Trước thực trạng thị trường tiền mã hoá có quá nhiều biến động trong thời gian vừa qua, FDIC ưu tiên đánh giá rủi ro của tiền mã hoá khi người dân và hệ thống ngân hàng đang ngày một quan tâm hơn với các vấn đề liên quan đến thị trường này.
FDIC được biết đến như một công ty của chính phủ Mỹ, công ty này như một cơ quan độc lập để giám sát và bảo chứng lượng tiền ký thác ở các ngân hàng của Mỹ. Trong thời gian qua, các ngân hàng Mỹ liên tục báo cáo các khoản lỗ lên tới 470 tỷ USD (khoản lỗ chưa thực hiện do vẫn chưa tiến hành thanh lý), điều này đã làm cho FDIC phải phản ứng ngay lập tức. FDIC cho rằng các ngân hàng phải thận trọng tham gia vào các hoạt động đầu tư liên quan đến tiền kỹ thuật số và phải thay đổi cơ chế đánh giá rủi ro trong bối cảnh hiện tại.
Khoản lỗ chưa thực hiện được xem như một khoản mục kế toán trên bảng cân đối, các khoản lỗ này chỉ thật sự được ghi nhận nếu chúng được bán ra khi kết thúc thời hạn. Tuy nhiên, đây vẫn là một mối quan tâm lớn trong tình hình bất ổn kinh tế, chính trị, lãi suất tăng và tăng trưởng kinh tế chậm lại. Tổng công ty Bảo hiểm Tiền gửi Liên bang (FDIC) đã quyết định ưu tiên năm chính sách chính trong năm nay, bao gồm đánh giá rủi ro của tài sản kỹ thuật số đối với hệ thống ngân hàng.
FDIC trong thời gian qua cũng đã tăng cường rất nhiều sức ảnh hưởng của mình đến thị trường tài sản kỹ thuật số. FDIC cũng đã ban hành lệnh ngừng và hủy bỏ lệnh đối với các công ty tiền điện tử đưa ra các tuyên bố gây hiểu lầm cho các nhà đầu tư, đồng thời nhắc nhở các ngân hàng được bảo hiểm về những rủi ro có thể phát sinh liên quan đến những thông tin sai lệch đó.