Tổng quan

Giả sử bạn có 1000 USD để cho vay, bạn sẽ kiếm được bao nhiêu khi cho vay trên Aave? 1%? 3%? 5%? Sự thật là bạn không thể nói chắc chắn. Lợi suất (yield) biến động giống như giá token. Nó có xu hướng đi lên trong thị trường giá lên và đi xuống trong thị trường giá xuống, đồng thời còn có những yếu tố vi mô khác gây ra biến động trong các xu hướng thị trường chung đó.

Làm sao để bạn luôn có thể tối đa hóa lợi nhuận của mình? tăng tỷ suất lợi nhuận trong thị trường giá lên và phòng ngừa sự sụt giảm lợi suất trong thị trường giá xuống. Làm sao để bạn có thể kinh doanh tài sản lãi suất sinh lời trong tương lai đó?

Hôm nay mình sẽ giới thiệu tới anh em dự án Pendle, nơi người dùng có thể thực hiện các chiến lược quản lý lợi nhuận khác nhau. Chúng ta cùng tìm hiểu cách Pendle giải quyết vấn đề trên nhé.

Mô hình kinh doanh

Pendle là một giao thức tài chính phi tập trung (DeFi) nhằm mục đích cung cấp cho người dùng một nền tảng đơn giản và trực quan để giao dịch, canh tác lợi nhuận (yield farming) và cung cấp thanh khoản cho các tài sản lợi nhuận được mã hóa (tokenized yield assets). Nói cách khác, nó cho phép người dùng kiếm được lãi suất từ ​​các khoản nắm giữ tiền mã hóa của họ bằng cách tham gia vào canh tác lợi nhuận (yield farming), nơi họ cho vay tài sản của mình cho các pool thanh khoản để đổi lấy phần thưởng. Giao thức này độc đáo ở chỗ nó cho phép người dùng giao dịch và định giá các lợi nhuận được mã hóa (tokenized yield) này, giúp nó dễ tiếp cận và minh bạch hơn đối với thị trường rộng lớn hơn.

Nói dễ hiểu hơn, Pendle là một dự án DeFi với ý tưởng cố định lãi suất sẽ nhận được trong tương lai của một tài sản sinh lời, tài sản này sẽ được token hoá và có thể trao đổi. Dự án thực hiện ý tưởng này bằng cách cho phép người dùng tách tài sản sinh lời thành tài sản gốc và phần lợi tức. 

Pendle có 3 phần chính:

  1. Yield Tokenization (Token hóa lợi nhuận): Đầu tiên, Pendle bọc (wrap) token mang lại lợi nhuận thành SY (standardized yield tokens – token lợi nhuận được tiêu chuẩn hóa), đây là phiên bản được gói của token mang lại lợi nhuận cơ bản tương thích với Pendle AMM (ví dụ: stETH → SY-stETH). SY sau đó được chia thành các thành phần chính và lợi nhuận, lần lượt là PT (principal token – mã thông báo chính) và YT (yield token – mã thông báo lợi nhuận), quá trình này được gọi là token hóa lợi nhuận (yield-tokenization), trong đó lợi nhuận được mã hóa thành một token riêng.
  2. Pendle AMM: Cả PT và YT đều có thể được giao dịch thông qua AMM của Pendle. Sàn AMM này cũng tương tự các sàn AMM khác, người dùng có thể dễ dàng để giao dịch PT và YT. Trong AMM của Pendle không thể thiếu tính năng cung cấp thanh khoản, nó cho phép người dùng kiếm phí bằng cách cung cấp thanh khoản cho các pool khác nhau của nền tảng. Người dùng có thể chọn pool nào sẽ cung cấp thanh khoản dựa trên mức độ chấp nhận rủi ro, mục tiêu đầu tư và điều kiện thị trường của họ. Nền tảng này cũng cung cấp các số liệu rủi ro theo thời gian thực và dữ liệu lịch sử để giúp người dùng đưa ra quyết định sáng suốt về việc nên đầu tư vào pool nào.
  3. vePENDLE: Người dùng staking PENDLE trong nhóm quản trị của nền tảng và bị khóa trong một khoảng thời gian, đồng thời nhận được vePendle – token đại diện cho quyền biểu quyết của họ trong Pendle DAO. Token PENDLE được staking càng lâu thì người dùng càng nhận được nhiều token vePendle, từ đó làm tăng quyền biểu quyết của họ trong DAO. Việc bỏ phiếu cho một Pool cho phép bạn hưởng 80% phí hoán đổi do Pool đó thu thập. APY này được hiển thị trong “Voter APY” trước khi bạn bỏ phiếu. Người nắm giữ vePENDLE cũng nhận được một phần doanh thu giao thức, kiếm được từ phí hoán đổi và phí YT.

Với tư cách là một giao thức phái sinh lợi nhuận (yield derivative), Pendle đang đưa thị trường phái sinh lãi suất TradFi (dung lượng hơn 400 nghìn tỷ USD về giá trị danh nghĩa) vào DeFi, giúp tất cả mọi người đều có thể truy cập được.

Bằng cách tạo thị trường lợi nhuận trong DeFi, Pendle khai thác toàn bộ tiềm năng lợi nhuận, cho phép người dùng thực hiện các chiến lược lợi nhuận nâng cao, như:

  • Lợi nhuận cố định – Fixed yield (ví dụ: kiếm lợi nhuận cố định trên stETH)
  • Lợi suất dài hạn – Long yield (ví dụ: đánh cược vào lợi suất stETH sẽ tăng bằng cách mua thêm lợi suất đó)
  • Kiếm được nhiều lợi nhuận hơn mà không gặp thêm rủi ro (ví dụ: cung cấp tính thanh khoản cho stETH của bạn)

Đội ngũ dự án

Pendle được ra mắt vào tháng 7 năm 2021 bởi một nhóm các nhà phát triển chủ yếu đến từ Việt Nam, những người trước đây đã làm việc trên một số dự án blockchain khác.

  • TN Lee – Co-founder & CEO: Trước đây là founding team member và business lead tại Kyber Network. Đến năm 2019, tham gia công ty crypto mining Rockminer có 5 trại farm. Sau đó đồng sáng lập Dana Labs – một công ty làm về giải pháp bán dẫn FPGA (Field Programmable Gate Array là một loại mạch tích hợp (IC) bán dẫn có thể được lập trình sau khi sản xuất). 
  • Vu Nguyen – Co-founder & CTO: Trước đây là Tech Lead tại Digix DAO – công ty làm về RWA tokenization. 
  • Long Vuong Hoang – Engineering Lead: Có bằng Khoa học máy tính tại Đại học Quốc gia Singapore NUS và làm trợ giảng tại trường. Sau đó anh làm software engineering intern tại Jump Trading. 
  • Ken Chia – Institutional Business Lead: Từng là Asset Planning Specialist trong mảng private banking tại J.P. Morgan. Trước đây ông từng làm COO tại Tokenomy, Tokenomy là một công ty dịch vụ crypto có liên hệ mật thiết với Indodax – sàn giao dịch crypto lâu đời ở Indonesia (từ 2013). 

Advisors 

  • Loi Luu | Co-founder & CEO of Kyber Network 
  • Tiantian Kullander | Co-founder of Amber Group 
  • Soravis Srinawakoon | Co-founder & CEO of Band Protocol 
  • Kevin Tseng | Co-founder & CEO of NAOS Finance 
  • YY Lai | Partner at Signum Capital 

Định hướng phát triển

Ý tưởng về Pendle xuất phát từ kinh nghiệm của họ khi sử dụng các giao thức DeFi khác và nhận thấy thiếu các tùy chọn để giao dịch và định giá tài sản lợi nhuận được mã hóa (tokenized yield assets). Họ đã nhìn thấy cơ hội để tạo ra một nền tảng thân thiện hơn với người dùng, cho phép bất kỳ ai cũng có thể tham gia vào hoạt động canh tác lợi nhuận (yield farming) và cung cấp thanh khoản.

Theo một tweet của đồng sáng lập Vu Nguyen, Pendle dự kiến sẽ ra mắt phiên bản V3 vào năm 2024. Phiên bản này sẽ bao gồm các sản phẩm phái sinh dựa trên lãi suất tài chính truyền thống. 

Đối thủ cạnh tranh

Đối thủ cạnh tranh của Pendle là các dự án Swivel, Siren, Timeless Finance (negative yield – giá token đi ngược với yield). Trong khi Swivel cũng là giao thức cho phép bên cần lãi suất cố định khớp lệnh với bên muốn có lãi suất thả nổi.

Thực trạng của dự án

Pendle đã huy động được tổng cộng hơn 17 triệu USD thông qua nhiều vòng gọi vốn. Trong đó, 11.38 triệu USD từ IDO; 1.6 triệu USD từ Grant của Arbitrum Foundation; 3.7 triệu USD từ các nhà đầu tư như HashKey Capital, CMS Holdings… và một khoản đầu tư không được tiết lộ từ hai ông lớn Binance và The Spartan Group.

Pendle backers
Các nhà đầu tư của Pendle

Tokenomic

Token PENDLE là token tiện ích gốc của giao thức Pendle. Nó phục vụ một số chức năng quan trọng trong hệ sinh thái của nền tảng, bao gồm cung cấp tính thanh khoản, phần thưởng staking và tham gia quản trị. Ngoài ra, PENDLE được sử dụng để thanh toán phí giao dịch trong nền tảng, giúp đảm bảo mạng vẫn an toàn và hiệu quả. PENDLE là mã thông báo ERC-20 có thể được mua, bán và giao dịch trên một số sàn giao dịch phi tập trung phổ biến.

Một trường hợp sử dụng quan trọng khác của PENDLE là tham gia quản trị của nền tảng, bao gồm bỏ phiếu cho các quyết định quan trọng liên quan đến nâng cấp, thay đổi các tham số của giao thức và các vấn đề quan trọng khác.

Pendle token allocation
Tỷ lệ phân bổ token PENDLE

PENDLE là token áp dụng mô hình lạm phát kết hợp. Để khuyến khích tính thanh khoản, một số lượng token cụ thể được phát hành hàng tháng. Lượng phát thải hàng tuần tính đến tháng 10 năm 2022 là 667.705 với mức giảm 1,1% mỗi tuần cho đến tháng 4 năm 2026. Tại thời điểm này, hệ thống kinh tế mã thông báo hiện tại cho phép tỷ lệ lạm phát cuối cùng là 2% mỗi năm để khuyến khích. Khi ngành trưởng thành, quản trị có thể đề xuất những thay đổi dựa trên sự phát triển của các phương pháp hay nhất về hệ sinh thái.

Pendle vesting
Lịch mở khoá token PENDLE

Để tăng cường hơn nữa khả năng quản trị phi tập trung, Pendle cũng đã ra mắt veToken. Người dùng có thể stake $PENDLE để nhận vePENDLE và số tiền nhận được tỷ lệ thuận với số tiền và thời gian staking, với thời gian stake tối đa là 2 năm.

Người dùng nắm giữ vePENDLE có thể bỏ phiếu để quyết định các thông số liên quan đến ưu đãi thanh khoản. Nếu chủ sở hữu vePENDLE cũng đóng vai trò là nhà cung cấp thanh khoản (LP), họ có thể kiếm được lợi nhuận cao hơn. Mã thông báo vePENDLE nắm bắt giá trị của giao thức thông qua hai khía cạnh sau:

  • Giao thức phân bổ 0,1% (tỷ lệ này sẽ dao động theo thời gian) phí giao dịch từ các giao dịch PT và YT trong nhóm thanh khoản AMM cho chủ sở hữu mã thông báo, trong đó 80% dành cho chủ sở hữu vePENDLE và 20% dành cho nhà cung cấp thanh khoản.
  • 3% phí lợi tức YT được phân bổ cho chủ sở hữu vePENDLE.

Cộng đồng

Web: https://pendle.finance/

X (Twitter): https://x.com/pendle_fi

Discord: https://discord.com/invite/EAujvncY2R

Coingecko: https://www.coingecko.com/en/coins/pendle

Kết luận

Cách tiếp cận sáng tạo của Pendle đối với giao dịch tài sản token hoá của yield có khả năng cách mạng hóa không gian DeFi. Pendle đang cung cấp một thị trường cho các yield token mà qua đó người dùng có thể kiếm được lợi suất cố định, lợi suất dài hạn và cung cấp tính thanh khoản cho nhóm Pendle. Chúng ta cùng follow lộ trình tiếp theo của Pendle và mức độ hiệu quả của Pendle nhé. Đừng quên theo dõi thông tin về Pendle tại nhóm GFI Blockchain để cập nhật các thông tin mới nhất.