Lệnh trừng phạt Tornado Cash có ý nghĩa gì?
Lệnh trừng phạt của Chính phủ Hoa Kỳ lên một trong những giao thức quan trọng trong hệ sinh thái Ethereum cho chúng ta thấy phần nào về tầm quan trọng của các công cụ bảo mật, ẩn danh trong thời điểm hiện tại cũng như tương lai.
Có một loại hiệu ứng tên là Streisand. Nói một cách dễ hiểu là những hậu quả mà chúng ta không cố ý thực hiện khi bị lộ và chúng ta tìm cách để che giấu, loại bỏ, ngăn chặn hoặc kiểm duyệt một thông tin, nhưng càng làm công chúng chú ý hơn, thông tin bị công bố và lan tỏa rộng rãi hơn, thường là qua Internet.
Vì thế, việc những việc Chính Phủ Hoa Kỳ làm hiện tại nhằm hạn những bí mật tài chính cũng tương tự giống hiệu ứng Streisand. Ban lệnh trừng phạt lên Tornado Cash sẽ làm cho cộng đồng trong nền công nghiệp tiền điện tử sẽ chú ý hơn về những dApps có tính ứng dụng tương tự Tornado Cash.
Tại sao chính phủ muốn ngăn cản mọi người sử dụng công cụ bảo mật trên Ethereum ?
Bên phía OFAC (Office of Forein Assets Control) có rất nhiều lý do chính đáng để mong muốn Tornado Cash ngừng hoạt động. Một trong số những lý do đó cho rằng, Tornado Cash đã được tập đoàn Lazarus của Triều Tiên sử dụng để rửa hàng trăm triệu đô la tiền thu được từ các vụ tấn công mạng với phạm vi vừa và lớn bao gồm cả vụ tấn công Ronin Bridge. OFAC còn cho rằng, số tiền đó sẽ được phía Triều Tiên sử dụng để đầu tư vào những chương trình vũ khí, vì thế việc Tornado Cash ngừng hoạt động là một điều tốt cho thế giới.
Có thể thấy được, hơn 7 tỷ USD mà OFAC đã cáo buộc các cá nhân và nhóm sử dụng máy trộn Tornado để rửa từ năm 2019 là con số không đáng kể. Điều đáng chú ý ở đây có lẽ là mối quan hệ giữa Mỹ – Triều Tiên, Chính Phủ Hoa Kỳ đang giận cá chém thớt chăng?
Sự trừng phạt của OFAC lên Tornado Cash được coi như là một hành động quá mức?
Những nền tảng riêng tư và bảo mật luôn được sự chú ý từ chính phủ và hacker mà quên đi mất những lợi ích nó có thể mang lại cũng như sẽ là một phần không thể thiếu trong sự phát triển của tiền mã hóa. Có vô số lý do để những người không phải tội phạm sử dụng dịch vụ như Tornado Cash, Automata… để tránh lộ thông tin, quyên góp từ thiện, chính trị ẩn danh đến việc che đi tài sản cá nhân của họ.
Thậm chí, bài tweet mới đây của người đồng sáng lập Ethereum là Vitalik Buterin cũng đã cho thấy tầm quan trọng của những dự án về riêng tư và bảo mật. Anh thừa nhận rằng đã sử dụng Tornado Cash xáo trộn các khoản đóng góp của mình cho những người dân bị ảnh hưởng bởi chiến tranh Nga – Ukraina. Mục đích không phải để bảo vệ bản thân mà muốn số tiền được hỗ trợ về đúng tay người nhận ở Ukraina
Tầm quan trọng của những nền tảng bảo mật, riêng tư sau study case Tornado Cash?
Việc bảo mật dữ liệu thông tin là có ý nghĩa hết sức quan trọng bởi nếu dữ liệu bị đánh cắp có thể gây ra những tổn thất tài chính nghiêm trọng, nguy cơ bị tống tiền, lừa đảo, chiếm đoạt tài sản, bôi nhọ, xâm phạm danh dự, nhân phẩm…
Đặc biệt trong một thị trường tiền mã hóa còn non trẻ – nơi những nền tảng riêng tư và bảo mật đang được quan tâm hơn bao giờ hết. Có thể kể đến một số cái tên lớn như Monero… tới những dự án sau này như Automata.
Có lẽ mọi người không còn lại gì với Monero là một Privacy Coin (Coin ẩn danh) mang các đặc tính ẩn địa chỉ giao dịch của các bên tham gia, ẩn thông tin lượng tiền giao dịch, ẩn luôn cả số dư tài khoản cũng như không thể truy xuất được khối lượng giao dịch.
Được ra mắt lần đầu vào năm 2014 dưới hình thức như là một fork của Bytecoin. Monero có những ưu điểm như sau:
- Rút ngắn thời gian xử lý khối: Thông thường, các đồng tiền khác cần thời gian xử lý khối lên đến 120 giây mới có thể hoàn thành. Nhưng với Monero, khoảng thời gian này đã được giảm xuống còn một nửa, chỉ còn khoảng 60 giây.
- Rút ngắn thời gian phát hành ra khối: Tương tự, Monero có thời gian phát hành ra khối nhanh hơn 50% so với các đồng tiền khác.
- Viết lại mã mới: Một số mã trong quá trình giao dịch có khả năng đáp ứng kém. Với Monero, các mã đã được bổ sung hoặc viết mới lại để phù hợp nhất.
- Bảo mật: Giao dịch luôn được mặc định đặt ở chế độ ẩn danh. Điều này làm gia tăng mức độ riêng tư và giúp bảo vệ các giao dịch khỏi bị phát hiện.
Mặc dù là tên tuổi lớn và lâu đời trong thị trường nhưng Monero vẫn mang một số nhược điểm như dung lượng trên Blockchain Monero vô cùng tốn kém và tiêu hao rất nhanh…Vì thế những dự án về riêng tư và bảo mật sau này phát triển như những mảnh ghép còn thiếu nhằm đáp ứng nhu cầu của thị trường hiện nay.
Không thể không kể đến là nền tảng MiddleLayer Automata (ATA). Vì là một MidderLayer nên Automata có thể dễ dàng tương thích với các dApps với sự thay đổi gần như bằng không.
Công nghệ của Automata sử dụng là những công nghệ tiên tiến là intel SGX và RAM để tạo ra một môi trường an toàn cho dữ liệu người dùng. Mặc dù có thể nói công nghệ có thể update từng ngày và intel SGX, RAM không phải là lợi thế cạnh tranh của ATA (vì hiện tại nhiều dự án cũng đang sử dụng công nghệ này).
Nhưng có thể thấy những vụ tấn công mạng hiện tại từ những Crosschain vì cầu do một bên thứ ba xây nên độ bảo mật hay riêng tư phụ thuộc hoàn toàn vào bên thứ ba.
Với Automata có điểm đặc biệt là MiddeLayer (phần mềm trung gian) và có thể trao quyền đa chuỗi (Multichain). Mà với Multichain thì cầu do chính nền tảng đó xây dựng vì thế sẽ mạnh hơn về tính ổn định, phi tập trung và an toàn hơn.
Bên cạnh đó, những sản phẩm hiện tại của Automata còn là kì phùng địch thủ của những lổ hổng đang tồn tại ảnh hưởng lớn đến quyền lợi người dùng và một trong số chúng là MEV.
Ngoài ra DAO và Web 3 hay NFTs cũng là những mảng mà Automata đang cố gắng đem lại sự riêng tư cũng như công bằng trong thị trường tiền mã hoá
***các bạn có thể thêm về Automata tại đây!
Kết luận
Cốt lõi con người là luôn là một cá thể riêng biệt, điều khiến chúng ta trở nên độc đáo và cá nhân thực sự đến từ quyền riêng tư. Vì thế việc OFAC ban lệnh trừng phạt lên nền tảng bảo mật, riêng tư như Tornado Cash được coi là một hành động quá mức.
Cho dù hiện tại vẫn còn nhiều mặt hạn chế, nhưng với sự phát triển nhanh chóng về mặt công nghệ cũng như qua nhiều study case trong tương lai nữa các bạn sẽ sớm nhận ra sứ mệnh của các nền tảng Privacy mà thôi.