Tất cả chúng ta đang bắt đầu bị lừa bởi tin tức giả mạo do AI tạo ra và điều đó sẽ chỉ trở nên tồi tệ hơn: Blockchain có thể là câu trả lời của chúng ta.
Sẽ sớm thôi, con người sẽ thấy khó khăn để biết chắc chắn đâu là thật và đâu là giả. Chúng ta ngày càng phải tiếp xúc với nhiều nội dung trực tuyến độc hại hơn, đặc biệt là xung quanh các sự kiện quan trọng như bầu cử hoặc thời kỳ bất ổn xã hội.
Mặc dù thông tin sai lệch về chính trị hoàn toàn không phải là một vấn đề mới, nhưng nó có thể được nhân rộng đáng kể bằng các công cụ trí tuệ nhân tạo (AI) — cũng như được cá nhân hóa đến mức độ mà trước đây chưa từng có thể thực hiện được.
Hãy tưởng tượng trên không gian mạng không chỉ các video giả mạo về các chính trị gia thực sự đang phát biểu, mà cả các video giả mạo về các chính trị gia đang phun ra những câu trích dẫn giả mạo nhắm vào niềm tin của một bộ phận khán giả cụ thể hoặc thậm chí là quan điểm cá nhân của một người.
Điều này đã có thể thực hiện được với các Large Language Models (LLM) mạnh mẽ như ChatGPT và Bard và nó có thể vượt khỏi tầm kiểm soát sớm hơn chúng ta nghĩ.
Các mô hình ngôn ngữ lớn (LLM) có thể nhanh chóng đạt được tầm ảnh hưởng lớn vì chúng dựa trên ngôn ngữ, cũng như bộ phận lớn xã hội của chúng ta – từ phương tiện truyền thông và giao tiếp, chính trị, luật pháp – khiến việc phát hiện thông tin thật và thông tin được chỉnh sửa trở nên khó khăn hơn.
Trong tương lai rất gần, một trong những tác động tiêu cực lớn nhất của các mô hình AI mạnh mẽ là sự bùng nổ không thể tránh khỏi của nội dung giả tạo và tin tức giả mạo –– và cách tốt nhất để quản lý điều này là với các blockchain.
Bằng cách giới thiệu các hệ thống “ký và theo dõi” (sign-and-trace) dựa trên blockchain để xác thực nội dung cho các phương tiện truyền thông quan trọng, chúng ta có thể truy xuất nguồn và xác thực các câu chuyện tin tức có thật một cách đáng tin cậy khi chúng được xuất bản, và mọi người đều có thể biết các nguồn uy tín có thể được theo dõi trực tuyến.
Blockchain sẽ thay đổi AI theo một hướng tích cực
Thật ra mà nói, Illia là một người lạc quan với sự phát triển của AI từ tận đáy lòng của mình.
Trước khi thành lập NEAR Protocol, anh đã dành một thập kỷ làm nhà nghiên cứu AI chủ yếu tại Google. Illia cũng là đồng tác giả của bài báo AI mang tính bước ngoặt, “Attention is all you need” (Tạm dịch: Sự chú ý là tất cả những gì bạn cần). Bài báo truyền cảm hứng cho transformers , kiến trúc mô hình cung cấp năng lượng cho các LLM trong bản tin ngày hôm nay. Illia nhận thức rõ cả tiềm năng tuyệt vời và những rủi ro mà các LLM ngày nay mang lại cho xã hội.
Illia cũng tin tưởng mạnh mẽ rằng AI và Web3 có thể bổ sung cho nhau và các cộng đồng blockchainvà Web3 là một sự kết hợp tuyệt vời để giải quyết các thách thức hệ thống hiện tại mà các LLM góp phần tiếp tay.
Các giải pháp Web3 mà Illia đang đề xuất sẽ hiệu quả hơn so với quy định của các ông lớn công nghệ truyền thống, những giải pháp của họ vốn không thực tế và cũng không khả thi vào thời điểm này.
Chúng ta có thể giới thiệu tính năng theo dõi nguồn gốc xung quanh một nội dung — một bài báo, một câu trích dẫn hoặc thậm chí là một hình ảnh hoặc video — khi nội dung đó được tạo cũng như mỗi khi người dùng tương tác với nội dung đó: ta lại quay về tính năng đăng nhập và theo dõi.
Các hệ thống xác thực nội dung rất phù hợp để chạy trên các blockchain vì một vài lý do đơn giản: Chúng có thể được liên kết với một danh tính kỹ thuật số một cách không gián đoạn, có một bản ghi bất biến trên chuỗi về mọi hành động hoặc giao dịch không thể thay đổi sau này và chúng có thể được kết nối với một cấu trúc quản trị và bộ quy tắc phải tuân theo để tương tác với hệ thống.
Loại hệ thống sử dụng chữ ký mã hóa để xác minh nội dung như blockchain sẽ giúp dễ dàng theo dõi thông tin đến từ đâu, cũng như ai đang sử dụng thông tin đó và cách họ sử dụng thông tin đó. Sign-and-trace cũng giúp bạn có thể thấy rõ thông tin trực tuyến nào đã bị dán nhãn sai hoặc trích nguồn sai.
Bất cứ khi nào bất kỳ ai tham chiếu đến nội dung trong hệ thống này, nội dung đó sẽ được ghi lại và kiểm tra theo cách chống giả mạo: Điều này tạo ra một bản ghi bất biến về mọi tương tác hiển thị cho mọi người.
Những tương tác này có thể được liên kết với danh tính kỹ thuật số, thứ giúp người dùng có thể tạo dựng uy tín theo thời gian, vì vậy mọi người biết nguồn nào đáng tin cậy và đã được xác minh.
Bởi vì những bản ghi này sẽ là nguồn mở và minh bạch, nên gánh nặng kiểm tra và giám sát nội dung có thể được chia cho các cộng đồng khác nhau với nhiều ý kiến đa dạng hơn. Đưa công việc giám sát và xác thực này vào một thị trường mở — nơi mà các blockchain có lẽ tốt hơn bất kỳ hệ thống nào khác. Cách quản lý này sẽ tăng cường nguồn lực tập thể của chúng ta để giải quyết nhiệm vụ quan trọng và đầy khó khăn này.
Việc chống lại thông tin sai lệch và nội dung giả mạo là một ví dụ rõ ràng về dạng vấn đề mà Web3 có thể giải quyết tốt nhất với những đặc điểm như bản chất mở và trải rộng toàn cầu, minh bạch nhưng có thể kiểm chứng được, và được quản lý chủ động bởi một cộng đồng mà không thiên vị một bên nào.
Quản lý nội dung dựa trên blockchain và hệ thống sign-and-trace cho phương tiện truyền thông là cần thiết: Chúng ta cần thực sự xác thực điều gì là thật trên internet và bảo vệ sự trung thực đó, bởi vì sẽ sớm thôi, mọi thứ sẽ trở thành quá muộn nếu chúng ta hành động ngay bây giờ.
Bài viết dựa trên nội dung từ “Blockchain can save the media” của tác giả Illia Polosukhin, Co-Founder NEAR Protocol.