Lạm phát là gì?

Lạm phátsự giảm giá trị của đồng tiền đi kèm với giá trị của hàng hóa tăng cao theo thời gian. Khi so sánh với nền kinh tế có thể hiểu rằng lạm phát khiến đồng tiền Fiat của quốc gia này giảm giá trị so với đồng tiền FIat của quốc gia khác.

Lạm phát thường được đo lường dưới dạng phần trăm, cho ta xác định về sức mua của một loại tiền tệ hoặc tiền mã hóa cụ thể.

Lạm phát là gì?
Lạm phát là gì?

Công thức đo lường lạm phát

Tỉ lệ lạm phát = (Giá trị chỉ số CPI cuối cùng / Giá trị CPI ban đầu) x 100

Trong đó: CPI viết tắt của Consumer Price Index: Chỉ số giá tiêu dùng là chỉ số phản ánh mức thay đổi tương đối của giá hàng tiêu dùng theo thời gian được tính bằng phần trăm (%)

Siêu lạm phát là gì?

Siêu lạm phátlạm phát chạm mức cực kì cao, biểu hiện sự mất giá trị hoặc sức mua. Có tác động phá hoại nền kinh tế nghiêm trọng, thường xảy ra do sự gia tăng nhu cầu tài sản tiền mã hóa.

Các nền kinh tế trên toàn cầu thường xuyên phải đối phó với lạm phát ngày càng tăng.

  • Lạm phát từ 10% đến dưới 100% là lạm phát cao
  • Lạm phát trên 100% đến dưới 1.000% là lạm phát phi mã
  • Lạm phát trên 1.000% là siêu lạm phát
Siêu lạm phát là gì?
Siêu lạm phát là gì?

Nguyên nhân dẫn đến lạm phát trong thị trường Crypto

  • Phát hành coin không giới hạn: Trong giao dịch tiền mã hóa, lạm phát gây ra bởi sự gia tăng số lượng tiền lưu hành. Việc phát hành tiền kỹ thuật số là không giới hạn cùng với rất nhiều dự án mọc lên. Giả sử vốn hóa thị trường không thay đổi, như vậy khiến cho các đồng tiền mã hóa mất giá.
  • Mining coin: Hiện này việc Mining coin – Đào coin vẫn được hoạt động khá phổ biến. Giúp gia tăng được lượng Token năm giữ cho các Miner – Thợ đào. Nhưng lại làm giảm giá trị đồng coin trên thị trường.
  • Staking: Stalking cũng là 1 hình thức làm tăng nguồn cung của các Token trên mạng lưới Blockchain. Mặc dù số lượng Token của bạn sẽ tăng theo thời gian. Tuy nhiên giá trị của đồng coin cũng sẽ giảm tương ứng

Vai trò của Bitcoin trong thời kỳ lạm phát

Bitcoin phòng ngừa rủi ro chống lạm phát

  • Tài sản giảm phát: Bitcoin về cơ bản là một tài sản giảm phát, đó là lý do tại sao Bitcoin ngày càng được sử dụng như một kho lưu trữ giá trị để bảo vệ chống lại siêu lạm phát. Không giống như fiat, tiền mã hóa không thể bị thao túng bằng cách thay đổi lãi suấttăng cường in tiền.
  • Nguồn cung: Nguồn cung của Bitcoin sẽ không bao giờ vượt quá 21 triệu, điều này làm cho nó trở thành một kho lưu trữ giá trị hấp dẫnkhả năng chống lại lạm phát. Mặc dù Bitcoin đã trở nên phổ biến trong năm qua, nhưng bản chất dễ bay hơi của thị trường tiền mã hóa vẫn tiếp tục là một chủ đề đáng quan tâm.

Bitcoin – Hàng rào chống lạm phát thay thế vàng?

Vàng đã được sử dụng như một hàng rào chống lại lạm phát, là một Reserve Assetstài sản dự trữ đạt vốn hóa cao nhất hiện nay. Nhưng tiền mã hóa điển hình là Bitcoin đã trở thành một sự thay thế phổ biến hơn trong những năm gần đây.

Bitcoin thay thế Vàng trở thành hàng rào chống lạm phát
Bitcoin thay thế Vàng trở thành hàng rào chống lạm phát

Mặc dù vậy, Bitcoin và vàng là những tài sản rất khác nhau. Tiền mã hóa không thể thay thế vàng như một tài sản quý giá vì:

  • Không phải mặt hàng hữu hình: Tiền mã hóa không phải là một mặt hàng hữu hình mà ta có thể cầm nắm được. Cũng như tính
  • Bất ổn định về giá: Sự biến động không ổn định của tiền mã hóa nói chung khiến nó không có khả năng thay thế vàng như một nơi trú ẩn an toàn

Lời kết

Trên đây là thông tin về Lạm phát, Siêu lạm phát, cũng như vai trò của Bitcoin trong thời kì lạm phát mà đội ngũ GFS Blockchain cung cấp thông tin tới bạn

Hãy đón đọc bài viết mới tiếp theo cho “Newbie” tại chuyên mục Dành Cho Người Mới của GFS Blockchain. Và đừng quên tham gia vào nhóm cộng đồng của GFS để thảo luận với các thành viên khác nhé:

 

0 0 đánh giá
Article Rating