Theo một dự luật mới do các Thượng nghị sĩ Cynthia Lummis và Kirsten Gillibrand đề xuất vào ngày 07/5/2022, Ủy ban Giao dịch Hàng hóa Tương lai (CFTC)- sẽ thay thế Uỷ ban Giao dịch và Chứng khoán Hoa Kỳ (SEC) với tư cách là cơ quan quản lý hàng đầu về tiền kỹ thuật số; cùng đó là những quy định mới về stable coin và các vấn đề khác như khai thác Bitcoin và bảo vệ môi trường, crypto với các tài khoản hưu trí…
Dự luật được đề xuất, có tên là “Đạo luật đổi mới tài chính có trách nhiệm”, là phần toàn diện nhất của pháp luật về tiền kỹ thuật số được đề xuất cho đến nay, trong đó, đưa ra một loạt các biện pháp quan trọng gồm điều khoản loại bỏ nghĩa vụ báo cáo lợi nhuận từ tiền kỹ thuật số từ 200 đô la trở xuống với Sở Thuế vụ (IRS).
Dự luật gần như không có cơ hội được thông qua trong Quốc hội hiện tại. Nhưng nó được kỳ vọng sẽ đạt được động lực mới vào năm 2023 sau cuộc bầu cử giữa kỳ vào tháng 11/2022 và để định hình các đường nét của chính sách tiền kỹ thuật số trong tương lai.
Chấm dứt vai trò của SEC, chuyển quyền sang CFTC
Dự luật đề xuất chấm dứt quyền tài phán của SEC đối với phần lớn ngành công nghiệp tiền kỹ thuật số. Một trong những điều khoản quan trọng nhất của dự luật, được đưa ra sau nhiều năm tranh cãi về sự thiếu rõ ràng liệu những mã thông báo như Ethereum có phải là chứng khoán hay không và có phải được đăng ký với SEC hay không?
Thay cho SEC, dự luật đề xuất cấp quyền đối với nhiều mã thông báo cho một cơ quan khác đó là Ủy ban Giao dịch Hàng hóa Tương lai (CFTC), cơ quan giám sát giao dịch hàng hóa. Bản tóm tắt của dự luật do các Thượng nghị sĩ Lummis và Gillibrand phát hành giải thích rằng việc “trao quyền tài phán thị trường giao ngay duy nhất cho CFTC đối với tất cả các tài sản kỹ thuật số có thể thay thế, bao gồm cả các tài sản phụ, chúng đều không phải là chứng khoán.” Thuật ngữ “tài sản phụ”, đã được đề cập trong Đạo luật Giao dịch Chứng khoán năm 1934, là một điểm quan trọng của dự luật. Theo bản tóm tắt dự luật, tài sản phụ là những tài sản không được phân cấp hoàn toàn (như Bitcoin) nhưng cũng không tạo ra quyền đối với lợi nhuận hoặc lợi ích tài chính khác trong một thực thể kinh doanh.
Trong một cuộc gọi với các phóng viên, những người quen thuộc với việc soạn thảo dự luật cho biết định nghĩa này sẽ áp dụng cho các dự án blockchain phổ biến như Cardano và Solana và cho 200 tài sản hàng đầu trên CoinMarketCap. Tuy nhiên, để đủ điều kiện cho định nghĩa “tài sản phụ “, các dự án sẽ phải nộp thông tin định kỳ liên quan đến các vấn đề như số lượng mã thông báo đã được phát hành- một quy trình nhằm tăng tính minh bạch.
Trong một đoạn đáng chú ý khác của bản tóm tắt, dự luật giải thích rằng nhằm mục đích hệ thống hóa “Howey test”, một học thuyết của Tòa án Tối cao từ những năm 1940 giải thích khi nào một tài sản là một chứng khoán. Theo những người quen thuộc với việc soạn thảo dự luật (yêu cầu giấu tên)-“Howey test” làm rõ rằng tiền kỹ thuật số không phải là chứng khoán và cách giải thích của SEC là không chính xác.
Nhận xét trên được đưa ra như một lời khiển trách ngầm đối với Chủ tịch hiện tại của SEC, Gary Gensler, người không được yêu thích trong cộng đồng crypto và là người mà các cựu nhân viên của SEC cho rằng đang sử dụng cơ quan này như một phương tiện để tiếp tục tham vọng chính trị của mình.
Trong mọi trường hợp, dự luật bao gồm một điều khoản cho phép SEC phản bác lại các chỉ định liên quan đến việc liệu một loại tiền kỹ thuật số nhất định có phải là chứng khoán hay không tại tòa án liên bang.
Nếu dự luật được thông qua, và CFTC chịu trách chủ yếu đối với lĩnh vực tiền kỹ thuật số thì cơ quan này sẽ nhận được một khoản tiền lớn – được tài trợ chủ yếu bởi chính ngành crypto – để thực hiện các trách nhiệm mới, lớn lao của mình.
Stablecoin phải có mức dự trữ 100%
Dự luật Lummis-Gillibrand dài 69 trang cũng đề xuất một cách tiếp cận mới để điều chỉnh stablecoin- một vấn đề nóng hiện nay sau vụ sụp đổ của dự án stablecoin Terra vào tháng 5/2022. Sự sụp đổ đó, đã xóa sổ hàng chục tỷ đô la, xuất phát một phần do dự án Terra dựa vào các mánh lới quảng cáo kỹ thuật tài chính để duy trì peg của stablecoin ở mức 1 đô la.
Nếu dự luật Lummis-Gillibrand trở thành luật, nó sẽ buộc các nhà phát hành stablecoin phải duy trì mức dự trữ 100% và đảm bảo rằng chủ sở hữu stablecoin có thể đổi tiền lấy một lượng đô la tương đương mọi lúc. Dự luật cũng sẽ tạo ra hướng mới về quy định cho các ngân hàng và những người khác phát hành và sử dụng stablecoin để thanh toán.
Các vấn đề khác
Dự luật cũng giải quyết một vấn đề nóng bỏng khác, đó là tác động của tiền kỹ thuật số đối với môi trường. Theo các nhà phê bình, các hoạt động như khai thác Bitcoin là nguyên nhân chính gây ra biến đổi khí hậu vì chúng tiêu tốn nhiều năng lượng. Tuy nhiên, thay vì đặt ra các giới hạn đối với việc khai thác, dự luật kêu gọi Ủy ban Điều tiết Năng lượng Liên bang tiến hành các nghiên cứu để khám phá tác động của tiền kỹ thuật số, cũng như vai trò của năng lượng tái tạo trong ngành.
Các vấn đề tiền kỹ thuật số lớn khác mà dự luật giải quyết bao gồm việc sử dụng tiền kỹ thuật số trong các tài khoản hưu trí và việc tạo ra một nhóm ngành công nghiệp tiền kỹ thuật số để thúc đẩy một số loại quy định nhất định.
Tuy nhiên, tất cả những điều này phần lớn là tranh luận, nếu dự luật không được đưa ra trước Quốc hội và thông qua thì nó cũng bị lãng quên giống như các dự luật tiền kỹ thuật số trong quá khứ.
Hiện tại, các nhà lập pháp Mỹ đang tập trung vào các vấn đề được quan tâm rộng rãi như cuộc chiến ở Ukraine và luật an toàn súng. Ngược lại, theo một nhà quan sát ở Washington, các vấn đề tiền kỹ thuật số là “phức tạp và chưa có lối thoát”. Đây là một lý do lớn tại sao rất ít người mong đợi dự luật Lummis-Gillibrand sẽ sớm được thông qua. Những người quen thuộc với dự thảo luật cũng thừa nhận thực tế này nhưng đề xuất rằng dự luật dù sao cũng sẽ được tiến hành theo kiểu từng phần, thông qua các ủy ban khác nhau và sẵn sàng thông qua vào năm 2023. Họ nói thêm rằng bất kỳ phiên bản cuối cùng nào của dự luật sẽ có những sửa đổi đáng kể đối với phiên bản hiện tại.