Dường như Bitcoin đang đóng một vai trò ngày một lớn hơn trong hệ thống tài chính toàn cầu. Trong 50 năm qua, khái niệm “petro-dolla” đã tồn tại để chứng tỏ vai trò đồng đô la Mỹ trong hoạt động xuất khẩu dầu mỏ (khi Mỹ đưa ra quy định tất cả các nước xuất khẩu dầu mỏ phải dùng đồng đô la Mỹ để thanh toán) thì giờ đây, trong xu thế mới, Nga cũng có thể mở đầu cho một khái niệm mới “petro-Bitcoin”, và khiến đồng tiền này đạt giá trị một triệu đô la.
Đầu tiên, Nga đang đưa ra ý tưởng chấp nhận Bitcoin cho hoạt động xuất khẩu nhiên liệu hóa thạch của mình. Bộ trưởng Năng lượng Nga Pavel Zavalny cho biết các quốc gia “thân thiện”, bao gồm cả Trung Quốc, có thể được phép mua khí đốt và dầu bằng tiền tệ của họ hoặc Bitcoin. Zavalny cho biết:
“Chúng tôi đã đề xuất với Trung Quốc từ lâu để chuyển sang các khu định cư bằng tiền tệ quốc gia đối với đồng rúp và nhân dân tệ”. “Bạn cũng có thể giao dịch Bitcoin.”
On The Run (OTR), một công ty Úc sở hữu hơn 170 trạm dịch vụ xăng dầu kiêm cửa hàng tiện lợi trên toàn nước Úc, cũng sẽ cho phép khách hàng của mình thanh toán xăng bằng Bitcoin. OTR sẽ là nhà bán lẻ lớn nhất ở Úc chấp nhận tiền kỹ thuật số. OTR hợp tác với công ty giao dịch Crypto.com có trụ sở tại Singapore để triển khai các thiết bị đầu cuối xử lý nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các khoản thanh toán này.
Marcus Sotiriou, nhà phân tích tại công ty môi giới tài sản kỹ thuật số GlobalBlock, cho rằng đây có thể là sự khởi đầu cho sự nổi lên của Bitcoin như một “petro-asset/tài sản dầu khí” trung lập. Ông viết trong một ghi chú:
“Điều này làm tăng thêm sức nặng cho ý tưởng Bitcoin trở thành tài sản dầu khí sau khi Putin cho phép các quốc gia ‘thân thiện’ thanh toán dầu bằng Bitcoin”
Trong phần lớn thế kỷ qua, dầu mỏ được giao dịch độc quyền bằng đô la, điều này củng cố vị thế của đồng USD như một loại tiền tệ dự trữ. Đây là lý do tại sao đồng đô la thường được mệnh danh là “petrodolla”. Cơ sở của hệ thống này đã hoạt động trong 50 năm qua. Tuy nhiên, hiện tại Nga và đồng minh của họ là Trung Quốc đã xem xét các lựa chọn thanh toán dầu trung lập thay thế cho đồng đô la. Và người đồng sáng lập BitMEX, Arthur Hayes, tin rằng vàng, hoặc thậm chí là Bitcoin, có thể đáp ứng nhu cầu này.
“Một tài sản dự trữ trung lập mới, mà tôi tin rằng sẽ là vàng, sẽ được sử dụng để tạo thuận lợi cho thương mại toàn cầu về năng lượng và thực phẩm. Từ quan điểm triết học, các ngân hàng trung ương và các quốc gia có chủ quyền đánh giá cao giá trị của vàng, tuy nhiên, cũng đừng phủ nhận Bitcoin… Khi vàng thành công thì Bitcoin cũng vậy”.
Về lâu dài, Hayes kỳ vọng vàng sẽ đạt 10.000 USD. Nếu vàng đạt mốc đó, thì Bitcoin có thể bị đạt ở mức 1 triệu đô la cho mỗi đồng.
Giám đốc điều hành của Blackrock, Larry Fink, cũng nghĩ rằng cuộc chiến sẽ đẩy nhanh việc áp dụng tài sản kỹ thuật số, mặc dù ông không chỉ định bất kỳ loại tiền kỹ thuật số cụ thể nào. Ông nói:
“Chiến tranh sẽ thúc đẩy các quốc gia đánh giá lại sự phụ thuộc vào tiền tệ của họ… Ngay cả trước chiến tranh, một số chính phủ đã tìm cách đóng vai trò tích cực hơn đối với tiền tệ kỹ thuật số và xác định các khuôn khổ pháp lý mà họ vận hành”.
Ngày nay, Bitcoin ngày càng được một số nhà quản lý quỹ nổi tiếng chứng thực là một kho lưu trữ giá trị, và được Nga-nhà xuất khẩu dầu lớn thứ ba thế giới coi như một đồng tiền thanh toán cho khoảng 300 tỷ đô la xuất khẩu năng lượng của mình.
Tuy những dịch chuyển kiến tạo như vậy thường mất nhiều thời gian để phát huy tác dụng và chúng rất khó dự đoán, nhưng thực tế người ta bắt đầu đề cập đến câu chuyện “petro-Bitcoin”. Hiện tại, petro-Bitcoin nghe có vẻ vẫn “xa vời” nhưng nó là một dấu hiệu cho thấy Bitcoin đang trưởng thành như một đơn vị tiền tệ thực sự.