Bạn đã bao giờ nghe đến thuật ngữ Bitcoin halving chưa? Bitcoin halving là gì và nó có ảnh hưởng gì trong thị trường tiền mã hóa, hãy cùng GFS Blockchain tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

Định nghĩa

Cứ sau 4 năm, số lượng Bitcoin (BTC) có thể đào được sẽ giảm đi một nửa, cho đến khi tất cả 21 triệu Bitcoin được khai thác hết (ước tính vào khoảng năm 2140). Cơ chế halving (giảm một nửa) giúp bitcoin trở thành một nguồn tài nguyên khan hiếm, có khả năng chống lạm phát.

Mặc dù Bitcoin là tiền mã hóa, nhưng nguồn cung nó không phải là vô tận. Sự khan hiếm có thể được xem là cốt lõi của giá trị của Bitcoin. Có 2 yếu tố mang đến sự khan hiếm của Bitcoin. Đầu tiên, tổng cung chỉ có 21 triệu Bitcoin. Thứ hai, lượng Bitcoin mới được thêm vào mạng lưới sẽ giảm một nửa sau mỗi bốn năm. Khái niệm thứ hai này được gọi là halving.

Vào đầu năm 2020, cứ 10 phút sẽ có 12,5 BTC mới được thêm vào mạng lưới thông qua “khai thác” ảo. Vào tháng 5, số lượng đó đã giảm một nửa, còn 6,25 BTC. Vào năm 2024, nó sẽ giảm xuống còn khoảng 3.125 BTC có thể đào được mỗi 10 phút. Và quá trình này sẽ tiếp tục cho đến khi tất cả 21 triệu đồng tiền đã được khai thác hết (ước tính vào khoảng năm 2140).

Bitcoin Halving - Nguồn: Coindesk
Bitcoin Halving – Nguồn: Coindesk

Tại sao Bitcoin halving lại quan trọng?

Bằng cách phát hành ít Bitcoin hơn theo thời gian, việc giảm một nửa số lượng BTC mỗi 4 năm khiến giá trị của Bitcoin có khả năng sẽ tăng lên (giả sử nhu cầu không giảm). Điều này hoàn toàn trái ngược với các loại tiền tệ fiat, thường giảm giá trị theo thời gian do lạm phát. Giống như 1.000 VNĐ vào thời điểm 20 năm trước có thể mua được một bữa ăn sáng nhưng 1.000 VNĐ thời điểm hiện tại hầu như không mua được gì. Trong khi 10.000 BTC vào 10 năm trước có thể đổi được 2 chiếc bánh pizza thì bây giờ 10.000 BTC là cả một gia tài. Việc halving là một trong những cách giúp

Bitcoin duy trì sự khan hiếm và sự khan hiếm là một trong những lý do khiến Bitcoin được hàng triệu người săn đón.

Bitcoin halving hoạt động như thế nào?

Bitcoin thường được so sánh với vàng, bởi vì tương tự như kim loại quý, Bitcoin là một tài sản quý hiếm, có khả năng chống lại lạm phát. Nhưng không giống như vàng, Bitcoin là tiền mã hóa (có thể được gửi trên toàn cầu gần như dễ dàng như gửi email). Theo Cơ quan Khảo sát Địa chất Hoa Kỳ, tất cả số vàng từng được khai thác chỉ nằm gọn trong hơn ba bể bơi (cỡ Olympic), nhưng không có cách nào để biết chính xác có bao nhiêu vàng vẫn còn trên Trái đất. Trên thực tế, các mỏ vàng mới được phát hiện hàng năm nên ta không thể xác định nguồn cung một cách chính xác. Mặt khác, Bitcoin là hữu hạn và nguồn cung cũng được biết trước: chỉ có 21 triệu BTC và tính đến cuối năm 2020, chỉ còn chưa đến 2,5 triệu BTC có thể khai thác.

Bitcoin được “đào” bằng phương thức điện tử bởi một mạng lưới máy tính toàn cầu cạnh tranh để xác minh các giao dịch bitcoin.

Người khai thác được thưởng bằng Bitcoin. Vào đầu năm 2020, cứ 10 phút lại có 12,5 BTC mới được đưa ra. Vào tháng 5, phần thưởng đã giảm một nửa, giảm xuống còn 6,25 BTC mới sau mỗi 10 phút.

Bitcoin Halving
Bitcoin halving – nguồn Coinmetrics

Khoảng bốn năm một lần, phần thưởng khai thác bitcoin, còn được gọi là “phần thưởng khối” sẽ tiếp tục giảm một nửa. Điều này sẽ tiếp diễn cho đến khi tất cả 21 triệu bitcoin được khai thác vào khoảng năm 2140. (Tại thời điểm này, thu nhập của thợ đào bitcoin đến hoàn toàn từ phí giao dịch trên mạng, thay vì kiếm trực tiếp số Bitcoin mới được đào).

Lời kết

Chu kỳ thị trường tiền mã hóa thường là 4 năm theo thời gian Bitcoin halving. Vậy Bitcoin halving có liên quan gì đến sóng của thị trường tiền mã hóa không? Giá BTC chỉ liên quan đến vấn đề khan hiếm hay còn nguyên nhân nào khác? Giá BTC có phản ánh đúng giá trị nội tại của nó? Mọi người cùng để lại ý kiến ở bình luận hoặc trao đổi thêm tại kênh telegram của GFS Blockchain nhé!

Hãy đón đọc bài viết mới tiếp theo cho “Newbie” tại chuyên mục Dành Cho Người Mới của GFS Blockchain. Và đừng quên tham gia vào nhóm cộng đồng của GFS để thảo luận với các thành viên khác nhé:

0 0 đánh giá
Article Rating