Tổng quan
- Innovators (Người sáng tạo): Đây là những người dùng đầu tiên chấp nhận công nghệ mới và luôn tìm kiếm những sản phẩm hoặc dịch vụ mới nhất. Họ thường là những người tò mò và dám nghĩ ra những ý tưởng đột phá.
- Early Adopters (Người sử dụng đầu tiên): Đây là những người sử dụng chủ chốt đầu tiên sau Innovators, họ sẵn sàng thử nghiệm và chấp nhận công nghệ mới một cách nhanh chóng. Early Adopters thường là những người tiên phong trong sử dụng công nghệ mới, có tầm nhìn xa và khả năng đánh giá được tiềm năng và giá trị của sản phẩm.
- Early Majority (Người sử dụng sớm nhất): Đây là những người dùng tiếp theo sau Early Adopters, họ chấp nhận sử dụng công nghệ mới khi sản phẩm được chứng minh là có hiệu quả và đáng tin cậy. Early Majority thường là những người thực tế, luôn đánh giá kỹ lưỡng trước khi đưa ra quyết định.
- Late Majority (Người sử dụng muộn nhất): Đây là những người dùng chậm nhất trong việc chấp nhận công nghệ mới. Họ sẽ sử dụng công nghệ mới khi sản phẩm đã trở thành tiêu chuẩn và thông dụng trong xã hội.
- Laggards (Người tỏ ra chống đối): Đây là những người dùng cuối cùng, họ chống đối việc sử dụng công nghệ mới và thường có quan điểm tiêu cực về những thay đổi công nghệ. Laggards thường là những người có tuổi đời lớn, khó thích nghi với công nghệ mới hoặc không có nhu cầu sử dụng.
Bất kỳ công nghệ mới nào muốn được ứng dụng và sử dụng rộng rãi thì đều cần phải dễ sử dụng và phải có trải nghiệm người dùng tốt. Nếu gọi Web3 là “tiên tiến” thì việc sử dụng Web3 ngày nay yêu cầu người dùng có kiến thức cũng phải “tiên tiến” để sử dụng. Hiện tại chúng ta đang ở giữa giai đoạn Early Adopters và Early Majority.
Trải nghiệm người dùng là một trong những vấn đề vướng mắc cho những người sử dụng Web2 lên Web3. Cách chúng ta kết nối các điểm tiếp xúc hiện tại của người dùng Web2 và đưa họ vào Web3 một cách thân thiện và dễ sử dụng nhất là những mô hình pha trộn giữa Web2 và Web3, chúng ta sẽ thấy rất nhiều sự kết hợp thú vị của hai thế giới trong vài năm tới mà không hoàn toàn là Web3, điều này vẫn còn rất nhiều thách thức để giáo dục người dùng Web2.
Hybrid Custody
Mô hình Hybrid Custody
Lợi ích của Hybrid Custody
Người dùng hoàn toàn kiểm soát tài sản của mình trong cả ví self-custody và app-custody, trong khi ứng dụng vẫn có thể sử dụng tài sản trong ngữ cảnh của ứng dụng mà không làm gián đoạn trải nghiệm của người dùng thông qua việc phê duyệt giao dịch.
Người dùng có tùy chọn đưa tài sản của mình đến nơi khác trong hệ sinh thái các ứng dụng Web3, trong khi vẫn giữ được khả năng sử dụng chúng một cách mượt mà trong ứng dụng.
Ứng dụng có thể nhìn thấy các tài sản mà người dùng giữ trong ví tự lưu giữ của họ, và có khả năng yêu cầu truy cập tạm thời để sử dụng trong ứng dụng, nếu có ý nghĩa để làm như vậy.
Trải nghiệm Demo ví Hybrid Custody trên Flow
Bạn có thể trải nghiệm demo với arcade game
Bước 1: Đăng nhập tài khoản bằng Gmail
Khi đăng nhập ở bước này bạn đã thành công tạo ví app-custodial wallet. Sẽ là khởi đầu
Bước 2: Mua NFT để tham gia trò chơi
Lưu ý, mã thẻ test là
- Card Number: 4242424242424242
- MM/YY : 12/34
- CVC: 567
Bước 3: Click Play Now! chọn Rock / Paper / Scissors chơi cho đến khi bạn thắng nhận được 10 tickets
Bước 4: Nhập Settings, Connect Flow Wallet, chọn ví Blocto
Bạn có thể vào View Account on Flow view, mục token có thể thấy bạn đang sở hữu 10 TicketToken
Đã tới lúc bạn có thể trải nghiệm ví Self-custodial để giao dịch trên marketplace!
Bước 5: Truy cập vào Marketplaces, Connect Wallet vào ví Blocto
Lúc này bạn có thể thấy là bạn đang sở hữu 10 TicketToken, đây chính là phần thưởng của bạn khi thắng lúc nãy. Và lúc này ví Self-custodial đã link với account trên App-custodial Wallet
Bước 6: Mua Rainbow Duck với 10 tickets phần thưởng của bạn
Cộng đồng hệ sinh thái Flow Việt Nam