Trong báo cáo thường niên của Ngân hàng DBS, Piyush Gupta, Giám đốc Ngân hàng lớn nhất Đông Nam Á này cho biết các tài sản tiền kỹ thuật số như Bitcoin sẽ tiếp tục là một kho lưu trữ giá trị tương tự như Vàng; hiện nhiều nhà đầu tư tổ chức đang thừa nhận giá trị của Bitcoin và các loại tiền kỹ thuật số khác.
Tuy nhiên, các đồng tiền “do tư nhân phát hành” sẽ khó có thể thay thế được tiền do nhà nước hậu thuẫn. Có thể còn rất lẫu nữa, tiền kỹ thuật số mới được các chính phủ chấp nhận vì: sự thiếu phổ biến, thiếu niềm tin vào nhà phát hành và sự biến động lớn về giá trị của tiền kỹ thuật số. Ngoài ra, tiền kỹ thuật số sẽ phải đối mặt với sự phản đối lớn từ các nhà quản lý và chính trị gia, những người sẽ không muốn từ bỏ quyền kiểm soát chính sách tiền tệ và quản lý kinh tế. Chình vì vậy, tiền kỹ thuật số sẽ chỉ tăng trưởng nhanh chóng trong lĩnh vực thích hợp là kho lưu trữ tài sản giá trị .
Trong khi đó, CBDC đang tăng trưởng mạnh mẽ trên phạm vi toàn cầu, với 85% ngân hàng trung ương trên thế giới hiện đang “nghiên cứu và / hoặc thí điểm các CBDC.
“Rõ ràng thế giới đang đi theo hướng đó. Tuy nhiên, các CBDC có các trường hợp sử dụng rất hấp dẫn cho các khoản thanh toán xuyên biên giới chứ không phải cho mục đích sử dụng tại địa phương”.
DBS hiện là Ngân hàng đa quốc gia, hoạt động tại hơn 20 thị trường tập trung ở châu Á, có điều kiện rất thuận lợi để tiếp nhận tiền kỹ thuật số. DBS trở thành ngân hàng đầu tiên trong khu vực ra mắt sàn giao dịch tiền kỹ thuật số nội bộ. Trong báo cáo hàng năm, DBS cũng đang theo dõi tất cả các vấn đề liên quan đến tiền kỹ thuật số, đặc biệt là trong lĩnh vực tài chính phi tập trung (DeFi).
Trong bản công bố tài chính gần đây, DBS tiết lộ rằng hoạt động giao dịch trên sàn giao dịch của mình đang tăng lên. Trong quý 4 năm 2021, khối lượng giao dịch của DBS đã tăng lên 595,5 triệu đô la, cao hơn gấp đôi so với ba quý trước đó. Trong cả năm, giao dịch tiền kỹ thuật số của DBS lên tới khoảng 1,1 tỷ đô la Singapore (khoảng 819 triệu đô la).
Ngân hàng này cũng có nhiều kế hoạch để cải thiện các dịch vụ hối đoái, trong đó có việc mở rộng để cũng phục vụ khách hàng bán lẻ tốt hơn vào cuối năm nay và cũng để cho các dịch vụ giao dịch tiền số của ngân hàng này dễ sử dụng hơn và phục vụ 24/7.
DBS không phải là tổ chức tài chính duy nhất trên toàn cầu đang mở rộng phạm vi hoạt động với tiền kỹ thuật số. Những tổ chức tín dụng khác bao gồm Ngân hàng Thương mại Siam của Thái Lan và Ngân hàng Union của Philippines cũng đã tham gia cuộc đua, trong đó, Ngân hàng Thương mại Siam đã mua một lượng lớn cổ phần trong sàn giao dịch tiền kỹ thuật số BitKub, đồng thời cũng đã xây dựng kế hoạch cung cấp các dịch vụ giao dịch và giám sát tiền kỹ thuật số.