Trung Quốc cấm bitcoin
Tổng hợp các lệnh cấm tiền mã hóa của Trung Quốc trong suốt 12 năm qua

Hôm qua, giá Bitcoin đã giảm 5% sau khi có tin tức Ngân Hàng Nhân Dân Trung Quốc (PBOC) tuyên bố tất cả các giao dịch tiền mã hóa là bất hợp pháp. Tuy nhiên, đây cũng không phải là lần đầu tiên Trung Quốc ra lệnh cấm. Kể từ năm 2009, Trung Quốc và Hồng Kông đã liên tục phản đối hoặc đưa ra các tin tức khiến hầu hết các nhà đầu tư tiền mã hóa phải e ngại dẫn đến biến động thị trường.

Hãy cùng GFS Blockchain điểm lại 12 năm và những lần Trung Quốc ra lệnh cấm tiền mã hóa như thế nào qua bài viết này nhé.

2009: Lần đầu tiên Trung Quốc cấm tiền mã hóa

Các nhà quản lý Trung Quốc chưa bao giờ ủng hộ tiền mã hóa. 2009 là thời kỳ sơ khai của tiền kỹ thuật số, Bộ Văn Hóa và Bộ Thương Mại Trung Quốc lúc này đã cấm sử dụng tiền mã hóa để giao dịch hàng hóa trong thế giới thực. Mặc dù không nhắm mục tiêu cụ thể đến Bitcoin (BTC), động thái này dường như đã đặt tiền lệ cho một thập kỷ về các quy định chống lại tiền mã hóa.

2013: Lệnh cấm đầu tiên dành riêng cho Bitcoin

Vào năm 2013, PBOC đã ngăn cản các tổ chức tài chính Trung Quốc xử lý các giao dịch BTC và gọi tiền mã hóa là một loại tiền không có “ý nghĩa”. Tin tức đã khiến giá BTC giảm xuống dưới 1.000 đô la vào thời điểm đó.

Tuy nhiên giá trị BTC đã tăng lại trong vài tuần sau đó.

2014: Những lời đe dọa giả mạo

Năm 2014 đã cho chúng ta biết rằng các báo cáo giả mạo từ các cơ quan quản lý PBOC đôi khi cũng hiệu quả như báo cáo thật.

Vào tháng 3, một tin tức giả được đăng tải trên trang web Sina Weibo tuyên bố Ngân hàng Trung ương Trung Quốc đã lên kế hoạch ngừng tất cả các giao dịch Bitcoin tại nước này trong vòng một tháng. Tin tức này vẫn không ngăn được giá Bitcoin tiếp tục tăng.

Cùng lúc đó, sàn giao dịch tiền mã hóa FXBTC có trụ sở tại Trung Quốc cho biết họ sẽ đóng cửa vì các cơ quan quản lý đe dọa cấm giao dịch tiền mã hóa. Sự kết hợp của hai tin tức này có thể là nguyên nhân khiến Bitcoin giảm từ 709 đô la xuống mức thấp nhất là 346 đô la.

Tuy nhiên, giá đã phục hồi trong thời gian ngắn và trở lại trên 600 đô la vào cuối tháng 5.

2016: Một sàn giao dịch của Trung Quốc bị hack làm thị trường lao đao

Bitfinex là sàn giao dịch tiền mã hóa có tiếng lúc bây giờ, có trụ sở tại Hồng Kông, là nạn nhân của một trong những vụ hack lớn nhất vào tháng 8 năm 2016. Những kẻ tấn công đã đánh cắp khoảng 119,756 BTC và một số các khoản tiền khác. Vào thời điểm đó, tin tức về vụ hack sàn giao dịch này được cho là đã khiến giá BTC giảm hơn 10% trong hai ngày.

Tuy nhiên, đến tháng 9, giá đã tăng trở lại.

2017: Trung Quốc đã ban hành lệnh cấm đến hai lần trong một tháng

Vào tháng 9, chính phủ Trung Quốc đã chính thức cấm các sàn giao dịch phục vụ người dùng trong nước và PBOC thông báo rằng công dân Trung Quốc sẽ không được phép tham gia các chương trình Initial coin offering (ICO).

Sau đó, BTCC – sàn giao dịch lớn nhất tại Trung Quốc lúc bấy giờ cho biết họ sẽ đóng cửa vì lệnh cấm nghiêm ngặt và phó thống đốc PBOC tuyên bố Bitcoin sẽ biến mất vào một ngày nào đó.

Ngược lại với tin tức không tốt cho thị trường crypto, giá Bitcoin chỉ mất ba tháng để tăng từ 4.000 đô la lên mức giá cao nhất mọi thời đại khi đó là 20.000 đô la.

2018: Khủng hoảng niềm tin chóng vánh vào tiền mã hóa

Tháng 1/2018, các báo cáo đã nói rằng công dân Trung Quốc có thể đã gây ra sự sụp đổ tiền mã hóa một cách nghiêm trọng.

Mặc dù nhiều người cho rằng sự sụt giảm này là do phương tiện truyền thông Trung Quốc, truyền thông tuyên bố rằng quốc gia này đang đàn áp các hoạt động khai thác tiền mã hóa. Vào giữa tháng 2, giá Bitcoin đã giảm hơn 65% xuống còn 6.852 USD.

Tuy nhiên, điều này đã không kéo dài, giá đã trở lại hơn $11,000 vào cuối tháng 2.

2019: FUD liên tục gia tăng

Giá Bitcoin giảm nhẹ vào tháng 4 năm 2019 khi một bản dự thảo từ Ủy Ban Cải Cách và Phát Triển Quốc Gia Trung Quốc tiết lộ rằng cơ quan chính phủ đang xem xét việc cấm khai thác tiền mã hóa ở nước này một lần nữa. PBOC cũng theo động thái này với tuyên bố rằng giao dịch crypto sẽ bị “xử lý ngay lập tức” khi bị phát hiện.

Mặc dù giá nhanh chóng giảm, nhưng cũng đạt được mức cao nhất mọi thời đại không lâu sau đó.

2020: Trung Quốc bị cáo buộc đứng sau ‘cuộc tắm máu tiền mã hóa’

Vào tháng 3/2020, “Cuộc tắm máu tiền mã hóa” đã diễn ra, gần như tất cả các token lớn bản đồ crypto giảm mạnh vào thời gian đầu của đại dịch COVID-19. Phần lớn nguyên nhân được cho là do các thợ đào Trung Quốc thanh lý tài sản của họ.

Tiếp đến là vào tháng 11/2020, chính phủ Hồng Kông công bố kế hoạch cấm giao dịch tiền mã hóa từ nhà đầu tư cá nhân để thực hiện kế hoạch truy quét các hoạt động rửa tiền.

Năm đầu tiên của COVID kết thúc với việc Bitcoin lần đầu tiên vượt mốc 20.000 đô la sau ba năm, đạt mức cao nhất mọi thời đại là hơn 30.000 đô la vào cuối năm 2020.

2021: Một năm biến động với hàng loạt lệnh cấm của Trung Quốc

Vào tháng 5/2021, Hiệp hội Tài Chính Internet Quốc Gia Trung Quốc, Hiệp hội Ngân Hàng Trung Quốc và Hiệp hội Thanh Toán và Bù Trừ Trung Quốc (PCAC) đã cảnh báo không nên đầu tư vào tiền mã hóa vì những rủi ro tiềm ẩn.

Tháng 6, PBOC đã ra lệnh cho các ngân hàng Trung Quốc và các nhà cung cấp dịch vụ thanh toán di động không cung cấp dịch vụ liên quan cho khách hàng tham gia vào các giao dịch tiền mã hóa.

Vào cùng tháng, các cơ quan ban hành lệnh cấm khai thác, dẫn đến một cuộc di cư hàng loạt của các thợ đào trong nước.

Và hôm qua, PBOC một lần nữa tuyên bố rằng tất cả các giao dịch tiền mã hóa ở Trung Quốc là bất hợp pháp.

Tuy nhiên sau nhiều lần đàn áp của Trung Quốc vẫn không thể làm suy yếu được tiền mã hóa

Sau 12 năm, tính cả thông báo hôm qua của PBOC thì hiện tại đã có 11 thông báo trực tiếp từ các cơ quan quản lý Trung Quốc và Hồng Kông về việc thực thi hoặc ám chỉ việc thực thi lệnh cấm đối với tiền mã hóa, sàn giao dịch và hoạt động khai thác. Và có 8 tin tức liên quan đến các sự cố lớn, tin tức giả mạo hoặc đưa tin từ phương tiện truyền thông Trung Quốc gây ra sự sụt giảm của thị trường.

GFS Blockchain gửi đến cộng đồng bài viết tổng hợp này nhằm giúp cho mọi người có một góc nhìn khác, một đánh giá khách quan hơn đối với tin tức liên quan đến Trung Quốc.

0 0 đánh giá
Article Rating