Nguồn gốc cái tên Bull Market và Bear Market – Thị trường Bò và Gấu
Cái tên Bull Market và Bear Market – Thị trường Bò và Gấu bắt nguồn từ 2 câu chuyện sau:
Câu chuyện 1 – Cách tấn công của mỗi con vật
Thuật ngữ “Bull-Bò” và “Bear-Gấu” được cho là bắt nguồn từ cách tấn công của mỗi con vật:
- Con Bò đực sẽ húc sừng lên không trung.
- Con Gấu sẽ vuốt móng xuống.
Những hành động này sau đó có liên quan ẩn dụ đến sự chuyển động của thị trường. Nếu xu hướng tăng lên, nó được coi là một thị trường tăng giá. Nếu xu hướng giảm, đó là thị trường giảm.
Câu chuyện 2 – Hoạt động trong lịch sử
Trong lịch sử, những người trung gian trong việc bán da gấu sẽ bán những tấm da mà họ chưa nhận được. Do đó, họ sẽ suy đoán về giá mua trong tương lai của những bộ da này từ những người đánh bẫy, hy vọng chúng sẽ giảm xuống. Những người đánh bẫy sẽ thu được lợi nhuận từ chênh lệch – chênh lệch giữa giá vốn và giá bán.
Những người trung gian này được gọi là “những con gấu”, viết tắt của những người làm nghề da gấu, và thuật ngữ này chỉ sự bị mắc kẹt để mô tả sự suy thoái của thị trường.
Ngược lại, bởi vì Gấu và Bò đực được coi là đối nghịch nhau do môn thể thao máu lửa phổ biến một thời là đấu Bò và Gấu, nên thuật ngữ bò đực có nghĩa là trái ngược với gấu.
Bull Market – Thị trường Bò
Bull Market – Thị trường Bò là gì?
Bull Market (Thị trường bò biểu thị cho Thị trường tăng giá) là khi thị trường tăng trưởng với 1 loại tài sản tăng 20% trở lên trong 1 khoảng thời gian liên tục từ 2 tháng hoặc thậm chí nhiều năm. Thị trường tăng giá xuất hiện trong các giai đoạn kinh tế mạnh mẽ. Trong thời kỳ Bull market, nhà đầu tư có niềm tin rằng thị trường đi lên sẽ còn tiếp tục và khởi sắc.
Các giai đoạn của Bull Market – Thị trường Bò:
Thị trường tăng giá thường trải qua 4 giai đoạn như sau:
Giai đoạn 1 – Tích lũy: thường xảy ra sau khi giá giảm sâu và nhanh. Sau đó thị trường sideway – đi ngang 1 thời gian dài. Các quỹ đầu tư sẽ bắt đầu gom hàng với giá cực kì tốt
Giai đoạn 2 – Break out tăng: Sau khi được tích lỹ, giá bắt đầu break out khỏi vùng sideway và tăng giá, tài sản đầu tư được bơm phổi liên tục
Giai đoạn 3 – Fomo: Các bài báo liên tục ra tin tức khiến cho nhà đầu tư nhỏ lẻ nhảy vào thị trường. Giúp giá tài sản tăng liên tục
Giai đoạn 4 – Kết thúc chu kì: Giá giá tăng chậm lại, không qua đỉnh cũ do các Quỹ đầu tư bắt đầu chốt lời. Giá bắt đầu giảm, nhà đầu tư sợ hãi bán tháo, dẫn đến Thị trường giảm giá – Bear Market
Nên làm gì khi thị trường tăng giá – Bull Market
- Chia trứng vào nhiều rổ: Thị trường Crypto là một nơi mang đến lợi nhuận cực kì cao song song với đó là rủi ro không hề nhỏ, nhà đầu tư nên có kế hoạch chia nhỏ vốn vào cách doanh mục đầu tư phù hợp.
- Chốt phần lời – Giữ vốn gồng lời: Với những chuyên mục đầu tư đã có lợi nhuận, bạn nên cân nhắc chốt bớt phần lãi, tiếp tục gồng lời bằng vốn đầu tư ban đầu để nắm chắc lợi nhuận trong tay mình.
Bear Market – Thị trường Gấu
Bear Market – Thị trường Gấu là gì?
Bear Market (Thị trường gấu biểu thị cho Thị trường giảm giá) là khi thị trường đang suy thoái trải qua sự sụt giảm giá 20% trở lên kéo dài trong 1 khoảng thời gian liên tục – thường là 2 tháng hoặc hơn. Sự xuất hiện của Bear Market thường đi kèm với tâm lý tiêu cực của nhà đầu tư và các cuộc suy thoái kinh tế. Nguyên nhân chính có thể do sự thao túng của các “cá mập”.
Các giai đoạn của Bear Market ?
Thị trường giảm giá thường trải qua 4 giai đoạn như sau:
Giai đoạn 1 – Chốt lời: Tâm lí nhà đầu tư đang hưng phấn vì giá cao, đến cuối giai đoạn các Quỹ đầu tư lớn sẽ bán và thu lợi nhuận.
Giai đoạn 2 – Bán tháo: Giá bắt đầu giảm mạnh khiến tâm lí các nhà đầu tư hoang mang dẫn đến bán tháo
Giai đoạn 3 – DCA: Giá và volume giao dịch tăng nhẹ do có sự tham gia rải lệnh DCA của các đầu cơ vào thị trường.
Giai đoạn 4 – Kết thúc chu kì: Giá giảm nhưng chậm lại, bắt đầu sideway. Tin tức tốt và giá thấp thu hút nhiều nhà đầu tư trở lại, dẫn đến Thị trường tăng giá – Bull Market.
Nên làm gì trong thị trường giảm giá – Bear Market?
- Sử dụng DCA – Chiến lược Trung bình giá: để giảm biến động của giá cả lên tài sản, sinh lời từ chênh lệch giá.
- Giữ bình tĩnh và kiên nhẫn: chờ đợi sự khôi phục của thị trường và các cơ hội mới.
So sánh giữa Bull và Bear Market (Thị trường Bò và Gấu)
Hãy cùng GFS xem qua bảng so sánh để có cái nhìn tổng quan hơn về Bull và Bear Market – Thị trường Bò và Gấu
Lời kết
Khi bạn đã hiểu về Bull/Bear Market, bạn có thể quản lí danh mục đầu tư của mình tốt hơn khi thị trường có biến động. Điều quan trọng nhất vẫn là quản trị cảm xúc và quản lí vốn hiệu quả xuyên suốt quá trình đầu tư.
Trên đây là thông tin về Bull và Bear Market – Thị trường Bò và Gấu cũng như các giai đoạn hình thành của nó.
Hãy đón đọc bài viết mới tiếp theo cho “Newbie” tại chuyên mục Dành Cho Người Mới của GFS Blockchain. Và đừng quên tham gia vào nhóm cộng đồng của GFS để thảo luận với các thành viên khác nhé:
- Nhóm Telegram của GFS Blockchain -> Click tại đây
- Nhóm Facebook của GFS Blockchain -> Click tại đây
- Kênh thông tin Telegram của GFS Blockchain -> Click tại đây