Mô hình BME (Burn and mint Equilibrium) và mô hình SFA (Stake for Access) là hai mô hình tokenomics phổ biến nhất được sử dụng bởi các giao thức cơ sở hạn tầng Web3. Chúng giải quyết vấn đề và tạo ra mối quan hệ giữa việc sử dụng mạng và giá của token. Với mô hình BME, người dùng cuối được yêu cầu sử dụng native token để làm phí sử dụng giao thức, điều này sẽ gián tiếp khiến tăng usage của token
Còn với mô hình SFA yêu cầu các nhà cung cấp dịch vụ đóng góp token gốc để có thể sử dụng dịch vụ của giao thức, cũng có nghĩa là muốn tham gia giao thức thì họ phải mua token gốc.
Mặc dù mô hình SFA phù hợp nhất cho các giao thức cung dịch vụ nhưng mô hình BME hoạt động tốt nhất cho các giao thức vận hành tương tự như các doanh nghiệp, trong đó họ có thể tự đặt giá và cạnh tranh về phát triển giao thức.
Tạo ra giá trị và giá trị có thực tiễn, ứng dụng lâu dài là 2 thứ khác nhau. Mặc dù tiền kĩ thuật số đã thành công trong việc tạo ra giá trị nhưng mặt khác về ứng dụng thực tiễn vẫn là thứ còn thiếu của thị trường này. Có thể thấy rõ khoảng cách giữa việc tạo ra giá trị và tích lúy giá trị trong Uniswap. Mặc dù là sàn DEX phổ biến với khối lượng giao dịch lớn nhưng token của Uniswap đã rất khó khăn để có thể tạo ra giá trị thực tiễn vì tiện ích duy nhất của nó là quản trị giao thức.
Trong vài năm gần đây, đã có sự bùng nổ các giao thức cơ sở hạ tầng phục vụ lớp phần mềm trung gian của Web3. Tất cả đều phải đối mặt với thách thức trong việc điều chỉnh việc sử dụng mạng với giá của token. Dưới đây là 2 báo cáo đánh giá hai mô hình BME và SFA, liệu mô hình nào sẽ là chìa khóa để các giao thức cơ sở hạ tầng Web3 mang lại giá trị thực tiễn.
Tích lũy giá trị cho token
Như các bạn đã biết, động lực để một token tăng giá phụ thuộc vào hai thành phần: thành phần đầu cơ và thành phần cơ bản. Ban đầu, giá token thường được được những nhà đầu cơ thúc đẩy. Theo thời gian, khi các giao thức hoàn thiện và mức độ sử dụng tăng lên, giá trị của token được chuyển sang những nhà đầu tư giá trị.
Giá trị cơ bản được thúc đẩy bởi nhu cầu đối với các dịch vụ của giao thức và cơ chế nắm bắt giá trị của giao thức. Outlier Ventures và LongHash Ventures đã mô tả cách giá trị có thể được tích lũy thông qua các cơ chế khác nhau bao gồm nhưng không giới hạn ở:
Cơ chế quản trị:
Quản trị trên chuỗi: cung cấp cho các holders quyền quyết định giao thức.
Ủy quyền bỏ phiếu: cho phép holders ủy quyền quyền biểu quyết của họ cho người tham gia khác.
Quản trị liên tục: Khuyến khích các holders giữ tokens của họ được stake để tối đa hóa quyền biểu quyết.
Cơ chế Stake:
Proof-of-stake: Cơ chế đồng thuận yêu cầu người tham giao thức phải stake token của chính giao thức để có cơ hội nhận tạo khối mới và nhận thưởng.
Stake-for-Access Model: Yêu cầu người tham gia stake token để tham gia với tư cách là nhà cung cấp dịch vụ cho mạng.
Cơ chế thu hút người dùng: Khuyến khích các holders stake token để cung cấp nguồn thông tin xác thực cho giao thức.
Cơ chế chia sẻ lợi nhuận:
BME (Burn and Mint Equilibrium): cơ chế mint và đốt token, yêu cầu người dùng sử dụng native token như khoản phí để tham gia, sử dụng dịch vụ của giao thức.
Mô hình chia sẻ doanh thu trực tiếp: Giao thức chia sẻ một phần doanh thu được tạo cho các staked tokenholders.
Mô hình treasury: Một phần doanh thu được tạo ra được phân bổ cho treasury của giao thức, nơi nó có thể được phân phối cho các mục đích khác nhau.
Các cơ chế trên giúp tích lũy giá trị của token, các cơ chế chung khiến những người tham gia giao thức phải khóa token của mình đồng thời khuyến khích người dùng giữ token để đổi lấy những hoặc quyền biểu quyết giao thức. Ngoài ra, việc burn token làm giảm nguồn cung, đây là mô hình giảm phát mà giao thức nào cũng nên có nhằm tăng gái trị của token lên. Hiện tại các giao thức Web3 vẫn còn đang ở giai đoạn sơ khai nên chúng vẫn cần sự đồng thuận và tiêu chuẩn để tối ưu hóa giá trị của token. Do đó, các giao thức vẫn tiếp tục thử nghiệm các cơ chế thu thập giá trị và các loại token khác nhau.
Tương quan việc sử dụng mạng với giá token
Hai trong số các mô hình token phổ biến nhất là mô hình Cân bằng Burn and Mint và mô hình Stake for Access. Các giao thức cơ sở hạ tầng Web3 sử dụng các mô hình này để tạo liên kết giữa việc sử dụng mạng và giá mã thông báo. Về cơ bản, mô hình BME hoạt động bằng cách chuyển việc sử dụng giao thức thành áp lực mua mã thông báo trong khi mô hình SFA chuyển sự tham gia của mạng thành áp lực mua mã thông báo.
Mô hình cân bằng Burn and Mint
Tổng quan cách vận hành của cơ chế BME (Nguồn: Messari)Mô hình cân bằng sử dụng sử dụng hệ thống token kép, token tích lũy giá trị trong tương lai và có thể giao dịch được và token không thể giao dịch (được gọi là tín dụng). Để truy cập các giao dịch của giao thức bằng mô hình BME, người dùng cuối phải swap token của igoa thức để nhận token tín dụng (cần thiết để thanh toán).
Hệ thống token kép cho phép các dịch vụ của giao thức được cố định về giá và có mệnh giá bằng USD hoặc một tài sản/tiền tệ thay thế ít biến động hơn.
Sau khi đốt token native của dự án và đổi lấy tín dụng thanh toán, người dùng cuối sẽ sử dụng các khoản tín dụng này để thanh toán cho các nhà cung cấp dịch vụ giao thức. Sau khi mạng xác minh rằng các nhà cung cấp dịch vụ đã hoàn thành công việc mà người dùng cuối đã yêu cầu, giao thức sẽ mint ra một lượng token nhất định (độc lập với quá trình burn token) để thưởng cho các nhà cung cấp dịch vụ.
Vì thế, lượng token bị đốt bằng lượng token được mint ra thì hệ thống sẽ ở trạng thái cân bằng. Tuy nhiên, một số trường hợp số lượng token bị đốt nhiều hơn số lượng token được mint ra, dẫn đến nguồn cung giảm dần sẽ tạo ra động lực tăng giá của dự án. Với áp lực tăng giá này, cần phải burn ít lượng token lại để có được cùng một số tín dụng, điều này cuối cùng sẽ đưa hệ thống trở lại trạng thái cân bằng.
Giới hạn nguồn cung của token là một thiết kế tokenomic khá phổ biến của các giao thức, mặc dù chúng có một số nhược điểm. Khi đạt đến giới hạn nguồn cung, không thể tiếp tục khuyến khích thêm người dùng mới tham gia mạng. Vì thế, để giải quyết vấn đề đó, mô hình BME đã ra đời nhằm khắc phục các giới hạn còn tồn đọng.
Việc tái chế các mã token bị burn và phát hành lại chúng dưới dạng phần thưởng để đảm bảo rằng giao thức có thể tiếp tục khuyến khích người dùng tham gia. Để token không bị mất giá, một giới hạn được đặt cho số lượng token có thể tái chế trong một chu kỳ. Do đó, nếu số lượng token bị đốt cháy vượt qua giới hạn, hiệu ứng giảm phát vẫn sẽ được kích hoạt. Giao thức đầu tiên triển khai cơ chế này là Helium vào tháng 11 năm 2020. Kể từ đó, cơ chế này đã trở thành tiêu chuẩn trong các giao thức sử dụng mô hình
Phát thải ròng tái chế các mã thông báo bị đốt cháy và phát hành lại chúng dưới dạng phần thưởng để đảm bảo rằng giao thức có thể tiếp tục khuyến khích người tham gia vĩnh viễn. Để không chống lại hiệu ứng giảm phát mong muốn, một giới hạn được đặt cho số lượng mã thông báo có thể được tái chế trong mỗi chu kỳ. Do đó, nếu số lượng mã thông báo bị đốt cháy vượt quá giới hạn này, hiệu ứng giảm phát vẫn đạt được. Giao thức đầu tiên triển khai cơ chế này là Helium vào tháng 11 năm 2020. Kể từ đó, cơ chế này đã trở thành tiêu chuẩn trong các giao thức sử dụng mô hình BME với nguồn cung giới hạn.
Mô hình SFA (Stake For Access)
Mô hình Stake-for-Access, còn được gọi là mô hình khiến token hoàn thành công việc của mình. Đặc điểm của mô hình này là yêu cầu các nhà cung cấp dịch vụ stake token gốc để có thể sử dụng dịch vụ của cũng như cung cấp dịch vụ cho mạnng. Các token được stake cũng đóng vai trò như là khoản tài sản thế chấp, khoản này có thể bị giảm đi nếu người tham gia giao thức với những mục đích xấu
Có thể lấy The Graph làm ví dụ, giao thức yêu cầu những người tham gia bên cung cấp dịch vụ phải stake token của giao thức GRT để có thể cung cấp dịch vụ và ngoài ra xử lý truy vấn cho mạng. Lượng GRT được stake càng nhiều, đồng nghĩa với việc nhà cung cấp dịch vụ sẽ nhận được nhiều phần thưởng.
Thông thường, số lượng toke được stake phải tỉ lệ thuận với khối lượng công việc mà nhà cung cấp dịch vụ có thể thực hiện được. Mối quan hệ này tạo ra một động lực trong đó các nhà cung cấp dịch vụ kiếm được thu nhập dựa trên số lượng token mà họ đã stake. Vì vậy, với mô hình SFA, giá token sẽ tăng lên tùy thuộc theo mức độ sử dụng mạng. Kyle Samani, Quản lý Partner tại Multicoin Capital cho biết
Khi nhu cầu về dịch vụ tăng lên, nhiều doanh thu sẽ chảy vào các nhà cung cấp dịch vụ. Với nguồn cung token ổn định, các nhà cung cấp dịch vụ sẽ trả nhiều tiền hơn cho mỗi token một cách hợp lý để có quyền kiếm được một phần dòng tiền ngày càng tăng.
Mặc dù mô hình SFA thưởng chỉ áp dụng cho những người tham gia về phía nguồn cung (như stake để cung cấp dịch vụ trong giao thức và nhận phần thưởng), nhưng ngoài ra nó có thể được sử dụng cho phía cầu của giao thức. Pocket Network không chỉ yêu cầu các nhà cung cấp dịch vụ đóng góp để thực hiện công việc mà còn để truy cập các dịch vụ RPC của giao thức. Cách tiếp cận từ nguồn cầu thu được nhiều giá trị hơn nhưng cũng vì thế mà trải nghiệm người dùng cuối không được đánh giá cao.
Tổng kết
Cả 2 mô hình SFA và BME đều giải quyết các vấn đề về tạo giá trị của token và mối quan hệ giữa việc sử dụng mạng với giá token. Khi mức sử dụng mạng tăng lên, giá token cũng vì thế mà tăng theo. Tuy vậy, nhược điểm của mối quan hệ này là nếu việc sử dụng mạng giảm, thì giá của token cũng giảm theo. Điểm chung của 2 mô hình là đều có những ưu đãi và phần thưởng cho người tham gia, sử dụng, cung cấp dịch vụ.
Tùy vào từng sản phẩm cũng như đặc điểm riêng của giao thức để có thể chọn được mô hình phát triển phù hợp cho mình. Tuy các giao thức cơ sở hạ tầng Web3 vẫn trong giai đoạn hoang sơ nhưng các nhà phát triển vẫn tiếp tục phát triển, thử nghiệm, các biến thể mới hoặc thậm chí các mô hình mới có khả năng xuất hiện để tối ưu quá giá trị thực tiễn của các giao thức cơ sở hạ tầng Web3 trong tương lai.
Marieke Flament - CEO mới của NEAR Foundation NEAR Foundation vui mừng thông báo rằng đã chọn giám đốc điều hành toàn cầu Marieke Flament làm CEO mới, quyết định có hiệu lực từ ngày 1 tháng 1 năm 2022. Vào tháng 10 năm 2021, NEAR đã công bố gói...
Người tạo ra game PUBG tiết lộ kế hoạch xây dựng Metaverse mới mang tên Artemis Brendan Greene - cha đẻ của tựa game Battle Royale đình đám PlayerUnkown's Battlegrounds (PUBG) vừa công bố kế hoạch phát triển một thế hệ metaverse mới tập trung vào gameplay có tên "Artemis"....
Vào thứ tư, Stephane Kasriel - người đứng đầu Novi - đơn vị tiền mã hóa và fintech của Meta, đã chính thức thông báo rằng WhatsApp - ứng dụng nhắn tin thuộc sở hữu của Meta, đã bắt đầu thử nghiệm các giao dịch thông qua ví Novi. Theo...
FTX đồng ý hủy bỏ vụ kiện đối với Bybit trong thỏa thuận trị giá 228 triệu USD FTX đã đồng ý hủy bỏ vụ kiện đối với Bybit, các giám đốc điều hành của Bybit và chi nhánh đầu tư Mirana trong một thỏa thuận sẽ cho phép sàn...
Ava Labs đã phát hành Core, một tiện ích mở rộng trình duyệt không giám sát được thiết kế để người dùng sử dụng liền mạch và an toàn Web3 do Avalanche cung cấp. Tiện ích mở rộng trình duyệt không giám sát cho phép sử dụng liền mạch các...
Avalanche - một blockchain tương đối mới tập trung vào tốc độ và chi phí giao dịch thấp, vừa cho biết họ đã huy động được 230 triệu đô la từ vòng private sale AVAX. Trong đó, Polychain và Three Arrows Capital đang dẫn đầu khoản đầu tư này. Sau...
Tether và Bitfinex bị phạt hơn 42 triệu USD Hôm nay, nhà phát hành stablecoin hàng đầu Tether và các công ty tiền mã hóa Bitfinex đã bị Ủy Ban Giao Dịch Hàng Hóa Tương Lai (CFTC) phạt 42,5 triệu đô la với lý do vi phạm đạo luật trao...
Tổng quan thị trường Tổng quan thị trường 7 ngày (08/08-14/08/2022) Thị trường crypto từ ngày 22-29/08/2022, Bitcoin (BTC) đang được giao dịch quanh vùng $20,067, giảm nhẹ 5.16% so với tuần trước. Ethereum (ETH) giảm đồng thời tương đương khoảng 5.28% và Binance Coin (BNB) cũng giảm nhẹ. Các...