duy trì vị thế, nhà đầu tư có thể sẽ bị buộc phải thanh lý lệnh của mình điều đó đồng nghĩa với việc khoản tiền ký quỹ ban đầu của nhà đầu tư cũng sẽ bị mất
- Lợi nhuận nhận được lớn sẽ khiến nhà đầu tư khó kiểm soát được lòng tham và tâm lý của mình
- Vào lệnh không cẩn thận, nhận định sai, sử dụng đòn bẩy quá lớn dẫn đến mất trắng tài khoản và để lại một số nợ khổng lồ cho nhà đầu tư
- Đối việc hold coin thông thường khi giá thị trường giảm thì số lượng coin của bạn vẫn bảo tồn được số lượng, còn đối với hình thức Margin Trading nếu giá thị trường giảm bạn có thể sẽ bị mất luôn số coin của mình
Đây là hình thức đầu tư khá mạo hiểm vì vậy bạn phải thật cân nhắc khi sử dụng hình thức đầu tư này. Đặc biệt, nếu bạn chưa có kinh nghiệm đầu tư tốt mà vẫn muốn tham gia thì bạn nên cân nhắc đầu tư ở một mức nhất định, để tránh việc bạn thua lỗ quá nhiều sàn giao dịch sẽ thanh lý tài khoản của bạn đồng nghĩa việc mất trắng hay còn gọi là cháy tài khoản
Một số thuật ngữ cơ bản trong Margin Trading
Để có thể hiểu rõ hơn về Margin Trading bạn cần phải nắm rõ một số thuật ngữ cơ bản được sử dụng trong hình thức này:
- Exchange Account: Tài sản giao dịch thông thường.
- Lending Account (Tài khoản cho vay): Tài khoản lưu trữ số tiền mà bạn cho người khác vay, bạn có thể thu lãi từ tài khoản này.
- Position (Vị thế/Lệnh) – Trong Margin Trading sẽ bao gồm 2 Position
- Long Position (Vị thế mua): Vị thế này sẽ được mở khi bạn dự đoán giá tiền mã hoá sẽ tăng và bạn sẽ kiếm được lợi nhuận nếu bạn dự đoán đúng.
- Short Position (Vị thế bán): Vị thế này sẽ ngược lại so với Long Position, nếu bạn dự đoán tương lai giá. của một đồng coin nào đó giảm thì bạn sẽ đặt lệnh Short Position. Nếu bạn dự đoán đùng bạn sẽ nhận được lợi nhuận.
- Margin Account (Tài khoản ký quỹ): Số tài sản mà sàn sẽ tạm giữ khi bạn đặt Position, số tiền này nhiều hay ít sẽ tuỳ thuộc vào hạn mức đòn bẩy mà bạn chọn.
- Leverage (Đòn bẩy): Khi sử dụng đòn bẩy bạn có thể giao dịch với số tiền gấp x lần so với số vốn mà bạn đang có.
- Initial Margin (Mức ký quỹ ban đầu): Số tiền tối thiểu ban đầu bạn cần ký quỹ để mở một vị thế.
- Maintenance Margin (Mức ký quỹ duy trì): Số tiền mà bạn cần giữ trong tài khoản của mình để duy trì vị thế nếu bạn không muốn bị thanh lý tài khoản.
- Liquidation (Thanh lý tài khoản/Cháy tài khoản): Điều này xảy ra khi số tiền lỗ vượt quá hạn mức cho phép.
- Liquidation Price (Giá thanh lý): Đây là mức giá thanh lý mà khi giá coin vượt qua mức giá này, thì hệ thống của sàn sẽ thanh lý hết số coin của bạn vào lệnh đó ngay lập tức
- Maintenance Balance: % tổng số tài sản bắt buộc để không bị thanh lý tài khoản. Số tiền còn lại của lệnh đó phải cao hơn giá trị % của Maintenance.
- Required Equity: Là giá trị tài khoản còn lại để tài khoản không bị thanh lý, tương tự như Maintenance Balance nhưng được quy đổi ra USD/BTC thay vì đơn vị %.
- Magin Call: Đây là thông báo khi tài khoản của bạn gần đến mức thanh lý, sẽ có có thông báo gửi về cho bạn thông qua tin nhắn hoặc email, nhằm nhắc nhở bạn đưa ra quyết định cắt lỗ hoặc chuyển thêm tiền để duy trì vị thế.
- Base Price: Giá vào lệnh, giúp bạn ước tính được điểm hoà vốn thanh lý tài khoản.
- Funding Cost: Phí mà bạn phải trả trong quá trình vay.
- Total Borrowed Value: Tổng giá trị tài sản mà bạn đã vay.
Một số sàn giao dịch cung cấp dịch vụ Margin Trading
- Binance: Sàn giao dịch tiền mã hoá lớn nhất trên thế giới tính tới thời điểm hiện tại, vào tháng 07/2019 Binance đã ra mắt nền tảng giao dịch ký quỹ (Margin Trading). Binance hiện là sàn giao dịch tiền mã hoá uy tín tại Việt Nam, với khối lượng giao ngay lớn nhất trên thế giới.
- Bitmex: Đây là một trong những sàn giao dịch phái sinh tiền mã hoá lớn nhất trên thế giới tính theo khối lượng giao dịch. Bitmex còn được biết đến là một trong những sàn giao dịch ký quỹ hàng đầu trong lĩnh vực tiền mã hoá, với ưu điểm nổi bật phí giao dịch thấp và hỗ trợ đòn bẩy lên đến x100. Tuy nhiên, sàn vẫn còn có một số hạn chế là chỉ dành cho những nhà giao dịch chuyên nghiệp, không hỗ trợ giao dịch bằng USDT, không có app điện thoại và vẫn chưa hỗ trợ Tiếng Việt.
- Bitfinex: Đây là một trong những nền tảng giao dịch Bitcoin có thanh khoản lớn nhất thế giới. Với một số ưu điểm nổi bật như sàn cung cấp giao dịch ký quỹ với mức đòn bẩy 3,3x, với mức phí giao dịch thấp, giao diện đơn giản, dễ dàng cho các nhà giao dịch mới tham gia.
- Poloniex: Đây là sàn giao dịch ký quỹ lâu đời nhất, hỗ trợ mức đòn bẩy tối đa 2,5x. Tuy nhiên, ở sàn này có một số điểm hạn chế có thể gây trở ngại cho nhà đầu tư như có tính thanh khoản kém, phí giao dịch cao, sàn không có hỗ trợ nạp tiền bằng giao dịch chuyển tiền của ngân hàng hay qua thẻ. Điều đó đã khiến cho sàn này không được ưa chuộng nhiều ở Việt Nam.
- Kraken: Đây là một sàn giao dịch tiền mã hoá có trụ sở tại Hoa Kỳ, nhà đầu tư có thể kích hoạt Margin với Bitcoin trên sàn Kraken với mức giao dịch đòn bẩy lên đến 5x, đồng thời sàn cũng cung cấp thời hạn giao dịch ký quỹ đầy đủ 28 ngày. Điều đặc biệt sàn giao dịch này được cung cấp các loại đơn đặt hàng nâng cao như lệnh dừng lỗ và giao dịch tự động.
Margin Trading hoạt động như thế nào?
- Trước khi bắt đầu giao dịch Margin Trading, bạn cần phải cung cấp Initial Margin để có thể mở một vị thế. Mỗi sàn giao dịch sẽ cung cấp các dịch vụ đòn bẩy khác nhau và lợi nhuận mà bạn nhận được cũng phụ thuộc vào các tỷ lệ đòn bẩy mà sàn đưa ra, ngoài ra còn phụ thuộc vào mức đòn bẩy mà bạn đã chọn.
- Một giao dịch Margin Trading sẽ chủ yếu xoay quanh hai lệnh Long và Short. Trong đó, Long là phản ánh giá tài sản tăng, ngược lại Short sẽ phản ánh giá tài sản giảm. Ví dụ, bạn dự đoán giá tài sản có xu hướng tăng bạn nên thiết lập một lênh Long kèm với mức đòn bẩy mà sàn đưa ra, nếu điều đó đi theo đúng với dự đoán của bạn thì tất nhiên bạn sẽ nhận được một khoản lời không nhỏ và khoản lời này sẽ tuỳ thuộc vào mỗi sàn và tỷ lệ đòn bẩy mà bạn chọn.
- Khi thị trường đi ngược lại với dự đoán của bạn, điều đó dẫn đến bạn sẽ bị thua lỗ và số dư trong tài khoản của bạn sẽ không còn đủ để duy trì vị thế của mình, một số sàn giao dịch có thể sẽ yêu cầu bạn tăng lượng tài sản để có thể đảm bảo được vị thế của bạn, tuy nhiên nếu bạn không tăng tài sản theo yêu cầu của sàn thì tài khoản của bạn sẽ bị thanh lý. Và thời gian của quá trình này sẽ diễn ra rất nhanh, nếu giá chạm đến mức Liquidation Price lúc này tài khoản của bạn sẽ bị sàn giao dịch tự động thanh lý điều đó có nghĩa số vốn của bạn đã vay trước đó sẽ bị thu hồi lại và số tiền chênh lệch sẽ được trừ thẳng vào vốn gốc của bạn.
Một số lưu ý khi tham gia Margin Trading
- Bạn cần lưu ý đây là hình thức giao dịch dành cho những nhà đầu tư có kinh nghiệm giao dịch trên thị trường, có chiến lược phân tích thị trường tốt. Những người mới tham gia vào thị trường không nên tham gia hình thức đầu tư này để tránh mất tiền
- Đây là hình thức đầu tư không dành cho những nhà đầu tư dài hạn
- Phải luôn đặt ra cho mình một kế hoạch trước khi tham gia vào lệnh và phải luôn tuân thủ theo kế hoạch đó, tránh bị lòng tham của bản thân dẫn đến việc sử dụng đòn bẩy quá cao
- Chỉ nên tham gia khi thật sự hiểu về hình thức này, đừng nên nghe theo lời kêu gọi của người khác mà tham gia Margin Trading khi chưa có bất kỳ sự hiểu bết nào về hình thức này. Vì dù bạn có lời hay lỗ bạn đều phải chịu một khoản phí
- Không nên bỏ trứng vào một rổ, phân bổ danh mục đầu tư hợp lý
- Không nên vay mượn tiền để tham gia đầu tư
- Nên tìm hiểu về các sàn giao dịch trước khi bạn muốn tham gia
Tổng kết
Bất kỳ hình thức đầu tư nào cũng sẽ tồn tại một số rủi ro nhất định, để có thể hạn chế được một số rủi ro khi đầu tư bạn cần phải thật am hiểu về hình thức đầu tư mà mình tham gia. Margin Trading cũng vậy lợi nhuận cao thì đồng nghĩa với rủi ro cũng cao không kém, hy vọng qua bài viết này sẽ giúp bạn hiểu được phần nào về hình thức Margin Trading và một số lưu ý nhỏ để bạn có thể bảo vệ được tài sản của mình trước những mối nguy hiểm tiềm ẩn.
Hãy cùng tham gia vào kênh cộng đồng của GFS để có thể học hỏi thêm được nhiều kiến thức về thị trường cũng như cập nhật một số tin tức mới nhất về thị trường blockchain nhé!
Các kênh cộng đồng chính thức của GFS Blockchain:
- Nhóm Telegram của GFS Blockchain -> Click tại đây
- Nhóm Facebook của GFS Blockchain -> Click tại đây
- Kênh thông tin Telegram của GFS Blockchain -> Click tại đây
- Kênh Youtube của GFS Blockchain -> Click tại đây
- Kênh Twitter của GFS Blockchain -> Click tại đây
- Kênh Twitter của GFS Ventures -> Click tại đây