Đầu tháng 11/2022, thị trường DeFi toàn cầu đã chứng kiến một bước đột phá lớn khi các đế chế tài chính truyền thống lớn như J.P. Morgan đã thực hiện giao dịch DeFi đầu tiên của họ trên một blockchain công khai.
J.P. Morgan đã thực hiện thành công giao dịch xuyên biên giới của mình trên nền tảng DeFi dưới sự trợ giúp của của Cơ quan tiền tệ của Singapore’s Project Guardian (MAS). Bên cạnh đó, Ngân hàng DBS đã bắt đầu thử nghiệm giao dịch ngoại hối (FX) và một số trái phiếu bằng cách sử dụng Liquidity pool dựa trên nền tảng DeFi một cách hoàn toàn hợp pháp. Các định chế tài chính này cho rằng, DeFi chính là cơ sở cho một thế hệ cơ sở hạ tầng tài chính mới.
J.P. Morgan hiện là ngân hàng lớn nhất Hoa Kỳ với tổng tài sản là 3.689,3 tỷ đô la Mỹ (theo công bố của Forbes 2022).
Trong một diễn biến có liên quan, Ngân hàng Bank for International Settlements (BIS) đã triển khai dự án DeFi mang tên “Dự án Mariana” xoay quanh việc giao dịch trên thị trường ngoại hối dưới dạng CBDC. Dự án này nhận được sự tham gia từ các ngân hàng Trung ương của Pháp, Singapore và Thụy Sĩ. Dự án kì vọng sẽ mang đến các giao thức DeFi của thị trường ngoại hối dưới dạng tự động hóa.
Ngân hàng Singapore DBS sử dụng DeFi để giao dịch Forex và trái phiếu chính phủ dưới dạng Liquidity pool, đây là một bước tiến mới so với phương pháp khớp lệnh đấu giá truyền thống của các thị trường này. Đây là một phần của Dự án Guardian, một nỗ lực hợp tác xuyên ngành do MAS dẫn đầu. Tất cả đều được thực thi trên một blockchain công khai, giao dịch bao gồm mua và bán trái phiếu chính phủ Singapore (dưới dạng token đã mã hoá), đồng tiền Singapore, trái phiếu chính phủ Nhật Bản và đồng yên Nhật.
Các dự án DeFi liên tục phát triển mạnh trong suốt thời gian vừa qua, dữ liệu on-chain cho thấy tổng giá trị của DeFi đã tăng nhanh trong những tuần vừa qua, tăng lên 52 tỷ USD. Dữ liệu từ Cointelegraph Markets Pro và TradingView cho thấy top 100 Token của DeFi theo vốn hóa thị trường đã có một tuần tăng giá với bước tăng trưởng 2 con số.