Tổng quan
Để tham gia thị trường Crypto, ngoài những kiến thức cơ bản về tiền mã hóa thì nhà đầu tư mới cần phải biết chọn cho mình hình thức giao dịch phù hợp nhất. Có khá nhiều loại hình giao dịch khác nhau hiện nay, mỗi loại hình có những ưu điểm và nhược điểm riêng như: Spot, P2P, Margin, Future,… Nên việc hiểu các hình thức giao dịch Crypto khác nhau là việc hết sức cần thiết. Nhằm giúp cho các nhà đầu tư mới có thể tiếp cận với thị trường một cách an toàn nhất và từ đó có thể có được thu nhập cho mình thông qua các lệnh đầu tư.
Hôm nay, GFS Blockchain sẽ giúp bạn tìm hiểu chi tiết về 2 hình thức giao dịch phổ biến và rất thích hợp cho các nhà đầu tư mới đó là Giao dịch P2P và Giao dịch Spot trên sàn giao dịch Binance.
Giao Dịch P2P
Giao Dịch P2P là gì?
Nói một cách đơn giản, Giao dịch P2P (peer-to-peer) được xem như là giao dịch trực tiếp giữa người bán và người mua thông qua sàn giao dịch. Người mua sẽ tìm và lựa chọn người bán phù hợp với mình nhất (giá cả, độ tin cậy,…) và thực hiện giao dịch với người bán đó. Sàn giao dịch (Binance) đóng vai trò trung gian để đảm bảo an toàn giao dịch và hạn chế lừa đảo trong việc mua bán giữa 2 bên.
Quy Trình của một giao dịch P2P
[1] Người bán Crypto đặt lệnh bán lên sàn Binance P2P. Tiền mã hóa của người bán tạm được sàn giữ cho đến khi giao dịch được hoàn tất. Người mua đặt lệnh Crypto cần mua.
[2] Người mua và người bán gặp nhau trên sàn Binance P2P và sau đó xác định số lượng tiền mã hóa/ tiền pháp định cần giao dịch.
[3] Người mua thực hiện thanh cho người bán dựa theo thông tin Binance cung cấp và thông báo cho người bán khi hoàn thành việc thanh toán.
[4] Người bán chờ người mua xác nhận việc thanh toán cũng như kiểm tra đã nhận đủ số tiền giao dịch và tiến hành mở khóa tiền mã hóa.
[5] Binance sẽ chuyển tiền mã hóa cho người mua. Giao dịch thành công.
Ưu điểm và nhược điểm của giao dịch P2P
Ưu điểm
- Binance là một sàn giao dịch lớn của thế giới nên giao dịch P2P của Binance khá an toàn, đi kèm đầy đủ các tính năng bảo mật và định danh của người bán và người mua. Giúp có thể xử lý các sự cố nếu có khi xảy ra giao dịch một cách nhanh chóng.
- Hỗ trợ mua bán tiền mã hóa thông qua Website và ứng dụng điện thoại
- Tốc độ xử lý giao dịch nhanh chóng. Gần như không tốn phí giao dịch.
- Hỗ trợ phương thức thanh toán linh hoạt giữa người bán và người mua trực tiếp thông qua các cổng thanh toán điện tử: Momo, ZaloPay, ViettelPay, ShopeePay, AliPay, Apple Pay, hoặc chuyển khoản ngân hàng… Tuy nhiên, do thời hạn của giao dịch B2B tối đa là 15 phút nên khuyến nghị nếu người mua và người bán giao dịch thông qua hình thức Chuyển khoản ngân hàng thì nên chọn cổng thanh toán nhanh 24/7.
- Thao tác đơn giản, dễ sử dụng. Sau khi mua tiền mã hóa bằng VNĐ có thể chuyển sang ví Giao ngay để giao dịch ngay lập tức.
- Bảo vệ quyền riêng tư, sàn giao dịch P2P không thu thập thông tin về người bán và người mua. Không cần phải sử dụng tài khoản ngân hàng/ cổng thanh toán điện tử nào để thực hiện việc mua bán giữa tiền mã hóa và tiền pháp định.
Nhược điểm:
- Hiện tại mới chỉ hỗ trợ giao dịch trực tiếp cho 6 Crypto cơ bản: USDT, BTC, ETH, BNB, BUSD, ADA. Nếu bạn muốn mua các loại Crypto khác, bạn phải mua 1 trong 6 loại tiền mã hóa trên và sau đó giao dịch Spot để mua được loại Cryoto mong muốn.
- Chưa có ví lưu trữ VNĐ trực tiếp trên Binance B2B mà chỉ có thể giao dịch thông qua các lệnh chuyển khoản trực tiếp bằng các giao dịch ngân hàng giữa người bán và người mua.
- Chưa hiển thị trực tiếp ngân hàng giao dịch của người bán ngay tại trang thông tin ban đầu. Người mua phải thao tác đến bước thanh toán mới biết được thông tin tài khoản của người bán. Nếu giữa hai ngân hàng không thể thực hiện chuyển nhanh 24/7 hoặc cùng hệ thống ngân hàng thì giao dịch rất dễ không thành công. Người mua phải hủy giao dịch gây ảnh hưởng đến độ uy tín trên sàn giao dịch. Nếu hủy 3 lần/ngày thì không thể thực hiện được giao dịch trong ngày đó nữa.
- Vẫn có khả năng gặp lỗi trong quá trình thao tác, người mua chưa chuyển khoản nhưng người bán đã mở khóa xác nhận chuyển Crypto hoặc ngược lại, người mua đã hoàn tất thanh toán nhưng người bán chậm trễ trong quá trình mở khóa tiền mã hóa. Các trường hợp này, Binance sẽ vào hỗ trợ giải quyết với người mua và người bán. Tuy nhiên, vẫn sẽ tốn một khoảng thời gian để chờ đợi giải quyết.
Hướng dẫn giao dịch P2P
- Người mua sau khi thanh toán thành công nhớ chụp lại hình ảnh giao dịch và gửi qua khung chat cho người bán để người bán xử lý giao dịch nhanh hơn. Ngoài ra, nếu giao dịch gặp sự cố thì các tin nhắn này cũng được Binance dùng để đánh giá về việc thực hiện giao dịch giữa 2 bên.
- Người mua cần phải chuyển tiền trực tiếp đến người bán thông qua thông tin thanh toán do người bán cung cấp: chuyển khoản ngân hàng, Momo, ZaloPay,…. Nếu người mua đã chuyển tiền thành công cho người bán, thì không được nhấn “Hủy bỏ” trừ khi đã được người bán hoàn tiền trở lại vào tài khoản của bạn.
- Ngoài ra, nếu người mua chưa thanh toán thành công, thì không được nhấn “Xác nhận” đã thanh toán.
Giao dịch Spot
Giao dịch Spot là gì?
Giao dịch Spot (hay còn gọi là giao dịch giao ngay) là phương thức giao dịch một loại tiền mã hóa này đổi lấy một loại tiền mã hóa khác theo mức giá tại ngay tại thời điểm thực hiện giao dịch. Người mua và người bán (trader) sẽ có thể kiếm lời hoặc chịu lỗ thông qua việc chênh lệch giá mua và giá bán của các cặp tiền mã hóa đó ở các thời điểm giao dịch khác nhau khi tiến hành giao dịch giao ngay.
Ví dụ:
Bạn đang có nhu cầu giao dịch cặp tiền mã hóa NEAR/USDT trên sàn Binance Spot. Giá thị trường của NEAR/USDT là 5, nghĩa là: 1NEAR = 5USDT. Bạn đang có 1000 USDT trong ví giao ngay và muốn mua NEAR bằng toàn bộ lượng tiền có trong ví. Bạn có thể thực hiện như sau:
Bạn chọn cặp giao dịch NEAR/USDT và đặt lệnh Mua NEAR. Nếu giao dịch thành công, trong ví của bạn có 200 NEAR và không còn đồng USDT nữa.
Vậy là bạn đã thực hiện xong 01 giao dịch giao ngay cho cặp NEAR/USDT.
Để có thể có lời từ giao dịch giao ngay này, bạn sẽ đợi đến thời điểm giá thị trường tăng NEAR/USDT tăng lên và bạn thực hiện lệnh bán NEAR (giá tăng đến bao nhiêu phụ thuộc vào việc chốt lời của nhà đầu tư). Nếu tại thời điểm giao dịch, tỷ giá NEAR/USDT = 12, bạn thực hiện giao dịch bán toàn bộ NEAR thành công thì trong ví của bạn sẽ có 2400 USDT và không còn NEAR nữa.
Như vậy, sau 2 lần thực hiện giao dịch giao ngay trên sàn Binance Spot, bạn đã có thể có được lợi nhuận là 1400 USDT (chưa trừ phí giao dịch).
Trong trường hợp tỷ giá đồng NEAR/USDT giảm và bạn khớp lệnh tại thời điểm đó, bạn sẽ phải chịu lỗ trên giao dịch giao ngay đó của bạn.
Các lệnh giao dịch Spot trên Binance
Giao dịch Spot là một trong những loại giao dịch được yêu thích nhất do dễ sử dụng và có nhiều loại lệnh khác nhau tùy thuộc vào nhu cầu mua bán của các nhà đầu tư. Họ có thể thực hiện việc mua bán tiền điện tử theo mức giá mong muốn định trước. Để giúp cho các nhà đầu tư hiểu rõ và áp dụng hiệu quả từng loại lệnh, GFS sẽ cùng bạn tìm hiểu về 4 loại lệnh của giao dịch giao ngay trên sàn Binance Spot đang có:
1. Lệnh Giới hạn (Lệnh Limit)
Đây là loại lệnh đặt trước để mua hoặc bán tiền mã hóa với mức giá và số lượng tương ứng được bạn chọn trước. Sau khi vào lệnh giới hạn, bạn sẽ chờ đến lúc giá thị trường bằng với giá bạn đặt lệnh, lệnh sẽ được tự động khớp thành công. Số lượng khớp tùy vào số lượng nhu cầu của thị trường cho phép.
Ví dụ: Hiện tại giá thị trường đang ở mức 1NEAR = 5USDT và bạn đang có 1000 USDT. Bạn đặt lệnh limit để Mua NEAR, đặt giá mua tại mức 4USDT, với toàn bộ ngân sách hiện có. Khi giá thị trường giảm xuống 1NEAR = 4USDT lệnh của bạn sẽ được khớp. Nếu được khớp toàn bộ, bạn sẽ có 250 NEAR và 0 USDT trong ví Spot.
2. Lệnh Thị trường (Lệnh Market)
Lệnh Thị Trường là loại lệnh mua hoặc bán tiền mã hóa với giá bằng giá hiện tại của thị trường.
Ví dụ: Thị trường đang có mức giá giá 1NEAR = 5USDT. Bạn có 1000 USDT trong ví giao ngay. Bạn đặt lệnh mua 100 NEAR bằng lệnh Market. Nếu lệnh được khớp, bạn sẽ có 100 NEAR và 500 USDT trong ví Spot.
3. Lệnh Dừng giới hạn (Lệnh Stop-limit)
Cái tên cũng nói lên khái niệm của loại lệnh này. Lệnh Stop-Limit là loại lệnh kết hợp giữa 2 lệnh bao gồm: lệnh dừng (Stop) và lệnh giới hạn (Limit). Thường thì các lệnh Stop-Limit được các nhà traders sử dụng như một lệnh cắt lỗ trên thị trường crypto.
Khi bạn đặt lệnh Stop-Limit, nếu giá thị trường đạt mức giá dừng (Stop), thì lệnh giới hạn (Limit) sẽ ngay lập tức được kích hoạt. Để hiểu rõ hơn về loại lệnh này, các bạn có thể tham khảo ví dụ bên dưới:
Ví dụ: Mức giá trên thị trường hiện tại, 1ETH = 3500 USDT. Bạn đang có 4000 USDT sẵn trong ví giao ngay. Và tiến hành đặt lệnh Stop-Limit “Mua 1ETH ở mức giá stop tại 3000 USDT, và mức giá limit 2800 USDT”.
Khi giá thị trường giảm về mức 1ETH = 3000 USDT, lệnh chờ limit sẽ được kích hoạt tại mức 2800 USDT. Khi thị trường về mức giá 1ETH = 2800 USDT, lệnh sẽ được khớp và trong ví giao ngay của bạn sẽ có 1ETH và 1200USDT.
4. Lệnh OCO
OCO – “One Cancels the Other” có nghĩa là khi 1 lệnh thay đổi trạng thái thì sẽ hủy lệnh còn lại.
Lệnh OCO có thể hiểu nó là sự kết hợp của lệnh giới hạn (Limit) và lệnh giới hạn-dừng (Stop-limit). Nó cho phép nhà đầu tư có thể đặt hai lệnh cùng một lúc. Và khi 1 lệnh được khớp thành công, lệnh còn lại sẽ ngay lập tức được hủy bỏ. Hoặc nếu 1 trong 2 lệnh bị hủy, thì lệnh còn lại cũng bị hủy luôn. Chúng ta có thể tìm hiểu rõ hơn qua ví dụ bên dưới:
Ví dụ: Thị trường đang có mức giá 1ETH = 3500 USDT. Nhà đầu tư đang có 4000 USDT trong ví giao ngay. Lúc này, NĐT đặt lệnh OCO để Mua 1ETH như sau:
Lệnh Limit:
Đặt giá mua ETH tại 3000 USDT và đợi đến khi thị trường đạt mức giá này, lệnh Mua ETH tại giá 3000 USDT ngay lập tức được kích hoạt và đồng thời hủy luôn lệnh stop-limit.
Lệnh Stop-Limit:
Nhà đầu tư đặt lệnh Stop để mua ETH tại 3800USDT. Tại mức giá này, lệnh giới hạn của lệnh stop-limit được kích hoạt
Lệnh giới hạn tại mức 1ETH = 4000USDT. Nếu giá thị trường đạt mức này, lệnh mua ETH tại mức 4000 USDT sẽ được khớp và đồng thời hủy luôn lệnh limit tại mức 3000USDT.
Hướng dẫn thực hiện các giao dịch Spot trên Binance
Bước 1: Đăng nhập vào trang chủ của Binance –> Chọn [Giao dịch – Đơn giản]
Chào mừng bạn đến với Binance Spot. Bạn có thể xem video hướng dẫn nếu chưa giao dịch lần nào hoặc bỏ qua video bằng cách nhấn vào “x” ở góc phải màn hình video.
Bước 2: Lựa chọn cặp tiền mã hóa cần giao dịch bằng cách gõ vào thanh công cụ tìm kiếm và chọn cặp Crypto mong muốn
Bước 3: Chọn lệnh Spot để giao dịch, GFS sẽ giới thiệu 4 cách đặt lệnh theo 4 loại lệnh khác nhau, bạn có thể tham khảo bên dưới:
1. Lệnh Limit (Lệnh giới hạn)
- Chọn “Giới hạn” và nhập các thông tin cần thiết để đặt lệnh bao gồm giá mua/bán và số lượng mua/bán tiền mã hóa.
- Bạn cũng có thể dùng thanh trượt ngay bên dưới để kéo đến vị trí ngân sách dùng để giao dịch.
- Nhấn nút [MUA/BÁN] để tiến hành đặt lệnh
Bạn sẽ nhìn thấy lệnh đặt đang ở trạng thái chờ giao dịch như hình ảnh bên dưới
Lệnh sẽ được khớp thành công nếu giá thị trường ngang bằng với giá của bạn đặt mua/bán.
Sau khi lệnh được khớp thì sẽ mất dòng lệnh ở [Trạng thái chờ]. Để kiểm tra lệnh thành công, bạn vào Lịch sử giao dịch ở bên cạnh.
2. Lệnh Thị Trường (Market)
- Chọn “Thị trường” và nhập số lượng cần mua/bán tiền mã hóa.
- Bạn cũng có thể dùng thanh trượt ngay bên dưới để kéo đến vị trí ngân sách dùng để giao dịch.
- Nhấn nút [MUA/BÁN] để tiến hành đặt lệnh
- Sau khi nhấn nút [MUA/BÁN] thì lệnh sẽ được khớp thành công. Bạn có thể kiểm tra lệnh thành công ở phần [Lịch sử giao dịch].
3. Lệnh Stop-Limit
- Chọn “Stop-Limit” và nhập các thông tin cần thiết để đặt lệnh bao gồm giá Stop, giá giới hạn và số lượng mua/bán tiền mã hóa.
- Bạn cũng có thể dùng thanh trượt ngay bên dưới để kéo đến vị trí ngân sách dùng để giao dịch.
- Nhấn nút [MUA/BÁN] để tiến hành đặt lệnh
- Sau khi nhấn nút [MUA/BÁN] thì lệnh sẽ được khớp thành công. Bạn có thể kiểm tra lệnh thành công ở phần [Lịch sử giao dịch].
Sẽ có thông báo thể hiện thông tin của lệnh Stop-Limit và yêu cầu bạn xác nhận đặt lệnh này
Sau khi nhấn [Xác nhận] – Bạn sẽ nhìn thấy lệnh đặt đang ở trạng thái chờ giao dịch như hình ảnh bên dưới
Lệnh Limit sẽ được kích hoạt nếu giá thị trường ngang với giá Stop.
Và Lệnh Stop-Limit sẽ được khớp thành công nếu giá thị trường chạm ngang bằng với giá Limit đã được đặt trước đó.
Sau khi lệnh được khớp thì sẽ mất dòng lệnh ở [Trạng thái chờ]. Để kiểm tra lệnh thành công, bạn vào Lịch sử giao dịch ở bên cạnh.
4. Lệnh OCO
- Chọn dấu mũi tên ngay cạnh “Stop-Limit” và chọn “OCO”
- Nhập các thông tin cần thiết để đặt lệnh bao gồm giá Stop, giá giới hạn và số lượng mua/bán tiền mã hóa.
- Bạn cũng có thể dùng thanh trượt ngay bên dưới để kéo đến vị trí ngân sách dùng để giao dịch.
- Nhấn nút [MUA/BÁN] để tiến hành đặt lệnh
- Sau khi nhấn nút [MUA/BÁN] thì lệnh sẽ được khớp thành công. Bạn có thể kiểm tra lệnh thành công ở phần [Lịch sử giao dịch].
Sau khi các lệnh được thực hiện thành công, bạn có thể kiểm tra tiền mã hóa của mình trong ví Giao ngay (ví Spot).
Lời kết
Có rất nhiều cách thức giao dịch trên thị trường Crypto, và để đầu tư một cách an toàn – hiệu quả chúng ta cần biết được rõ từng loại lệnh khác nhau để giao dịch. Hy vọng rằng với sự chia sẻ ngày hôm nay của GFS Blockchain, các Nhà đầu tư mới sẽ chọn được hình thức giao dịch tốt nhất cho mình trên sàn giao dịch Binance để từ đó có thể có được thu nhập tốt nhất và an toàn nhất.
Hãy đón đọc bài viết mới tiếp theo cho tại chuyên mục Hướng dẫn giao dịch của GFS Blockchain. Và đừng quên tham gia vào nhóm cộng đồng của GFS để thảo luận với các thành viên khác nhé:
- Nhóm Telegram của GFS Blockchain -> Click tại đây
- Nhóm Facebook của GFS Blockchain -> Click tại đây