Simple Nightshade đang hoạt động

Simple Nightshade hiện đã hoạt động, sẵn sàng thay đổi NEAR và DeFi để phát triển tốt hơn. Với loạt bài viết gần đây về sharding, trình bày chi tiết những thay đổi mà sharding mang lại cho NEAR như khả năng giao dịch cao hơn, tốc độ giao dịch nhanh hơn, chi phí rẻ hơn và tính bền vững môi trường được cải thiện, bạn sẽ hiểu rõ hơn về cách hoạt động của sharding và tại sao sharding lại là bước đột phá.

Dưới đây, khi tìm hiểu về sharding, tiếp theo là xác định DeFi và các giai đoạn phát triển của Simple Nightshade trên NEAR sẽ ảnh hưởng như thế nào đến DeFi. 

Để DeFi mở rộng quy mô, thì sharding cần phải phát triển như một kiến ​​trúc blockchain thống trị. Hãy cùng GFS Blockchain tìm hiểu tại sao sharding lại cần thiết như vậy.

***Loạt bài về NEAR Sharding trên NEAR:

Tìm hiểu về Sharding và lý do tại sao nó cần thiết

Sharding khởi chạy thay đổi NEAR và DeFi để phát triển tốt hơn
Sharding khởi chạy thay đổi NEAR và DeFi để phát triển tốt hơn

Cộng đồng blockchain đặt mục tiêu đạt được sự chấp nhận rộng rãi, điều này thông qua khả năng sharding và NEAR đang đạt được điều đó.

Ngay từ đầu NEAR đã luôn phát triển tới sharding. Lý do rất đơn giản, thay vì đặt gánh nặng xử lý tất cả các giao dịch lên tất cả các validator, sharding sẽ phân chia trách nhiệm này để có thể xử lý nhiều hơn mà không làm chậm blockchain.

Thông qua sharding, giới hạn của các giao dịch NEAR có thể xử lý trong một khoảng thời gian nhất định có thể được tự điều chỉnh khi ngày càng nhiều người dùng bắt đầu sử dụng mạng NEAR. Do đó, sharding sẽ củng cố mọi nỗ lực của NEAR trong việc chuẩn bị cho hàng tỷ người dùng sử dụng.

Sự ra mắt của Simple Nightshade chỉ là bước đầu tiên trong những bước hướng tới một blockchain NEAR hoàn chỉnh, nhưng tác động của nó đối với DeFi và Crypto trong Phase 0 là ngay lập tức cực kỳ mạnh mẽ.

Định nghĩa DeFi

Trước khi đi sâu vào điều làm cho Simple Nightshade trở nên đột phá và là mảnh ghép không thể thiếu với Tài chính phi tập trung (DeFi), ta cần phải hiểu DeFi thực sự là gì và tại sao DeFi lại quan trọng.

DeFi vừa là một phân khúc của ngành công nghiệp tiền mã hoá vừa là một thuật ngữ để chỉ tới phần lớn của thị trường crypto hiện tại. Về cốt lõi, nó đề cập đến hoạt động xây dựng tất cả các loại dịch vụ tài chính bằng các hợp đồng thông minh được củng cố bởi các mạng blockchain. Sự kết hợp công nghệ này sẽ buộc các ngân hàng truyền thống  phải thích ứng.

Một hợp đồng thông minh được code cẩn thận có thể hoạt động như một ngân hàng, tự động đặt lãi suất theo thuật toàn(thay vì thủ công như ngân hàng), lưu trữ vốn và kết nối người vay với người cho vay. Thay vì một tổ chức duy nhất thu phí để cung cấp các dịch vụ này như các ngân hàng truyền thống vẫn làm, bản thân mạng lưới và hệ thống DeFi cũng nhận được một khoản phí tương tự nhưng nhỏ hơn nhiều. 

Các dịch vụ Vay và cho vay thông qua smart contract hiện nay đã và đang có hàng tỷ đô vốn được gửi vào (TVL). Vay và cho vay là một trong những mảnh ghép của DeFi, nơi tất cả các loại dịch vụ tài chính phi tập trung đang được xây dựng.

Mặc dù loại hệ thống này nghe có vẻ mang tính cách mạng, nhưng nó không hoàn hảo. Vì nó chạy trên các hợp đồng thông minh, các giao dịch của nó phải được hoàn thành trên blockchain. Ngược lại, điều này có nghĩa là càng có nhiều giao dịch đến với blockchain nói trên trong một khoảng thời gian nhất định, thì nó càng chậm. Để hiểu lý do tại sao các blockchain gặp phải vấn đề này, điều quan trọng bạn phải nắm được khái niệm gọi là “finality”.

Finality – Tính cuối cùng

Finality là thuật ngữ quan trọng nhất trong crypto. Hình dung Finality là khi bạn đang mua sắm online, bạn nhập số thẻ tín dụng của mình và nhấn nút mua, việc đó không có nghĩa là giao dịch của bạn đã thực sự được thực hiện ngay lập tức. Thực tế thì người bán vẫn chưa nhận được tiền của bạn, chỉ có sự đảm bảo rằng họ sẽ nhận được tiền trong một khoảng thời gian hợp lý. Khi tiền đến tài khoản ngân hàng của họ thì ta gọi đây là “finality” – Tính cuối cùng đã đạt được.

Quay trở lại với crypto, finality đề cập đến thời gian cần thiết để một giao dịch đạt được điểm đến dự kiến và được xác nhận trên blockchain. Với sự ra mắt của Simple Nightshade, finality của NEAR có đợt nâng cấp lớn để giải quyết vấn đề mở rộng quy mô cần thiết để áp dụng hàng loạt. Finality của NEAR hiện tại là 1 đến 2 giây – sự khác biệt quan trọng là blockchain hiện có thể thực hiện rất nhiều giao dịch khác trong thời gian đó.

Nếu mạng xảy ra hiện tượng bị tắc nghẽn như Ethereum thì cách tiếp cận sharding của Nightshade sẽ đơn giản là tăng số lượng giao dịch xảy ra trong thời gian 1 đến 2 giây đó, ngăn chúng chuyển sang block tiếp theo, tránh giao dịch bị chậm.

Với điều này, tương lai của DeFi tươi sáng hơn rất nhiều. Các ngân hàng phi tập trung đã mô tả ở trên sẽ phát triển vượt bậc so với hệ thống tài chính truyền thống khi chúng tận dụng khả năng finality của NEAR. Xây dựng ứng dụng trên NEAR chưa bao giờ là một đề xuất giá trị hấp dẫn hơn thế.

Tốc độ giao dịch tăng đáng kể

Cùng với thời gian đóng block và finality nhanh, Simple Nightshade đã chỉ ra con đường cho DeFi và crypto nói chung là hướng tới tốc độ giao dịch thực sự được sánh ngang với tài chính truyền thống. Với sự ra mắt của Phase 0 (Simple Nightshade), thông lượng tối thiểu của NEAR đã tăng lên phạm vi 2500–3000 tps trên giây. So với mức tối đa của mạng lưới về mặt lý thuyết là vô hạn vì TPS tăng lên cùng với finality.

Khi Phase 3 đi vào hoạt động vào Quý 4 năm 2022, tốc độ của TPS sẽ trở nên rõ ràng hơn, vì các shard sẽ có thể nhân lên khi cần thiết dẫn đến việc đạt được khả năng mở rộng thực sự cho số đông. Vậy nên tất cả các dịch vụ của DeFi sẽ được giải quyết gần như tức thời.

Sức mạnh của Chunk Producers

Đến tháng 1 năm 2022, NEAR sẽ ra mắt Giai đoạn 1 của lộ trình với khả năng cho người dùng trở thành chunk producernhà sản xuất chunk. Điều này đề cập đến validator chỉ hoạt động trên các block của một shard chuyên dụng và chỉ yêu cầu phần cứng rẻ tiền để có thể hoạt động.

Ngày nay, phần lớn các mạng lưới mà các sản phẩm và dịch vụ DeFi chạy trên đó được điều khiển bởi người dùng bằng các máy tính chuyên dụng trong các datacenter đắt đỏ.

Việc này xảy ra do không có blockchain nào có kiến trúc như chunk producer trên NEAR. Với sự ra mắt của Phase 1, việc này sẽ bắt đầu được thay đổi, mục đích biến DeFi một ngày nào đó thực sự được điều hành bởi số đông và hoàn toàn phi tập trung. Khi Phase 1 đi vào hoạt động, các nhà sản xuất chunk sẽ có thể xác thực các giao dịch trên shard với phần cứng tối thiểu, như đã được nêu ở trên.

Tác động của các nhà sản xuất chunk lên DeFi rất đơn giản để hiểu nhưng lại có tác động sâu sắc. Bất kỳ dự án DeFi nào xây dựng trên NEAR sẽ có thể tận dụng khả năng này, tạo ra sự thay đổi mô hình về người lãnh đạo hoặc “điều hành” tương lai của chính DeFi. Thay vì hầu hết các quyết định được đưa ra bởi những cá mập có những thiết bị phần cứng hiệu suất cao, chúng sẽ được thực hiện bởi những người dùng crypto với thiết bị trung bình.

Tài chính phi tập trung sẽ đạt được mục tiêu của nó, thực sự trở nên phi tập trung và cho mọi người.

Simple Nightshade và mass adoption

Nếu tất cả những việc này vẫn chưa thuyết phục bạn về lý do tại sao DeFi cần Simple Nightshade, hãy xem xét: nếu không có sharding, DeFi sẽ không bao giờ thực sự là DeFi, không bao giờ là phi tập trung hóa và cho tất cả mọi người. Thay vào đó, nó sẽ hoạt động như một cái bóng về tiềm năng của nó, bị giới hạn bởi cấu trúc của các blockchains mà DeFi nằm trên đó.

Sharding sẽ đưa cả DeFi và tiền điện tử lên tốc độ ngang bằng và vượt qua các mạng thanh toán hàng đầu hiện nay vì mỗi khi mạng lưới gặp phải những tắc nghẽn lớn liên quan đến tốc độ, các shard của mạng lưới có thể được tự động tăng lên.

Hãy tưởng tượng một nhà cung cấp internet có thể tăng tốc độ hoặc băng thông tối đa khi mạng lưới được sử dụng nhiều hơn bình thường. Với Simple Nightshade việc này là không có giới hạn, NEAR sẽ trở thành mạng lưới blockchain linh hoạt, có thể mở rộng vô tận, đây cũng chính là mục tiêu của NEAR. Và đặc biệt là cộng đồng NEAR sẽ có thể làm điều này trong khi vẫn bảo vệ được môi trường qua khả năng trung hòa carbon của mạng lưới.

Lý do tại sao rất đơn giản 

Một blockchain Proof-of-Stake, fully sharding sử dụng ít năng lượng hơn nhiều so với Bitcoin vì các block được xác thực thay(validate) vì khai thác(mint). Nếu bạn chưa biết, mạng Proof-of-Work như Bitcoin càng phát triển, thì mạng này càng khó khai thác, dẫn đến cần nhiều sức mạnh tính toán hơn được đưa vào mạng. Bitcoin càng sử dụng nhiều sức mạnh tính toán, thì lượng khí thải carbon mà nó thải ra càng nhiều và lượng năng lượng cần sử dụng cũng vô cùng lớn.

NEAR cung cấp một hệ thống bền vững hơn thông qua cách tiếp cận độc đáo của mình đối với sharding, lượng validator tối ưu bằng cách sử dụng phần cứng tối thiểu theo thiết kế, đồng thời giữ mức phát thải carbon ở mức thấp. Hơn nữa, bất kỳ lượng khí thải nào mà NEAR tạo ra sẽ tiếp tục được bù đắp thông qua các ứng dụng liên quan đến khí hậu như Open Forest Protocol và các dự án bền vững sáng tạo khác!

The future is NEAR

***Tìm hiểu về Open Forest Protocol: Open Forest Protocol xây dựng giải pháp trung hòa Carbon trên NEAR

***Xem lộ trình phát triển giao thức NEAR Protocol tại đây:  https://airtable.com/shr5C1rS95KoeTt7p

Về NEAR

NEAR là blockchain hiệu suất cao với thiết kế mang đến tốc độ siêu nhanh, cực kỳ an toàn và có khả năng mở rộng vô hạn. Tầm nhìn của NEAR là tạo ra một mạng lưới hoạt động như con đường cho hàng tỷ người truy cập vào thế hệ internet tiếp theo.

NEAR được xây dựng bởi một đội ngũ kỹ sư và doanh nhân đoạt nhiều giải thưởng lớn với mục tiêu sử dụng đơn giản, toàn diện và thân thiện với môi trường. NEAR được hỗ trợ bởi các VC hàng đầu như A16Z, Pantera Capital, Dragonfly Capital, Coinbase Ventures, Blockchain.com, Baidu Ventures và GFS Venture

Cộng đồng Hệ sinh thái NEAR tại Việt Nam

Tổng kết

*** Trên đây là bản tin mà GFS Blockchain cung cấp hàng ngày nhằm theo dõi từng bước phát triển của hệ sinh thái NEAR cũng như các dapp trên nền tảng NEAR Protocol.

Để cập nhật thêm tất cả các thông tin về thế giới của Hệ sinh thái NEAR. Hãy theo dõi NEAR Universe Series -> Tại đây

Hoặc tham gia vào cộng đồng của GFS Blockchain cùng các thành viên khác thảo luận thêm về NEAR nhé:

0 0 đánh giá
Article Rating